2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý rác thải nguy hại
2.1.5. Trách nhiệm của chủ nguồn rác thải nguy hại
Một là, áp dụng các biện pháp nhàm giảm thiểu phát sinh rác thải nguy hại; phịng ngừa, ứng phó sự cố do rác thải nguy hại gây ra; tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng rác thải nguy hại phải đăng ký và quản lý; chịu trách nhiệm đối với rác thải nguy hại cho đến khi được xử lý an toàn, triệt để. Phân cơng ít nhất một cán bộ chuyên trách đảm nhiệm việc phân định, phân loại và quản lý rác thải nguy hại.
Hailà, bố trí khu vực lưu giữ rác thải nguy hại tạm thời đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và bảo quản quy cách theo quy định trong các bao bỉ hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và nhanh chóng đưa đi xử lý. Trong trường hợp khơng có cơng trình BVMT đề tự xử lý, chủ nguồn thải phải ký hợp đồng chuyển giao rác thải nguy hại với các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép quản lý rác thải nguy hại; có địa bàn hoạt động và danh sách rác thải nguy hại được phép quản lý phù hợp (Điều 85 Luật BVMT năm 2020). Trường hợp có mục đích tái sử dụng trực tiếp thì chỉ được ký hợp đồng với các chủ hành nghề quản lý rác thải nguy hại, không được ký với các chủ vận chuyển rác thải nguy hại không được cấp
phép. Trong trường hợp chủ vận chuyên rác thải nguy hại tham gia vận chun khơng có mục đích tái sử dụng trực tiếp, hợp đồng phải ký giữa ba bên, bao gồm: Chủ nguồn thải rác thải nguy hại, chủ vận chuyển rác thải nguy hại và chủ hành nghề quản lý rác thải nguy hại.
Ba là, việc vận chuyển rác thải nguy hại phải bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định. Chi những tố chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển rác thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển. Phương tiện vận chuyển rác thải nguy hại phải có thiết bị phịng, chống rò rỉ, rơi vài, sự cố do rác thải nguy hại gây ra. Tồ chức, cá nhân vận chuyển rác thải nguy hại phải chịu trách nhiệm về tình trạng rị rỉ, rơi vãi xảy ra sự cố mơi trường trong quá trinh vận chuyển, xếp dỡ.
(Điều 83 Luật BVMT năm 2020).
Bốn là, thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng chứng từ rác thải nguy hại mỗi lần chuyển giao rác thải nguy hại theo quy định. Phải thống nhất với các tổ chức, cá nhân có liên quan để khai đầy đủ vào chứng từ rác thải nguy hại theo đúng nội dung hợp đồng chuyến giao rác thải nguy hại và các quy định trong Giấy phép quản lý rác thải nguy hại của tồ chức, cá nhân tiếp nhận rác thải nguy hại; theo dõi, giám sát việc chuyển giao, xử lý rác thải nguy hại theo hợp đồng, chứng từ rác thải nguy hại; lập số giao nhận rác thải nguy hại để theo dõi, trường hợp cần thiết, cử cán bộ trực tiếp tham gia giám sát quá trình vận chuyền, xử lý rác thải nguy hại đó.
Năm là, việc xử lý rác thải nguy hại phải tiến hành bằng phương pháp, cơng nghệ, thiết bị phù họp với đặc tính hóa học, lý học và sinh học của từng loại rác thải nguy hại để đảm bảo đạt tiêu chuấn mơi trường. Trường họp trong nước khơng có cơng nghệ, thiết bị xử lý thi phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT cho đến khi rác thải được xử lý. Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý rác thải nguy hại. Tố chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý rác thải nguy hại phải lập báo cáo ĐTM và thực hiện yêu cầu về BVMT. Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý rác thải nguy hại giữa chú có
hoạt động làm phát sinh rác thải và bên tiêp nhận trách nhiệm xử lý rác thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh. Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý rác thải nguy hại phải ghi rồ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chơn lấp rác thải cịn lại sau xử lý (Điều 85 Luật BVMT năm 2020). Khi có nhu cầu xuất khẩu rác thải nguy hại để xử lý ở nước ngồi, ngồi các quy định có liên quan của nước sở tại, chủ nguồn thải cịn có trách nhiệm tuân thủ Công ước Basel mà các nước đã tham gia ký kết.
Việc thải bỏ, chôn lấp rác thải nguy hại còn lại sau khi xử lý phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về BVMT. Khu chôn lấp rác thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu: Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chơn lấp rác thải nguy hại. Có khoảng cách an tồn về mơi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt. Có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo. Có kế hoạch và trang bị phịng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh mơi trường, tránh phát tán khí độc ra mơi trường xung quanh (Điều 84 Luật BVMT năm 2020).
Sáulà, lập báo cáo quản lý rác thải nguy hại theo mẫu quy định 06 tháng một lần hoặc các báo cáo đột xuất khi cơ quan quản lý yêu cầu, lưu trữ các liên Chứng từ rác thải nguy hại đà sử dụng, các hồ sơ, tài liệu liên quan trong thời hạn nhất định để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu. Khi chấm dứt hoạt động phải thông báo bằng văn bản và nộp lại sổ đăng ký chủ nguồn thải rác thải nguy hại cho cơ quan quản lý chủ nguồn thải.
Có thể thấy, hệ thống pháp luật quy định đối với chủ nguồn thải ngày càng có sự chặt chẽ hơn so với các văn bản quy phạm trước đây, đặc biệt trong công tác phân loại, bảo quản, thực hiện chứng từ liên quan. Ngoài ra, pháp luật quy định việc tuân thủ theo Công ước Basel đối với trường hợp xuất khẩu rác thải nguy hại ra nước ngoài. Những quy định này không những tạo điều kiện tãng cường cơng tác quản lý rác thải nguy hại mà cịn góp phần giúp các doanh nghiệp tạo được uy tín, đạt tiêu chuẩn BVMT đối với sản phẩm, thương hiệu của minh.
2.1,6. Trách nhiệm của CO' quan nhà nướccó thâm quyên quản lýrác thải
nguy hại
Thứnhất, trách nhiệm củaBộ TN&MT
Quy định danh mục chất thải (rác thải) nguy hại và cấp phép xử lý chất thải (rác thải) nguy hại; quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép xử lý chất thải (rác thải) nguy hại và trình tự, thủ tục cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý chất thải (rác thải) nguy hại.
Theo Điều 21 Quy chế quản lý chất thải nguy hại, Bộ TN&MT thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chất thải (rác thải) nguy hại trong phạm vi toàn quốc; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các hoạt động quản lý chất thải (rác thải) nguy hại. Ban hành các chỉ tiêu môi trường cho việc lựa chọn bãi chôn lấp chất thải (rác thải) nguy hại; các chỉ tiêu kỹ thuật cho việc thiết kế, xây dựng và vận hành các khu lưu giữ, các bãi chôn lấp chất thải (rác thải) nguy hại bảo đảm vệ sinh môi trường; lựa chọn và tư vấn các công nghệ xử lý rác thải nguy hại; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành mức thu phí, lệ phí quản lý chất thải (rác thải) nguy hại. Hướng
dẫn nội dung và thẩm định các báo cáo ĐTM của cơ sở thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp chất thải (rác thải) nguy hại.
Thứ hai, trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ TN&MT
Theo Luật BVMT năm 2020 Bộ trưởng Bộ TN&MT thống nhất quản lý nhà nước về chất thải (rác thải) nguy hại trên phạm vi toàn quốc và ban hành quy định về tổ chức quản lý, kiểm tra điều kiện, hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các chủ xử lý chất thải (rác thải) nguy hại; tố chức xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về rác thải nguy hại; tổ chức, hướng dẫn việc triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ chất thải (rác thải) nguy hại và báo cáo quản lý chất thải (rác thải) nguy hại trực tuyến; tổ chức việc tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong quá trình cấp giấy phép xử lý chất thải (rác thải) nguy hại; tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý chất thải (rác thải) nguy hại phục vụ công tác lập và triển khai quy hoạch BVMT theo quy định.
Thứ ha, trảcìỉ nhiệm của SởTN&MT
Sở TN&MT các địa phương quản lý hoạt động và các hồ sơ, báo cáo, họp đồng, chứng từ của các chủ nguồn thải chất thải (rác thải) nguy hại trong phạm vi địa phương mình (kể cả chủ nguồn thải được miễn thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải (rác thải) nguy hại); cập nhật cơ sở dữ liệu về chất thải (rác thải) nguy hại và triển khai đăng kỷ chủ nguồn thải, kê khai chứng từ chất thải (rác thải) nguy hại, báo cáo quản lý chất thải (rác thải) nguy hại trực tuyến tại địa phương; tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình đăng ký chủ nguồn thải chất thải (rác thải) nguy hại; báo cáo ƯBND cấp tỉnh và Bộ TN&MT về tình hình quản lý chất thải (rác thải) nguy hại, việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải (rác thải) nguy hại. Thời hạn của báo cáo thực hiện trước ngày 31/03 của năm tiếp theo.
Theo Điều 27 Quy chế quản lý chất thải nguy hại, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Chỉ đạo Sở Xây dựng lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp rác thải họp vệ sinh thuộc địa bàn quản lý của địa phương. Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải lập kế hoạch khả thi (phương án tổ chức, phương tiện, thiết bị, công nghệ, vốn...) và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch quản lý chất thải (rác thải), bao gồm thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử
lý và tiêu hủy chất thải (rác thải) nguy hại tại địa phương. Chỉ đạo Sở TN&MT hướng dẫn nội dung, yêu cầu xây dựng báo cáo ĐTM cho các chù cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu hủy, các bãi chôn lấp chất thải (rác thải) nguy hại đề trình cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường có thẩm quyền phê duyệt.
2.1.7.Xử lỷ vi phạm phápluật quản lý rác thảinguy hại
Theo quy định của pháp luật về BVMT, hành vi vi phạm về quản lý chất thải (rác thải) nguy hại bị xử lý bằng một trong các trách nhiệm pháp lý dưới đây.
Thứ nhất, trách nhiệm hành chỉnh
Trách nhiệm hành chính áp dụng đối với tồ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong thu gom, phân loại, vận chuyển, xừ lý chất thải (rác thải) nguy hại những chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc áp dụng trách nhiệm hành chính đối với hành vi vi phạm về quản lý
chât thải (rác thải) nguy hại do cơ quan nhà nước có thâm quyên trong quản lý nhà nước về BVMT thực hiện với các hình thức xử lý sau:
Mộtlà, hình thức xử phạt chính, bao gồm: Cảnh cáo và phạt tiền;
Hai là, hình thức xử phạt bổ sung áp dụng đối với hành vi vi phạm về quản lý chất thải (rác thải) nguy hại mà pháp luật quy định được áp dụng hình phạt bố sung. Hình phạt bồ sung gồm tịch thu phương tiện, số tiền do vi phạm hành chính về quản lý chất thải (rác thải) nguy hại mà có; tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở vi phạm; tước giấy phép về vận chuyển, xử lý chất thải (rác thải) nguy hại ...
Ba là, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm về quản lý chất thải (rác thải) nguy hại gây ra...
Bốn là, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý chất thải (rác thải) nguy hại là 02 năm kế từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm v.v...
Thứ hai,trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với một tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về quản lý chất thải (rác thải) nguy hại với tính chất, mức độ, thiệt hại nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng đối với tố chức, cá nhân có hành vi vi phạm bị xừ lý bằng biện pháp hành chính những vẫn tiếp tục tái phạm.
Tồ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về quản lý chất thải (rác thải) nguy hại bị truy cứu theo quy định tại Chương XĨX. Các tội phạm về môi trường (từ Điều 235 - Điều 246) Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017) (sau đây gọi là BLHS năm 2015). Theo Điều 236 về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại của BLHS năm 2015 được quy định như sau:
1. Người nào có thẩm quyền mà cho phép chôn, lấp, đố, thải trái quy định của pháp luật chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ơ nhiềm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilơgam đến dưới 5.000 kilơgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ mơi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an tồn bức xạ -
phân nhóm và phân loại ngn phóng xạ vượt quy chuân cho phép, thỉ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thi bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước
Stockholm về các chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 5.000 kilơgam đến dưới 10.000 kilơgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ mơi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bỉnh theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an tồn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép; b) Có tổ chức; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc trường hợp chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân hủy 10.000 kilơgam trở lên; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ mơi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; 4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ ba, trách nhiệm kỷ luật
Trách nhiệm kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT có hành vi vi phạm về quản lý chất thải (rác thải) nguy hại chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản
lý, sử dụng cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm ra quyết định xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, trước khi thi hành kỷ luật thì thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán
bộ, cơng chức có hành vi vi phạm thành lập hội đông kỷ luật. Hội đơng kỷ luật có chức năng tư vấn cho thủ trưởng trực tiếp quản lỷ, sử dụng cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm về biện pháp xử lý kỷ luật.
Trường hợp thủ trưởng đơn vị quản lý nhà nước về BVMT có hành vi vi phạm về quản lý chất thải (rác thải) nguy hại thì thủ trưởng cấp trên trực tiếp ra