Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý rác thải nguy hại tại tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý rác thải nguy hại trên địa bàn tỉnh sơn la theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48)

2.2.1.Tìnhhình phát sinhrác thảitạitỉnh Sơn La

Trong những năm trở lại đây, hoạt động sơ chế, chế biến cà phê tập trung phát triển mạnh trên địa bàn các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La. Đây là những khu vực đầu nguồn cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Sơn La (suối Nậm La, hang Thắm Tất Tịng). Trên tồn địa bàn hiện tại có 04 cơ sở chế biến cà phê hoạt động với quy mô công suất lớn đã được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo ĐTM gồm: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Quế (Xưởng Chế biến cà phê Cát Quế), Hợp tác xã Xây dựng và Phát triển nông thôn Mường Chanh (Xưởng Chế biến cà phê Mường Chanh), Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La (Nhà máy Chế biến dầu tinh chế cà phê từ sản phẩm cà phê Sơn La), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu cà phê Minh Tiến (Xưởng Chế biến cà phê bản sẳng, xà Chiềng

Xôm, thành phô Sơn La, tỉnh Sơn La). Ngồi ra, cịn rât nhiêu cơ sở sơ chê, chê biến cà phê nhỏ lẻ đang hoạt động với quy mô từ vài tấn đến vài chục tấn cà phê/ngày. Các cơ sở sơ chế, chế biến cà phê nhỏ lẻ đa số không lập hồ sơ BVMT, khơng có cơng trình xử lý nước thải, chất thải (rác thải) rắn; đặc biệt là chất thải (rác thải) nguy hại nhằm đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà nước thải được xả trực tiếp ra ngoài mơi trường. Trong q trình hoạt động nước thải chế biến cà phê chưa được xử lý xả thải trực tiếp ra môi trường (xả trực tiếp vào đất, hệ thống hang castes ...) đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới nguồn cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Sơn La; đặc biệt trong năm 2017, gây ô nhiễm nguồn nước làm hơn 12.000 hộ dân và nhiều cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn các phường bị mất nước sinh hoạt trong 11 ngày.

Ngoài ra, trên địa bàn một số huyện như Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu... cịn có các hoạt động sơ chế chế biến dong riềng, chủ yếu ở quy mô hộ gia đinh. Các cơ sở này đa số đều khơng có hệ thống xử lý nước thải, nước thải từ quá trình sản xuất được xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước và đất.

Trên địa bàn tỉnh Sơn La, hoạt động chăn nuôi (bao gồm chăn ni lợn, bị...), đặc biệt ở quy mô hộ gia đinh chưa tập trung thành những trang trại lớn. Mặc dù điểm h, Khoản 1, Điều 80, Chương VII Luật Chăn nuôi năm 2019 quy định về việc "không đượcphép chăn nuôi,quyết định vùng nuôichim yến và chính sách hỗ

trợ khi di dờicơ sở chăn nira khỏikhu vực không được phép chăn nuôi” đối với một số khu vực nhưng đến thời điểm hiện tại, tỉnh Sơn La chưa ban hành được Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn ni ra khỏi khu vực khơng được phép chăn ni. Vì vậy, ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động chăn nuôi đang là vấn đề bức xúc hiện nay.

Hiện tỉnh Sơn La đang trong giai đoạn phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, các dự án xây dựng (khu dân cư, khu đô thị, các hộ gia đình) đang triển khai trên phạm vi tồn tỉnh. Q trình xây dựng cũng phát sinh rác thải (bao gồm bụi, rác thải rắn xây dựng, quá trình vận chuyển nguyên vật liệu) gây nguy cơ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của cộng đồng dân cư.

Ngoài ra, rác thải răn sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Son La, về cơ bản tại các khu vực thành phố, thị trấn rác thải rắn được thu gom, xử lý theo quy định. Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ rác thải rắn sinh hoạt được thu gom chỉ đạt khoảng 75%. Tuy nhiên, phương pháp xử lý rác thải tại khu vực nông thôn chủ yếu là đốt, chôn lấp... Một số khu dân cư rác được tập kết tại khu đất trống, cạnh đường... gây mất mĩ quan, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do địa hỉnh phức tạp, dân cư sống khơng tập trung và khó khăn về kinh phí nên chưa đầu tư xây dựng bãi xử lý rác thải tập trung quy mô cụm xã.

Trên địa bàn tỉnh Sơn La có Nhà máy mía đường Sơn La của Cơng ty cổ phần mía đường Sơn La đang hoạt động. Nhà máy mía đường Sơn La được Bộ TN&MT phê duyệt Báo cáo ĐTM Dự án Nâng công suất từ 3.000 lên 10.000 TMN tương đương 45.000 tấn lên 150.000 tấn đường/nãm tại Quyết định số 1879/QĐ- BTNMT ngày 13/6/2018. Đến nay, Công ty chưa được Bộ TN&MT cấp Giấy xác nhận hồn thành các cơng trình biện pháp BVMT của dự án. Trong quá trinh hoạt động, Sở TN&MT thường xuyên nhận được phản ánh của công dân qua đường dây nóng về việc mó nước gốc Sung (tại xóm 2, tiểu khu 5, thị trấn Hát Lót, huyện Mai

Sơn) bị ô nhiễm do nước thải sản xuất của Cơng ty cổ phần mía đường Sơn La gây ra. Sở TN&MT đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh việc gây ô nhiễm môi trường theo phản ánh của công dân. Trên cơ sở kết quả kiềm tra, xác định: Nội dung phản ánh mó nước gốc Sung bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cúa người dân là đúng sự thật; tuy nhiên, chưa có cơ sở để xác định chính xác nguồn thải gây ơ nhiễm mó nước gốc Sung. Căn cứ kết quả kiểm tra công tác BVMT của Nhà máy mía đường Sơn La trong các niên vụ sản xuất 2018-2019, 2019-2020 và nội dung Báo cáo ĐTM “Dự án nâng cơng suất Nhà máy mía đường Sơn La từ 3.000 lên 10.000 TMN, tương đương với 45.000 tấn lên 150.000 tấn đường/nám của Cơng ty Cổ phần mía đường Sơn La” được Bộ TN&MT phê duyệt tại Quyết định số 1879/QĐ-BTNMT ngày 13/6/2018 cho thấy còn một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện và tổ chức kiểm tra giám sát. Đe thực hiện tốt công

tác quản lý nhà nước vê BVMT đôi với Cơng ty Cơ phân mía đường Sơn La, UBND tỉnh Sơn La xây dựng Báo cáo số 422/BC-UBND ngày 14/10/2020 gửi Bộ TN&MT về một số tồn tại, khó khăn vướng mắc trong Báo cáo ĐTM và kết quả kiểm tra thực địa tại Nhà máy mía đường Sơn La. Trong đó, UBND tỉnh đề nghị Bộ TN&MT quan tâm xem xét, sớm có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phúc đáp để UBND tỉnh Sơn La có cơ sở tố chức kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà máy. Ngày 30/12/2020, UBND tỉnh Sơn La tiếp tục đề nghị Bộ TN&MT cho ý kiến hướng dẫn đối với nội dung liên quan đến Nhà máy mía đường Sơn La tại Công văn số 4104/UBND-KT. Tuy nhiên đến nay, Bộ TN&MT vẫn chưa có văn bản phúc đáp để Sở TN&MT có căn cứ triển khai thực hiện.

Tómlại, trên địa bàn tỉnh, rác thải nguy hại cơng nghiệp phát sinh chủ yếu từ các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, doanh nghiệp sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các cơ sở thu mua phế liệu, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng... Theo Luật BVMT năm 2020, rác thải nguy hại là loại rác thải có ít nhất một trong các yếu tố, như: dễ nổ, dễ cháy, ăn mịn, ơxi hóa, gây nhiễm trùng, có độc tính... Trên thực tế, lượng rác thải nguy hại thải ra trong quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ không cao so với tổng lượng rác thải phát sinh. Tuy nhiên, do tính chất nguy hại của chúng nên việc quản lý, kiểm soát cần được quan tâm thực hiện tốt. Trong những năm qua, UBND tỉnh đã tích cực chi đạo các sở, ngành, ƯBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đấy mạnh thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT nói chung và quản lý rác thải nguy hại cơng nghiệp nói riêng... Nhờ vậy, việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và rác thải nguy hại được các doanh nghiệp tiến hành thường xuyên và nghiêm túc. Bình quân mỗi năm, khối lượng rác thải nguy hại phát sinh trong các khu cơng nghiệp ước khoảng hơn 10 nghìn tấn.

Lượng rác thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 50 tấn/ngày đêm, tập trung phần lớn ờ khu, cụm cơng nghiệp. Tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song cơng tác quản lý rác thải nguy hại trên địa bàn tinh vẫn còn một số khó khăn, bất cập. Do thiếu hiểu biết (hoặc cố ý không phân loại), nhiều doanh

nghiệp, cơ sở sản xt khơng phân biệt được chính xác đâu là rác thải thông thường, đâu là rác thải nguy hại. Từ đó dẫn đến tình trạng rác thải nguy hại bị xả ra môi trường gây ô nhiềm môi trường. Điều này được phản ánh khá rõ nét tại bãi chứa rác thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn. Quan sát kỹ có thể dề dàng bắt gặp các loại pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, bao bì thuốc bảo vệ thực vật... vứt lẫn với các loại rác thải sinh hoạt khác. Công tác quản lý, theo dõi, tống hợp số lượng rác thải trên địa bàn cũng cịn gặp nhiều khó khăn... Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý rác thải nguy hại ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp là hết sức cần thiết, nhất là quản lý chặt từ chủ nguồn thải đến người thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý.

2.2.2. Thực tiễn quăn lýnhà nước về bảovệ môitrường và quản lýrácthải

nguy hại tạitỉnh Sơn La

2.2.2.7. Tôchức bộ mảy quản lỷnhà nước và nguồn lực bảo vệ môi trường tạitỉnh Sơn La

Tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn tỉnh Sơn La được thực hiện theo Luật BVMT năm 2020 và Thông tư liên tịch của Bộ TN&MT, Bộ Nội vụ. Tồn ngành TN&MT tỉnh Sơn La có 226 cơng chức quản lý nhà nước về BVMT; trong đó ờ cấp tỉnh 10 người (Sờ TN&MT có 8 người; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh 02 người), cấp huyện 12 người và 204 cơng chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn); cơng chức Địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường cơng chức địa chính (đối với xã).

Nhìn chung, năm 2020, tổ chức bộ máy, số biên chế cán bộ, công chức quản lý nhà nước về BVMT khơng có sự biến động so với các năm trước. Ớ mỗi xã và cấp huyện chỉ bố trí 01 cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ BVMT ở địaA ụ •••••• phương; đa số cán bộ cấp xã không được đào tạo chuyên ngành về môi trường, kiến thức, kinh nghiệm về BVMT còn rất hạn chế dẫn đến công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức. Ớ cấp tỉnh, số lượng cán bộ quản lý nhà nước về BVMT cịn ít, chưa đáp ứng với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong công tác BVMT. Điều này ảnh hường không nhỏ tới chất lượng, khối lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn tỉnh.

2.2.2.2. Thực tiễnquản lỷ rác thải nguyhạicủa cơquan nhànướctại tỉnh

Sơn La

Công tác quản lý rác thải nguy hại trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, y tế, nghiên cứu khoa học được duy trì và tăng cường. Từ năm 2016 đến nay, Sở TN&MT đã cấp 154 sổ đăng ký chủ nguồn thải rác thải nguy hại cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh có phát sinh rác thải nguy hại; việc đăng ký sổ chủ nguồn rác thải nguy hại giúp các cơ quan quản lý về môi trường nắm bắt được thơng tin về doanh nghiệp và quy trình xử lý rác thải nguy hại tại

doanh nghiệp theo quy định. Các cơ sở được cấp sổ đăng ký nguồn thải rác thải nguy hại đã xây dựng khu chứa rác thải nguy hại đảm bảo quy định, hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý rác thải nguy hại. Đến nay, tỷ lệ rác thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt 73%.

Sở Y tế Sơn La đã chủ trì, đầu tư thực hiện nhiều dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và vận hành hệ thống xử lý nước thải cho 03 bệnh viện; đầu tư lắp đặt

Cụm xử lý CTR y tế tập trung theo công nghệ hấp ướt, diệt khuẩn kết hợp nghiền cắt tại 06 bệnh viện. Với mơ hình xử lý theo cụm này, rác thải y tế nguy hại từ các trạm y tế xã cũng được đưa về các bệnh viện để xử lý, đảm bảo u cầu về mơi trường. Với mục đích thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý rác thải rắn y tế, rác thải rắn y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh được thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định bằng các cơng trình xử lý mơi trường tại các cơ sở y tế được đầu tư ở mức tối đa có thể, nâng cao hiệu quả quản lý rác thải rắn y tế nguy hại, cải thiện chất lượng mơi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh, Sở TN&MT tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 101/KH-ƯBND ngày 30/5/2018 về việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Sơn La. Thông qua đó, các cơ sở y tế đã thực hiện thu gom, vận chuyền và xử lý rác thải rắn y tế nguy hại đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Mặt khác, Sở TN&MT triển khai thực hiện nhiệm vụ đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thu gom xử lý rác thải rắn sinh hoạt vùng nông thôn. Kết quả thực

hiện là căn cứ đê Sở TN&MT tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tôt công tác thu gom, xử lý rác thải rắn sinh hoạt vùng nồng thôn. Đối với rác thải (bao gồm nước thải, khí thải, rác thải rắn...) phát sinh từ hoạt động của các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ được chủ cơ sở đầu tư hệ thống xử lý hoặc hợp đồng với các đơn vị có chức năng đế xử lý theo quy định. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn còn một số cơ sở chưa nghiêm túc thực hiện các quy định về BVMT, vẫn cịn có hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường và bị xử phạt vi phạm hành chính như Chi nhánh Công ty cổ phần tinh bột sắn Phù Yên Sơn La (Nhà máy Chế biến tinh bột sắn).

2.2.2.3. Tuyên truyền, phô biến,giáo dục phảp luật nâng cao nhận thức và

xâydựng ý thức bảovệ môi trường trong cộng đồng, ngườidân vàdoanhnghiệp

Trong giai đoạn 2017 - 2020, công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú đem lại hiệu quả thiết thực. Sở TN&MT tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT trên Trang thông tin điện tử, Báo Sơn La, Đài phát thanh truyền hình Sơn La, Báo TN&MT, thơng qua việc hường ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn và các hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT... Từ đó, góp góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của cán bộ, nhân dân đối với công tác quản lý, bảo vệ TN&MT.

Sở đã phát hành 24.800 tờ rơi tuyên truyền đến các huyện và thành phố để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn. Tái xuất bản hơn 1.500 cuốn sổ tay Hướng dẫn thu gom,

Một phần của tài liệu Quản lý rác thải nguy hại trên địa bàn tỉnh sơn la theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48)