Một số bất cập trong quá trình thực hiện các quy định pháp

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh sơn la (Trang 67)

Việc thực hiện pháp luật thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2015 - 2020 đã khơng ngùng được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng quản lý thuế, tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tố chức, doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ thuế TNCN, đóng góp tích cực vào tổng thu NSNN hàng năm của tỉnh. Việc triển khai thực hiện thuế TNCN đã góp phần nâng cao trách nhiệm của cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN, đàm bảo công bằng trong xã hội, hạn chế phát sinh tiêu cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được đó, việc thực hiện các quy định pháp luật về thuế TNCN trên địa bàn còn gặp phải một số bất cập nhất định

dẫn đến số thu từ thuế TNCN ở tỉnh Sơn La còn rất thấp cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn so với mặt bằng chung của các địa phương trong cả nước.

77?ứ nhất, về côngtácquản lýđổi tượng nộpthuế và thu nhậpchịuthuế

Đối tượng nộp thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn cịn ở mức trung bình, nhiều nơi rất thấp, nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp lạc hậu, ít có cây cơng nghiệp mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được thành lập nhưng chưa thực sự hoạt động hiệu quả, nhiều doanh nghiệp mới thành lập đã phải đăng ký tạm ngừng hoạt động.

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Sơn La, trong năm 2020, số doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc thành lập mới năm 2020 là 432 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc; số vốn đăng kỷ 3.165,84 tỷ đồng; tăng 92,87% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động cũng có sự gia tăng; trong năm 2020, có 83 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 31,75% so với năm 2019.

Cơ quan thuế địa phương vẫn chưa nắm đầy đủ thông tin về thu nhập của cá nhân, chưa kiểm soát được mọi nguồn thu nhập của từng cá nhân do nguồn hình thành TNCN quá đa dạng và phức tạp. Cơ quan quản lý thuế tỉnh chủ yếu chỉ nắm đầy đủ thơng tin với các đối tượng có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền cơng của các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tố chức kinh tế là doanh nghiệp trả lương cho người lao động. Còn đối với các khoản thu nhập từ các cá nhân hành nghề độc lập, từ việc buôn bán các mặt hàng trên mạng xã hội khơng có hóa đơn, giao dịch cụ thể dẫn đế việc khó kiểm sốt chính xác nguồn thu nhập gây tình trạng bỏ sót đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế. Ví dụ: Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay, có các cá nhân, tố chức kinh doanh hoa phong lan đột biến gen có giá trị lớn nhưng Cục thuế tỉnh Sơn La

và các Chi cục thuê khu vực các huyện thành phô chưa nhận được hô sơ đăng ký, kê khai và nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh hoa phong lan trên. Cơ quan quản lý thuế tỉnh gặp khó khăn trong việc thực hiện kiểm soát và chứng minh nguồn thu nhập từ kinh doanh hoa phong lan đột biến do mỗi loại hoa phong lan đột biến gen khơng có mức giá cụ thể mà chủ yếu dựa trên thỏa

thuận trao đồi giữa người mua và người bán, việc mua bán thường khơng có hóa đơn và trao đổi bằng tiền mặt, các cá nhân khơng có ý thức tự giác trong việc kê khai thu nhập dẫn đến việc thất thu cho ngân sách nhà nước.

Nguyên nhân do công tác quản lý đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế được thực hiện theo cơ chế “người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế” cả với nhúng đối tượng hành nghề tự do. Thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu dần đến việc kiểm tra, xác minh và thẩm tra những kê khai về thu nhập của đối tượng nộp thuế chưa chính xác.

Thứ hai, về cơng tác kê khai, nộp thuế, quyếttốn,hồnthuế thu nhập cá nhân

Việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế được thực hiện theo cơ chế “người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế”. Hiện nay với sự phát triển của mạng xã hội phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động các kênh “Youtube”, “Facebook, đối với cá nhân trong nước nhận tiền trực tiếp từ Google, Facebook ... thì cá nhân có nghĩa vụ tự kê khai thuế [12, Điều 7, Khoản 7]. Tuy nhiên, đối tượng được hưởng thu nhập trên chù yếu là học sinh, sinh viên chưa có hiểu biết về pháp luật thuế TNCN, hoặc chưa nhận thức được loại thu nhập nào phải nộp thuế và nộp thuế bao nhiêu dẫn đến việc không thực hiện kê khai thu nhập với với cơ quan quản lý thuế. Mặc khác, cơ quan quản lý

thuế tại Sơn La trình độ về cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế dẫn đến việc tiến hành rà soát số liệu từ các giao dịch với Google và Facebook đế xác minh nguồn thu nhập đối với các hoạt động trên.

Việc áp dụng các điều kiện giảm trừ gia cảnh, vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Người phụ thuộc là đối tượng được giảm trừ gia cảnh nếu đáp ứng đủ các điều kiện của luật định. Đối với cá nhân là người phụ thuộc chưa được cấp mã số thuế được người nộp thuế kê khai thì cơ quan thuế tự động cấp mã

số thuế cho người phụ thuộc căn cứ trên thông tin của người phụ thuộc trên Tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế [5, Điều 24] và được hưởng giảm trừ gia cảnh theo quy định. Hiện nay việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của người phụ thuộc khơng có mã số thuế gặp khó khăn khi người phụ thuộc không ở cùng địa phương noi cư trú. Ví dụ: trường hợp bà N.K.H

(là người già, khơng có thu nhập ổn định, chưa có mã số thuế) có một người con đang sinh sống tại tỉnh Sơn La, một người con đang sinh sống tại tỉnh Hịa Bình. Hai người đều cùng kê khai bà N.K.H là người phụ thuộc và chính quyền hai địa phương xác nhận dẫn đến tình trạng một người phụ thuộc là đối tượng được giảm trừ gia cảnh của hai người nộp thuế. Việc khó khăn trong xác định mối quan hệ giữa các cá nhân giữa các địa phương dẫn đến tình trạng kê khai thuế, đăng ký người phụ thuộc còn khe hở và khó kiểm sốt chính xác vấn đề giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc gây thất thu thuế TNCN. Ngoài ra việc áp dụng các điều kiện giảm trừ gia cảnh đối với các cá nhân có thu nhập như nhau nhưng khơng tính đến khu vực sinh sống với mức chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày khác nhau, mức chi tiêu ở khu vực thành thị

là lớn hơn rất nhiều so với ở nông thôn và miền núi. Ví dụ: hai cá nhân có thu nhập như nhau, có mức giảm trừ gia cảnh như nhau nhưng một cá nhân sinh sống ờ thành phổ Sơn La (mức chi tiêu bình quân là 6 triệu đồng/ tháng) và một cá nhân sinh sống ở địa bàn huyện sốp Cộp, tình Sơn La (mức chi tiêu bình quân là 2 đến 3 triệu đồng /tháng) không đảm bảo công bàng giữa các đổi tượng nộp thuế dần đến tình trạng các cá nhân tồn tại tư tưởng muốn trốn thuế, khai gian lận thuế.

Việc quyêt toán thuê TNCN thường được cá nhân ủy quyên và thực hiện thông qua tổ chức chi trả. Các cá nhân có từ hai nguồn thu nhập trở lên thường ngại, khơng có ý thức tự giác đi kê khai quyết toán thuế trực tiếp tại cơ quan thuế dẫn đến tình trạng người nộp thuế ủy quyền cho cơ quan chi trả quyết tốn thay khơng đúng quy định của pháp luật, khơng quyết tốn đầy đủ các nguồn thu nhập khác của người nộp thuế, dẫn đến tình trạng thất thu thuế TNCN. Ví dụ: Ơng D.Đ.T bị Cục thuế tỉnh Sơn La ra quyết định truy thu thuế TNCN số tiền 33.046.000 đồng về hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, do ông D.Đ.T có nguồn thu nhập từ tiền lương tại Cơng ty cổ phần sách và thiết bị trường học Sơn La và có nguồn thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản. Tuy nhiên ông D.Đ.T chỉ thực hiện ủy quyền cho cổ phần sách và thiết bị trường học Sơn La kê khai và quyết toán đối với nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công mà không thực hiện kê khai và quyết toán nguồn thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh Sơn La có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường khơng có kế tốn chun trách, một kế tốn phụ trách nhiều cơng ty, doanh nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm, chun mơn nghiệp vụ chưa vừng dẫn đế việc nhầm lẫn trong việc kê khai sai, chậm nộp băn kê khai theo quy định, Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Đ.T bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo do hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế TNCN của

người lao động trong doanh nghiệp 12 ngày theo đúng quy định qua hệ thống khai thuế điện tử do kế tốn của doanh nghiệp khơng chun trách nắm chưa vững các trình tự, thủ tục, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

Nguyên nhân từ những khó khăn vướng mắc trên chủ yếu do công tác quản lý việc kê khai của cơ quan thuế dựa hoàn toàn vào kê khai của các đơn vị chi trả thu nhập gửi lên hay các đối tượng nộp thuế gửi lên. Công việc của cơ quan thuế chỉ đơn giản là việc kiểm tra tính tốn số thuế trong bản khai đã

đúng chưa. Sau đó sẽ tiên hành thu thuê căn cứ vào tờ khai thuê đã được gửi lên. Các bước trong cơng tác quản lý thu thuế có mối quan hệ hồ trợ nhau, do vậy một công đoạn quản lý khơng tốt thì những cơng đoạn sau đó sẽ mất đi ý nghĩa và hiệu quả. Việc quyết toán thuế cho từng đổi tượng nộp thuế chưa được cơ quan thuế thực hiện. Điều này càng làm cho việc quản lý thu thuế bộc lộ nhiều kẽ hở cho các đối tượng tìm cách trốn thuế. Chính sách thuế

TNCN rất nhiều thông tư, nhiều văn bản sửa đồi, bổ sung nên gặp khơng ít khó khăn cho người nộp thuế và cơ quan thuế. Trường họp người dân tộc thiểu số tiếp xúc, làm việc với cơ quan Thuế để giải trình, cung cấp thơng tin tài liệu để giải quyết hồn thuế gặp khó khăn trong ngơn ngữ giao tiếp vì hiện nay Luật quản lý thuế khơng có quy định đối tượng nộp thuế phải có người phiên dịch đi kèm.

Thứba,cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lýviphạm thuế thunhậpcánhân

Công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay đã được quan tâm, tổ chức chặt chẽ, nhưng vẫn cịn một số tồn tại do tình trạng bất họp tác của người nộp thuế, chính sách thuế thường xuyên thay đồi gây khó khãn cho việc thực hiện... dẫn đến chất lượng các cuộc kiểm tra không cao, chưa phát huy được vai trị của cơng tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm thuế TNCN.

Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế nói chung và thanh tra, kiểm tra thuế TNCN định kì (theo kế hoạch hàng năm) đều dựa trên cơ sở thu thập, phân tích thơng tin dữ liệu liên quan đến người nộp thuế để đánh giá mức độ tuân thủ, phân loại rủi ro và lập danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế. Thông tin dữ liệu liên quan đến người nộp thuế chủ yếu dựa trên cơ chế “tự khai, tự nộp”, quản lý kê khai thuế, xác định thơng tin thu nhập cịn gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế và chế tài cụ thể. Việc cá nhân không tự kê khai tài sản, thu nhập nếu cơ quan quản lý thuế khơng chứng minh được thì cũng khơng có cơ sở để yêu cầu đối tượng nộp thuế phải chứng minh nguồn

gốc tài sản do đó dẫn đến cơ sở dữ liệu thông tin không đảm bảo tính đầy đủ, tồn diện, kịp thời để cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế phát hiện đối với các đối tượng cố tình khai man, trốn lậu thuế.

Đối với các trường hợp thanh tra đột xuất quy định tiến hành thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế hoặc giải quyết khiếu nại tố cáo nhưng không quy định mức độ vi phạm và những khiếu nại tố cáo trên đã được xác minh như thế nào thì cơ quan thuế mới tiến hành thanh tra đột xuất dẫn đến khó khăn trong việc ban hành các quyết định thanh tra do khối lượng công việc cần giải quyết nhiều, lực lượng thanh tra, kiểm tra cịn hạn chế.

Các tổ chức, doanh nghiệp khơng hợp tác với cơ quan quản lý thuế khi thanh tra, kiểm tra thuế phát hiện ra vi phạm. Ví dụ: Các doanh nghiệp hợp thức hóa hồ sơ về nhân cơng, bảng lương, kê khai khống chi phí tiền lương nhằm giảm thuế TNDN phải nộp. Xin, mượn chứng minh thư phô tô để đăng ký cấp MST cho cá nhân không phải là lao động cúa doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp giao khốn nhân cơng cho các đội thi cơng, sau khi xong cơng trình quyết tốn hồn thành đi vào sử dụng thì tiếp tục nhận khốn cơng trình khác của doanh nghiệp khác. Bộ phận kế toán của 2 đơn vị sau khi lấy thông tin mã số thuế, chứng minh thư của người lao động và cùng quyết toán thuế TNCN cho người lao động dẫn đến khi tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT thì các khoản tiền lương, tiền nhân công doanh nghiệp chi trả và quyết toán về chứng từ, hồ sơ đều đảm bảo đúng quy định: Có hợp đồng

lao động, có chứng thư photo của người lao động và bản cam kết của người lao động chưa đến mức phải chịu thuế TNCN để tổ chức trả thu nhập (doanh nghiệp) làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Khoản tiền lương, tiền nhân công chi trả này đơn vị hạch tốn vào giá vốn các cơng trình hoặc chi phí quản lý để trừ trước khi xác định thu nhập chịu thuế để quyết toán thuế TNDN nhằm làm giảm số tiền thuế TNDN phải nộp.

Nguyên nhân do nguôn nhân lực thanh tra, kiêm tra của cơ quan quản lý thuế cịn thiếu, chưa tương xứng với tính phức tạp của thuế TNCN, số

lượng người nộp thuế lớn, nguồn thu nhập đa dạng, phức tạp, hành vi trốn thuế của các đối tượng ngày càng tinh vi... nên việc tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra về thuế TNCN chưa được thực hiện đầy dữ, thường xuyên khó phát hiện ra các hành vi vi phạm của đối tượng nộp thuế.

Thứ tư, công tác tuyên truyền pháp luật thuế thu nhập cá nhân

Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện địa lý phức tạp, có sự phân hóa rõ ràng giữa trình độ văn hóa, điều kiện kinh tế. Hiện nay, Cơ quan quản lý thuế Sơn La việc triến khai hệ thống các văn bản liên quan đến thuế TNCN mới chỉ tập trung ở các khu vực có điều kiện kinh tế phát triển trên địa bàn tỉnh • •và các đối tượng •có trình độ • •văn hóa cao. Việc thực hiện • •điện tữ hóa việc khai thuế, nộp thuế trên địa bàn không khả thi đối với các khu vực điều kiện kinh tế cịn khó khăn. Cơng tác tun truyền chù yếu chỉ dựa trên các hình thức cơ bản như băng rôn, khẩu hiệu, báo đài ... nên không thể triển khai hết nội dung các quy định cùa pháp luật. Việc yêu cầu cá nhân thực hiện

tự quyết toán TNCN vào NSNN chỉ thực hiện được đối với một sổ cá nhân cư trú tại trung tâm thành phố, thị trấn có phát sinh thu nhập từ 2 nguồn chi trả và được đơn vị chi trà thu nhập là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vốn nhà nước (các ngân hàng, viễn thơng, viettel, điện lực...). Đối với cá nhân có hộ khẩu thường trú ở các xã vùng khó khăn thì không thể thực hiện do: thiếu thông tin cá nhân (sđt, địa chỉ email, ...), cơ sở hạ tầng nơi cư trú còn thấp

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh sơn la (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)