Về thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN_ Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (download tai tailieutuoi.com) (Trang 65 - 68)

Việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động nước ta trong thời gian qua đã thu được những thành quả nhất định, làm cơ sở cho việc hình thành, phát triển và ngày càng hoàn thiện hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động. Có thể khái quát những thành tựu đó như sau:

- Một là, với việc vận dụng lý luận về các điều kiện xuất hiện của hàng hoá sức lao

động, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước thừa nhận sự tồn tại khách quan của hàng hoá sức lao động và tất yếu hình thành phát triển thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Nó đã giúp cho nhà nước ta đề ra được chủ trương đúng đắn trong việc tìm ra nhiều hình thức kinh tế khác nhau, tạo điều kiện cho mơ hình việc làm mới xuất hiện làm tăng sức cầu về hàng hoá sức lao động. Đồng thời, cũng giúp Đảng và Nhà nước tìm ra được những biện pháp ngày càng có hiệu quả hơn để kiểm sốt và nâng cao chất lượng nguồn cung hàng hoá sức lao động. Nhà nước Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong việc thực hiện các chính sách vĩ mơ, điều tiết nguồn cung hàng hoá sức lao động trên thị trường lao động.

- Thứ hai, vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác về sự xác lập mối

quan hệ cung - cầu hàng hoá sức lao động trên thị trường lao động, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến việc hình thành và phát triển hệ thống thơng tin lao động việc làm, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và cung cấp kịp thời những thơng tin cần thiết để người lao động có thể chuẩn bị tốt cho khả năng thành cơng trước khi gặp gỡ các nhà tuyển dụng.

- Thứ ba, vận dụng lý luận của C.Mác về giá cả sức lao động vào nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước hồn thiện chính sách tiền lương. Tiền lương không chỉ phù hợp với năng suất lao động mà còn phải bảo đảm cuộc sống vật chất và tinh thần của người lao động ngày càng được nâng lên dựa trên mức lương tối thiểu phù hợp với từng thời kỳ. Chính sách tiền lương của Nhà nước ta đã giúp cho tiền lương ngày càng được tiền tệ hoá và ngày càng phản ánh sát hợp với giá trị sức lao động.

- Thứ tư, vận dụng lý luận của C.Mác về vai trò của nhà nước và của các tổ chức

cơng đồn trong việc quản lý và giám sát quan hệ lao động ở cơ sở; Nhà nước ta đã xây dựng Bộ luật lao động và các chính sách kinh tế - xã hội để bảo đảm quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Đúc kết những kinh nghiệm trong việc thực hiện, Nhà nước ta đã và đang tìm cách hồn thiện hơn nữa Bộ luật lao động. Các tổ chức cơng đồn, được sự quan tâm, tạo điều kiện của nhà nước, cũng đang phát huy vai trị của mình trong việc thúc đẩy hình thành quan hệ lao động bình đẳng ở cơ sở.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động nước ta cũng còn những hạn chế nhất định.

Trước hết có thể thấy lý luận về hai thuộc tính của hàng hố sức lao động chưa được vận dụng đầy đủ nên khả năng cạnh tranh của hàng hoá sức lao động Việt Nam trên thị trường cịn hạn chế. Chính sách giáo dục - đào tạo, chính sách về khoa học - cơng nghệ chưa thật sự giúp nâng cao giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Khả năng tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân của hàng hoá sức lao động chưa được nhà nước ta chú trọng phát huy đúng mức và nhà nước chưa có biện pháp quản lý tốt để hướng phần giá trị thặng dư vào phục vụ sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

ảnh hưởng của sự tích luỹ tư bản đối với sự biến động cung cầu về hàng hoá sức lao động do C.Mác đưa ra cũng chưa được vận dụng tốt. Nhà nước ta chưa gắn kết được sự biến đổi về cơ cấu kinh tế với sự chuyển đổi cơ cấu giáo dục - đào tạo, cơ cấu lao động, do đó, làm cho cung cầu về hàng hố sức lao động chưa phù với nhau. Cung về hàng hoá sức lao động vừa thừa, vừa thiếu so với nhà đầu tư cần lực lượng lao động. Sự đầu tư mở rộng sản xuất của các nhà đầu tư cần lực lượng lao động chất lượng cao, nhưng nguồn cung lao động lại không đáp ứng được.

Sự biến động giá cả sức lao động theo sự biến động của chu kỳ phát triển tuy đã được nhà nước ta quan tâm giải quyết nhưng vẫn chưa đảm bảo được quyền lợi của người lao động. Tiền lương ở nước ta hiện nay vẫn chưa phản ánh đầy đủ giá trị sức lao động theo quan điểm của C.Mác và sự bất bình đẳng khó chấp nhận về tiền lương vẫn cịn tồn tại giữa các thành phần kinh tế khác nhau, thậm chí trong cùng một thành phần kinh tế.

Vai trò của nhà nước và của các tổ chức cơng đồn đối với quan hệ lao động ở cơ sở tuy đã được xác lập và ngày càng hoàn thiện. Nhưng mối liên kết hoạt động giữa nhà nước, cơng đồn, người lao động, người sử dụng lao động vẫn còn lỏng lẻo, chưa nhất quán, thiếu đồng bộ nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Bộ luật lao động còn nhiều sơ hở, cán bộ cơng đồn chưa thật sự chun trách. Chính điều đó, làm cho việc hồn thiện quan hệ lao động ở cơ sở theo quan điểm của C.Mác chưa thực sự được đẩy mạnh.

Chính những thành tựu và hạn chế nêu trên đã đặt ra cho quá trình vận dụng lý luận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN_ Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (download tai tailieutuoi.com) (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)