Về quan hệ lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN_ Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (download tai tailieutuoi.com) (Trang 61 - 65)

Trong lý luận hàng hố sức lao động của mình, C.Mác đã vạch rõ rằng quan hệ lao động trong nền sản xuất hàng hố TBCN là quan hệ tư bản bóc lột lao động, nhưng quan hệ này chịu sự quản lý của nhà nước và sự can thiệp của các tổ chức cơng đồn. Vận dụng quan điểm này vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước ta đã quản lý quan hệ lao động và tạo điều kiện cho các tổ chức cơng đồn được thành lập trong các doanh nghiệp, qua đó nhà nước sẽ hạn chế một cách tối đa quan hệ bóc lột trên thị trường.

* Về vai trò của nhà nước

Ngày nay nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới đều có sự can thiệp, quản lý của nhà nước ở các mức độ khác nhau. Trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ càng phát triển người ta càng đề cao vai trò quản lý kinh tế của nhà nước. Có thể nói một nền kinh tế phát triển hay suy tàn, giàu có hay đói nghèo, suy đến cùng đều tìm thấy nguyên nhân từ quản lý của nhà nước. Thực tiễn nền kinh tế nước ta mấy năm qua cũng đã cho thấy điều đó.

Trong gần một thập kỷ qua, những chủ trương, đường lối chỉ đạo về phát triển kinh tế nói chung và phát triển thị trường lao động nói riêng đã lần lượt được thể chế hoá và đưa vào thực hiện. Trong số các văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh việc hình thành và vận hành của thị trường lao động ở Việt Nam, quan trọng nhất phải kể đến là Bộ luật lao động (năm 1994), các luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư liên bộ liên quan đến lao động, việc làm. Chỉ tính riêng từ 1/1/1995 đến nay, cùng với sự ra đời của Bộ luật lao động, đã có hàng trăm văn bản pháp quy có liên quan đến thị trường lao động được ban hành, về căn bản đã tạo ra khung khổ pháp lý cho thị trường lao động ở nước ta.

Bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1994, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã tạo thành nền tảng cho khung khổ pháp lý của thị trường lao động ở nước ta bằng việc công nhận quyền tự do mua, bán sức lao động trên thị trường. Điều 16 Bộ luật lao động ghi rõ: "người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ chỗ nào mà pháp luật khơng cấm"; và "người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thơng qua các tổ chức dịch vụ việc làm để tuyển chọn người lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật". Như vậy, quyền tự do tìm kiếm việc làm và quyền lựa chọn người làm việc cho mình là hai yếu tố cơ bản tạo ra quan hệ cung cầu cho thị trường lao động đã được Bộ luật này xác nhận.

Quan trọng hơn nữa, Bộ luật lao động củng cố khái niệm mới về việc làm. Nếu như trước đây, chỉ có làm việc trong khu vực quốc doanh và tập thể mới được coi là làm việc, thì ngày nay, Điều 13 của Bộ luật lao động đã chỉ rõ "mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm, đều được thừa nhận là việc làm". Quy định này của Bộ luật lao động đã giúp cởi bỏ những quan niệm cũ về việc làm, thúc đẩy tinh thần tích cực, chủ động của người lao động trong tìm kiếm việc làm, khuyến khích các chủ sử dụng lao động tạo công ăn việc làm mới, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động.

Bộ luật lao động còn điều chỉnh mối quan hệ quan trọng của thị trường lao động và quan hệ xã hội khác có liên quan, như: các quy định về học nghề; về hợp đồng lao động; về tiền công - tiền lương; về kỷ luật lao động; về an toàn và vệ sinh lao động; về bảo hiểm xã hội; về quan hệ với cơng đồn; về quản lý nhà nước đối với lao động,... những quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền có cơ hội bình đẳng về việc làm, và được trả cơng bình đẳng của các nhóm dân cư khác nhau, bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác nhau của người lao động, quyền và các lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hồ và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động, của người sử dụng hoặc người quản lý lao động.

Ngoài Bộ luật lao động, vai trò của nhà nước đối với thị trường lao động còn thể hiện qua các văn bản pháp quy khác có liên quan cũng được ban hành và áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Trong đó, đáng chú ý nhất là Nghị định 198/CP (ngày 13/12/1994) của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động. Nghị định 72/CP (ngày 31/10/1995) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm. Nghị định 72/CP có tầm quan trọng đặc biệt đối với thị trường lao động bởi đây là văn bản pháp quy đầu tiên quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các trung tâm dịch vụ việc làm - một thể chế giao dịch không thể thiếu của thị trường lao động. Các quy định về bảo hiểm xã hội được chi tiết hoá tại Nghị định số 12/CP (ngày 26/1/1995) của Chính phủ và một số thơng tư hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội liên quan đến vấn đề dạy và học nghề. Nghị định 90/CP (ngày 15/12/1995) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động và về dạy và học nghề; và Thông tư số 20/LĐTBXH (ngày 21/9/1996) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về việc mở và quản lý cơ sở dạy nghề. Các Nghị định 195/CP (ngày 31/12/1994) của Chính phủ về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; Nghị định 196/CP (ngày 31/12/1994) của Chính phủ về thoả ước lao động tập thể; Nghị định 197/CP (ngày 31/12/1994) của Chính phủ về tiền lương, v.v... đều là những văn bản pháp lý quan trọng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật lao động. Đây chính là nền tảng pháp lý chế định các quan hệ cung và cầu về lao động, cho phép hình thành một thị trường lao động kiểu mới ở Việt Nam trong thời gian qua.

Ngoài ra, các luật hoặc văn bản pháp quy khác như Nghị định 66/CP, luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, Bộ luật Dân sự, luật đất đai... cùng với các chính sách kinh tế - xã hội khác của Đảng và Nhà nước đều đã thực sự góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy tiềm năng lao động xã hội; trực tiếp hoặc gián tiếp có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và vận hành của thị trường lao động ở nước ta.

Hiện nay, ở nước ta chưa có bộ máy quản lý thị trường lao động riêng rẽ. Mọi chức năng quản lý nhà nước về thị trường lao động đang do các cơ quan quản lý lao động gánh

vác. Trong đó, vai trị quan trọng nhất về quản lý nhà nước đối với thị trường lao động do Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội đảm trách.

Trong những năm gần đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện nhiều đổi mới tạo ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và thực hiện các chính sách của thị trường lao động. Ngoài ra, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đang thực hiện chức năng điều phối, thực hiện các chính sách liên quan đến thị trường lao động ở các địa phương theo sự phân cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ đó đã tạo được sự ảnh hưởng lớn nhất đối với việc hình thành và vận hành thị trường lao động ở nước ta.

* Vai trò của tổ chức cơng đồn:

Thơng thường, các tổ chức công đoàn thường được coi là đại diện của người lao động trong các quan hệ ba bên của thị trường lao động . ở Việt Nam, hoạt động của các tổ chức cơng đồn đã được luật hố trong luật cơng đoàn được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30/6/1990 và ban hành vào ngày 7/7/1991. Theo các quy định của luật công đồn, Tổng Liên đồn lao động Việt Nam có chức năng tham gia giám sát việc quản lý nhà nước về lao động đối với các ngành và các địa phương trong cả nước; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; tuyên truyền giáo dục người lao động thực hiện tốt pháp luật và các chính sách của nhà nước về lao động. Sau hai năm thực hiện, thực tiễn đòi hỏi phải nâng cao vai trị của cơng đồn, vì vậy, Nghị định số 302/HĐBT ngày 19/8/1992, Hội đồng Bộ trưởng đã giao quyền và trách nhiệm cho cơng đồn cơ sở được đại diện cho người lao động kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc tồ án xử lý những hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động hoặc tập thể lao động theo quy định của pháp luật.

Một mặt, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là người đại diện cho người lao động tham gia vào quá trình xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến lao động và xã hội. Cụ thể như, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được cử người tham gia vào ban soạn thảo Luật Bảo hiểm xã hội, tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản liên quan đến cả các doanh nghiệp nhà nước, đóng góp ý kiến cho các dự thảo luật và các văn bản pháp quy khác có liên quan. Mặt khác, Tổng Liên đồn lao động Việt Nam là người có thể đại diện cho các thành viên của mình trong việc dàn xếp các tranh chấp giữa các bên tham gia thị trường lao động

(hội đồng hoà giải); tham gia vào việc thương thảo về tiền lương hoặc tiền công, tiền thưởng, tiền bồi dưỡng, tiền lương tối thiểu; tham gia vào quá trình tuyển dụng lao động; xem xét các điều kiện sa thải công nhân, theo dõi việc tuân thủ các quy định của pháp luật về các quan hệ lao động, v.v...

Tuy nhiên, trên thực tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hiện mới có hơn 4 triệu người lao động, chủ yếu là lao động trong khu vực kinh tế nhà nước, tham gia liên đồn lao động. Trong khi đó, hơn 75% số lao động hiện có của Việt Nam là nơng dân, không phải là thành viên của liên đồn này. Những người lao động nơng thơn hiện khơng có tổ chức đại diện trên thị trường lao động. Đây là một bất cập lớn trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong thị trường lao động ở nước ta.

Bên cạnh đó, ở nước ta hiện vẫn chưa có tổ chức nào giữ vai trị là đại diện của giới chủ sử dụng lao động. Mặc dù đơi khi phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và liên minh các hợp tác xã có thực hiện một số hoạt động cụ thể nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Song cả hai tổ chức này đều chưa hoạt động với tư cách là người đại diện cho quyền và lợi ích của những người sử dụng lao động ở Việt Nam trong quan hệ thị trường lao động.

Để cho thực tế điều tiết các quan hệ lao động xã hội giữa người lao động làm thuê và người thuê lao động được thực sự phát triển trên thị trường lao động ở nước ta, chỉ mong muốn của cơng đồn thơi chưa đủ, mà cần có những cơ sở pháp lý thích ứng và sự quan tâm của nhà nước, đặt ra một cơ chế thống nhất quyền lợi và giải quyết những mâu thuẫn không thể tránh khỏi trong quá trình thoả ước hợp đồng lao động trên thị trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN_ Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (download tai tailieutuoi.com) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)