Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động phải gắn liền với q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN_ Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (download tai tailieutuoi.com) (Trang 77 - 79)

nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang diễn ra như vũ bão, CNH, HĐH được coi là phương thức cơ bản, con đường tất yếu cải biến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp văn minh. Trong sự nghiệp đổi mới và thực hiện CNH, HĐH đất nước, quan niệm coi con người là "vừa là mục tiêu, vừa là động lực" của sự phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành quan niệm phổ biến. Phát triển nguồn lực con người được coi là một bộ phận quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi vì, con người là động lực cơ bản của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

Thực tế cho thấy, mặc dù nước ta hiện nay khơng cịn là một nước thuần nơng, nhưng có lẽ cịn khá xa so với những tiêu chí, đặc trưng của một xã hội công nghiệp hiện đại. Trong điều kiện ấy con người Việt Nam còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư duy, thói quen của người sản xuất nhỏ tiểu nơng. Vì thế, tiến hành CNH, HĐH là tiền đề, điều kiện vật chất cần thiết để từng bước cải biến nếp nghĩ, cách làm vốn còn mang nặng dấu ấn tiểu nông, sản xuất nhỏ của một bộ phận đáng kể trong lực lượng lao động xã hội. Chính sự hình thành và phát triển của các yếu tố hiện đại trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là trong sản xuất do đẩy mạnh CNH, HĐH sẽ tạo nên một cuộc cách mạng đối với lực lượng lao động xã hội. Hơn nữa, trong mỗi giai đoạn cũng như trong suốt tiến trình CNH, HĐH vừa tạo ra điều kiện và cơ hội phát triển, vừa đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với người lao động, trước hết là ở trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật, kỹ năng lao động công nghiệp hiện đại. Điều này thể hiện ở chỗ quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH sẽ tạo ra những điều kiện, cơ hội thuận lợi cho người lao động được tiếp cận với những dịch vụ xã hội ngày càng đầy đủ và hoàn thiện như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao mức sống... đồng thời CNH, HĐH lại đặt ra những yêu cầu mới về phương thức lao động, kỹ năng lao động, buộc người lao động phải thường xuyên, không ngừng học tập,

bồi dưỡng cả trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật, nhân cách đạo đức, năng lực sáng tạo và khả năng thích nghi với những điều kiện lao động mới.

Quá trình CNH, HĐH ở nước ta cần những người lao động mới và sẽ tạo ra những người lao động mới. Những người lao động mới phải là những người biết nắm bắt và sử dụng có hiệu quả những phương tiện cơng nghệ hiện đại. Đó cũng là những người có năng lực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học công nghệ, trong quản lý điều hành kinh tế vi mô, vĩ mô và trong hoạt động thương trường.

Để xây dựng lực lượng lao động mới này, Nhà nước ta đã và đang cải cách chính sách giáo dục - đào tạo theo hướng đổi mới cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Lực lượng lao động mới này ngày càng tăng lên thì khả năng cạnh tranh của hàng hố sức lao động trên thị trường sức lao động cũng được nâng lên. Điều này cho thấy muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hố sức lao động thì phải dựa vào thành quả của CNH, HĐH.

Sự nghiệp CNH, HĐH đã và đang góp phần nâng cao năng suất lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta, và dựa trên cơ sở của mức tăng năng suất lao động trong nền kinh tế mà Nhà nước ta thực hiện việc cải cách chế độ tiền lương. Nhà nước ta khơng thể xây dựng một chính sách tiền lương vượt quá khả năng của nền kinh tế cịn lạc hậu.

Để chuyển nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu lên nền kinh tế công nghiệp hiện đại, Nhà nước ta thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và làm thay đổi cơ cấu lao động. Điều này ảnh hưởng đến tình hình cung cầu về hàng hố sức lao động trên thị trường sức lao động. Chính vì vậy, Nhà nước phải chủ động nắm bắt xu hướng phát triển của q trình CNH, HĐH để có chính sách điều tiết hợp lý quan hệ cung cầu về hàng hố sức lao động.

Việc trang bị máy móc hiện đại cho các ngành kinh tế buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tổ chức lại sản xuất và sắp xếp lại lực lượng lao động.

Ngày nay, khu vực hố và tồn cầu hố kinh tế đang là một xu thế của thời đại. Việc phát triển thị trường sức lao động của nước ta khơng nằm ngồi xu thế đó. Do vậy, việc giải quyết mối quan hệ cung - cầu - sức lao động không chỉ nhằm thúc đẩy trực tiếp quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân, mà cịn phải tính đến xuất khẩu sức lao

động ra các nước. Phải coi xuất khẩu sức lao động ra các nước, nhất là các nước có nền cơng nghiệp phát triển là một hướng phát triển thị trường sức lao động. Hướng này không chỉ nhằm vào giải quyết thu nhập trước mắt cho người lao động và tạo vốn tích luỹ cho nền kinh tế, mà còn nhằm nâng cao giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động, chuẩn bị lượng cung sức lao động cho đẩy mạnh CNH, HĐH trong tương lai và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN_ Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (download tai tailieutuoi.com) (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)