1.3. Hiện trạng quản lý rác thải nguy hại tại Việt Nam và kinh nghiệm
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý rác thải nguy hại của một số quốc gia trên thế giới
* Tại HàLan
Việc xử lý rác thải được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và người dân quan tâm với những hành động thiết thực. Rác thải nguy hại được xử lý bằng nhiều cách thức khác nhau; trong đó phần lớn được thiêu hủy, một phần được tái chế. Hàng năm, Hà Lan có tới hơn 20 triệu tấn rác thải, chiếm 60% trong số này được đồ ở các bãi chứa, phần còn lại được đưa vào các lò thiêu hủy hoặc tái chế. Đe BVMT, Chính phủ Hà Lan đề ra mục tiêu giảm khối lượng rác thải hàng năm nhằm tiết kiệm chi phí xử lý. Ngồi ra, Hà Lan cịn thực hiện việc đưa chương trình giáo dục về mơi trường vào giảng dạy trong trường học, trong các xí nghiệp cơng nghiệp và tuyên truyền, giáo dục những người nội trợ sự cần thiết phải đảm bảo môi trường sống trong sạch. Nhờ vậy, người dân có những hành động đúng đối với các loại rác thải như rác thải được phân loại, thu gom ngay từ nguồn phát thải; nhất là đối với rác thải nguy hại. Việc thiêu hủy rác thải nguy hại được tiến hành ở những lò đốt hiện đại với kỹ thuật mới nhất, hoặc việc tổ chức sản xuất được ứng dụng nhừng quy trình đặc biệt nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu mới, thuận lợi cho công việc tái chế sau này.
* Tại Pháp
Văn bản đầu tiên quy định về những cơ sở sản xuất bị đưa vào danh sách xếp hạng gây ô nhiễm mơi trường là một sắc lệnh do Hồng đế Napoleon ký năm 1810 và từ năm 1917 trở đi, văn bản này liên tục được sửa đổi, bổ sung. Chính sách của Pháp trong quản lý rác thải được cụ thể hóa bằng đạo Luật về rác thải rắn được thông qua vào năm 1975, đánh dấu việc thiết lập một quá trình quản lý hiện đại về xử lý rác thải. Đạo Luật này đưa ra những công cụ và cơ chế quản lý những loại hình rác thải đặc biệt (hay còn gọi là rác thải nguy hại). Ngày 02/02/1995, Bộ luật
vê tăng cường BVMT được ban hành bô sưng quy định vê mức thu phụ phí đơi với việc xử lý rác thải nguy hại, tương đương 40F (frăng Pháp)/tấn rác thải tại các cơ sở xử lý và tăng gấp đôi nếu tấn rác thải đó được tập kết trong một bãi thải đặc biệt. Phụ phí này do Cục Mơi trường và Quản lý năng lượng tiến hành thu và trong vài năm tới mức phụ phí này sẽ tăng gấp đơi. Năm 1998, phụ phí trên đã mang lại 10 triệu írăng Pháp được sử dụng cho việc phục hồi và xử lý những địa điềm ô nhiễm đã bị bỏ hoang.
* TạiĐức
Đức đưa ra các biện pháp, chiến lược đề quản rác thải nguy hại như: Ngăn ngừa ngay từ nguồn thải, giảm thiểu số lượng rác thải nguy hại, xử lý và tái sử dụng v.v. Trong vòng 20 năm trở lại đây, nước Đức ban hành nhiều đạo luật về quản lý rác thải. Ước tính có khoảng 2.000 điều luật, quyết định, quy định về hành chính... với nội dung phân loại các chất độc hại trong rác thải khí, long, rắn...; về thu thập, vận chuyển, xác định biện pháp xử lý rác thải. Việc sửa đổi hệ thống pháp luật với việc bổ sung các quy định xử phạt rất nghiêm khắc các trường hợp làm phát sinh rác thải nguy hại chưa xử lý hoặc có nồng độ độc hại vượt quá giới hạn cho phép. Việc xử phạt trong các trường hợp này có thề áp dụng biện pháp phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động của nhà máy, xí nghiệp hay cơ sở sản xuất vi phạm, bồi thường thiệt hại gây ra hoặc bị truy tố trước pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật của Đức khuyến khích việc đồi mới cơng nghệ và thiết bị lạc hậu (bằng cách thay thể từng phần hoặc tồn bộ) bằng cơng nghệ hiện đại hoặc ít gây ra rác thải nguy hại. Nhà nước giảm thuế hoặc cho vay vốn với lãi suất thấp theo hình thức trả dần nếu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư mua sắm, trang bị công nghệ mới hay thiết bị xử lý rác thải nguy hại v.v.
Kêt luận Chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý rác thải nguy hại và pháp luật quản lý rác thải nguy hại, luận văn rút ra một số kết luận chính sau đây:
1. Rác thải nguy hại là một dạng cụ thể của rác thải được sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất - kinh doanh, thương mại, dịch vụ ... của con người. Sự xuất hiện rác thải nguy hại trong đời sống xã hội mang tính tất yếu khách quan. Rác thải nguy hại có nhiều loại khác nhau, bao gồm: rác thải y tế nguy hại, rác thải công nghiệp nguy hại, rác thải nguy hại trong lĩnh vực nông nghiệp, rác thải nguy hại trong các phịng thí nghiệm, cơ sở hạt nhân ...
Rác thải nguy hại có tác động xấu đến tính mạng, sức khoe cùa con người và gây hại đến với môi trường. Để bảo vệ con người và BVMT trước những tác hại này thì việc quản lý rác thải nguy hại là vấn đề tất yếu. Nó được thực hiện ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam.
2. Luận văn giải mã khái niệm và đặc điềm của quản lý về rác thải nguy hại; phân tích hiện trạng quản lý rác thải nguy hại ở Việt Nam hiện này và quản lý rác thải nguy hại của một số nước như Đức, Pháp, Hà Lan... Những thông tin này được thể hiện tại tiểu mục 1.3.2 nhằm cung cấp cho người đọc một “bức tranh” tổng quát về thực trạng quản lý rác thải nguy hại trên thế giới và Việt Nam hiện nay. Theo đó,
các nước sử dụng nhiều biện pháp quản lý rác thải nguy hại song biện pháp quản lý rác thải nguy hại bằng pháp luật là biện pháp không thể thiếu được.
3. Pháp luật về quản lý rác thải nguy hại bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về quản lý rác thải nguy hại, bao gồm thu gom, phân loại, vận chuyển xử lý bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe của con người cũng như môi trường.
Pháp luật về quản lý rác thải nguy hại có một số đặc điểm chủ yếu như: i) Là lĩnh vực pháp luật tổng hợp gồm quy phạm pháp luật của một số đạo luật có liên quan; ii) Bao gồm các quy định mang tính pháp lý và các quy định mang tính kỹ thuật chuyên ngành; iii) “Nội luật hóa” nội dung các điều ước, công ước quốc tế về
quản lý rác thải nguy hại mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia,
Pháp luật vê quản lý rác thải nguy hại ra đời tạo cơ sở pháp lý đâu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rác thải nguy hại; góp phần nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT và của người dân; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về rác thải nguy hại và góp phần BVMT...
Nội dung pháp luật về quản lý rác thải nguy hại bao gồm các quy định về yêu cầu quản lý rác thải nguy hại, nội dung quản lý rác thải nguy hại; quy định về quyền nghĩa vụ của chủ nguồn thải rác thải nguy hại; quy định về quyền và nghĩa vụ của
cơ quan quản lý nhà nước về rác thải nguy hại; xử lý vi phạm pháp luật về quản lý rác thải nguy hại...
Việc áp dụng pháp luật về quản lý rác thải nguy hại muốn đạt hiệu quả không thế tách dời các điều kiện bảo đảm thực hiện. Các điều này bao gồm điều kiện về chính trị; điều kiện về pháp lý; điều kiện về năng lực phẩm chất, trình độ chun mơn của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT; điều kiện về vốn, cơ sở vật chất v.v...
Chương 2
THỰC TRẠNGPHÁPLUẬT VỀ QUẢNLÝ RÁC THẢINGUY HẠI VÀTHựC TIỄN THIHÀNHTẠITỈNH SƠN LA