2. ỉ.4. ỉ. Thời hạn đại diện
Thời hạn đại diện là khoảng thời gian quan hệ đại diện phát sinh và tồn tại, trong thời hạn này quan hệ đại diện giữa người đại diện và người được đại diện có giá trị pháp lý. Theo khoản 1 Điều 140 BLDS 2015 thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền (ví dụ trong vụ án tranh chấp KDTM Tồng giám đốc công ty A ủy quyền cho Nguyễn Văn B tham gia tố tụng tại TAND c trong thời hạn 1 năm để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng với Ngân hàng D); hoặc xác định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền (ví dụ quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Tam Nông thời hạn là 5 năm, như vậy thời hạn đại diện theo pháp luật của Viện trưởng là 5 năm); hoặc theo điều lệ của pháp nhân (ví dụ điều lệ cơng ty xố số kiến thiết Đồng Tháp quy định Giám đốc là đại diện theo pháp luật thì thời hạn đại diện
theo pháp luật của Giám đốc theo nhiệm kỳ giữ chức Giám đốc) hoặc theo quy định của pháp luật (ví dụ thời hạn đại diện pháp luật của cha mẹ đối với con
chưa thành niên là từ khi sinh ra cho đến khi con đã thành niên).
Khi không xác định được thời hạn đại diện theo những trường hợp trên thì thời hạn đại diện được xác định theo những cơ sở sau: (i) nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được• • • • • • • • • • tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó; (ii) nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
Tác giả nhận thấy, việc xác định thời hạn đại diện như trên vẫn còn vướng mắc, pháp luật chưa quy định về thời điểm bắt đàu tính thời hạn ủy quyền. Trường hợp các bên thỏa thuận thời hạn ủy quyền là từ khi bắt đầu vụ kiện cho đến khi kết thúc vụ kiện, như vậy bắt đầu vụ kiện là khi nào, từ khi nộp đơn, hay Tòa án nhận đơn, hay ngày Tịa án thơng báo thụ lý vụ án. Trường hợp các bên không thỏa thuận thời hạn ủy quyền, thì thời đại diện là 01 năm, bắt đầu từ ngày xác lập ũy quyền, như vậy ngày xác lập ủy quyền là ngày hai bên ký hợp đồng, hay là ngày cơ quan chức năng xác nhận vào hợp đồng ủy quyền đó. Đối với vấn đề này, TAND tối cao cần phải cỏ hướng dần để áp dụng thống nhất.
2.1.4.2. Phạm vi đại diện• • •
Người đại diện thực hiện hành vi nhân danh người được đại diện. Bởi vậy, cần phải có một giới hạn nhất định cho hành vi đó, giới hạn về quyền và nghĩa vụ mà theo đó người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba, đó chính là phạm vi đại diện.
Theo Điều 141 BLDS 2015, người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây: quyết định của cơ quan có thẩm quyền (ví dụ Tịa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện); hoặc Điều lệ pháp nhân (Điều lệ công ty cho phép người đại diện theo pháp luật có thế
tự mình qut định ký họp đơng kinh doanh khơng q 500 triệu); hoặc nội dung ủy quyền (ví dụ đại diện pháp luật công ty A chỉ ủy quyền cho B đại diện tham gia phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp tại TAND huyện C); hoặc quy định khác của pháp luật (ví dụ người đại diện khơng được nhân danh người đại diện thực hiện giao dịch với chính mình). Trường họp khơng xác định cụ thể phạm vi đại diện thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích cùa người đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người được đại diện, pháp luật quy định một cá nhân, pháp nhân cỏ thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với• • • • A • • • bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi thực hiện hành vi đại diện, người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện cùa mình.
Việc quy định trên chúng ta có thế hiếu ràng: người đại diện theo pháp luật chỉ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi mình đại diện; phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo nội dung ủy quyền.