Về các thuộc tính của hàng hoá sức lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN_ Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (download tai tailieutuoi.com) (Trang 45 - 48)

* Về giá trị sử dụng:

Xét từ giác độ chất lượng lao động thì trình độ học vấn, trình độ đào tạo, các kỹ năng chuyên môn, kỷ luật lao động... là những yếu tố chính, quyết định giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động.

ở nước ta, trình độ học vấn của lực lượng lao động khá cao nhờ phát triển mạnh giáo dục quốc dân (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Trình độ học vấn của lực lượng lao động [3]

Đơn vị tính: %

Năm

Chỉ tiêu 2004 2005

1. Mù chữ 4,44 4,04

2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 13,87 13,09 3. Tốt nghiệp tiểu học 29,73 29,09 4. Tốt nghiệp phổ thông cơ sở 32,36 32,58 5. Tốt nghiệp phổ thông trung học 19,60 21,21

Kết quả cho thấy, lao động biết chữ chiếm tỷ lệ cao. Nếu so sánh với Thái Lan thì tỷ lệ này của ta tương đương. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn từ tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên của ta thấp. Đây là trở ngại lớn cho việc tiếp thu kỹ thuật, công nghệ, quản lý của lực lượng lao động nước ta.

Theo báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 1/7/2005 cả nước có 44,385 triệu lao động. Trong đó có 33,382 triệu lao động chưa qua đào tạo. Đội ngũ lao động đã được đào tạo là 11 triệu người, có chứng chỉ nghề là 6,755 triệu, trung học chuyên nghiệp 1,9 triệu, tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học là 2,339 triệu [3, tr.8]. Số cơng nhân có khả năng điều hành, đứng máy những dây chuyển tự động hố cịn thiếu và yếu kém.

Số liệu điều tra về tình hình thể lực của lao động Việt Nam năm 1996 thì người lao động Việt Nam có thể lực kém, thể hiện qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao trung bình, sức bền. Cụ thể là, trong khi chiều cao trung bình của người lao động Việt Nam là 1,47m; cân nặng 34,4kg thì các con số tương ứng của người Philippin là 1,53m; 45,5kg; người Nhật là 1,64m, 53,3kg. Số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48,7%, số người lớn suy dinh dưỡng là 28%, số phụ nữ thiếu máu là 40% [40, tr.201].

Đại bộ phận người lao động hiện nay của ta còn chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn trong số họ là lao động có xuất thân từ nơng nghiệp hoặc nơng thơn, cịn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức về kỹ năng làm việc theo nhóm, khơng có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Điều này có thể thấy rất rõ qua hiện tượng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (trong các khu cơng nghiệp, khu chế xuất), phải mất hàng tháng để đào tạo tác phong cho công nhân mới được tuyển đến làm việc tại xí nghiệp.

Nhiều vụ việc đình cơng hoặc mâu thuẫn chủ - thợ tại các xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có nguồn gốc ban đầu từ những vụ vi phạm kỷ luật lao động công nghiệp, từ ý thức kỷ luật lao động kém của bản thân người lao động.

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, chất lượng lao động của Việt Nam còn rất thấp. Với thang điểm 10, chất lượng lao động Việt Nam mới đạt 3,79 điểm, trong khi đó của Thái Lan: 4,04 điểm, Philippin: 4,53 điểm, Malaixia: 5,59 điểm, Trung Quốc: 5,73 điểm, ấn Độ: 5,76 điểm, Hàn Quốc: 6,91điểm (theo dự án hỗ trợ kỹ thuật kế hoạch tổng thể phát triển giáo dục bậc trung học 2001). Do chất lượng lao động thấp, nên sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trong xuất khẩu lao động kém và phần đóng góp của yếu tố

lao động về tăng trưởng kinh tế của nước ta những năm qua thấp. Giai đoạn 1993 - 1997: lao động đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 16%, vốn 69% và năng suất các nhân tố tổng hợp là 15%. Giai đoạn 1998 - 2002 đóng góp của 3 yếu tố tương ứng là 20%, 57,5% và 22,5% [34, tr. 4, 5].

Với chất lượng của lực lượng lao động nước ta, có thể nói rằng giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động của Việt Nam còn rất hạn chế và do vậy, khả năng cạnh tranh của nó trên thị trường lao động quốc tế cũng rất thấp. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thấp nên giá trị cũng không cao.

* Giá trị hàng hố sức lao động

Chính sách tiền lương năm 1993 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường. Đặc biệt, chính sách tiền lương đã thống nhất được quan điểm tiền lương là giá cả của sức lao động.

Kể từ khi ban hành chính sách tiền lương mới năm 1993 thì đời sống của người lao động có thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, nếu xét theo lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác thì tiền lương tối thiểu ở nước ta vẫn còn thấp so với nhu cầu tối thiểu của xã hội, tức là mức để người lao động tồn tại và tái sản xuất sức lao động.

Theo tính tốn năm 1993, cơ cấu tiền lương tối thiểu gồm: chi ăn là 60%, chi ở 8%, cho giáo dục 2,5%, cho giao tiếp xã hội là 2,4%. Chi cho bảo hiểm xã hội và y tế là 6%. Chi nuôi con bằng 60% chi cho bản thân người lao động. Tại thời điểm ban hành chế độ tiền lương mới, nhu cầu tối thiểu của xã hội phải là 202.470 đồng/ tháng, nhưng mức lương tối thiểu ban hành chỉ là 120.000 đồng/ tháng, bằng 59,3% nhu cầu tối thiểu [9, tr.6]. Mức tiền lương tối thiểu ở nước ta hầu như chỉ mới đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, chứ chưa thể tính đến các nhu cầu sinh hoạt khác như việc nuôi con và chi phí đào tạo cho người lao động.

Tiền nhà ở cũng được cơ cấu trong tiền lương, nhưng trên thực tế cho thấy, với tỷ lệ tiền nhà được thiết kế (8%) thì người lao động khơng thể nào thuê được theo giá hiện nay. Họ chỉ có thể thuê được chỗ ngủ, phòng trọ, còn việc mua nhà là quá mức cho phép.

Về đời sống tinh thần, hiện nay do đa số công nhân ở nhà tập thể, thiếu điện, thiếu các phương tiện nghe, nhìn nên đời sống tinh thần hết sức thấp kém từ đó họ dễ bị lơi cuốn vào các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, mại dâm, trộm cắp...

Do giá trị hàng hoá sức lao động thấp nên không đủ tái sản xuất mở rộng sức lao động, điều này làm hạn chế sự thể hiện giá trị sử dụng độc đáo của hàng hố sức lao động - đó là nguồn tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân sức lao động.

Sự vận dụng lý luận của C.Mác về hai thuộc tính hàng hố sức lao động chưa thật sự đầy đủ cho nên dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá sức lao động của nước ta cịn nhiều hạn chế. Khả năng đó được thể hiện rõ nét trên thị trường sức lao động mà tác giả sẽ trình bày ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN_ Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (download tai tailieutuoi.com) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)