2.7 Các chính sách về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp Việt Nam
2.7.2 Vấn đề chuyên canh – hình thành các vùng sản xuất
Việc quy hoạch các vùng sản xuất phù hợp với đặc điểm tự nhiên về đất đai, khí hậu và thổ nhưỡng của từng địa phương không chỉ được Nhà nước ta nhận định trong thời gian gần đây mà quan điểm này đã được Đảng ta xác định từ khi bắt đầu của thời kỳ đổi mới 12.Việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung phù hợp với đặc điểm tự nhiên của từng vùng sản xuất vừa làm tăng chất lượng và năng suất, giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam. Trong quan điểm quy hoạch cho phát triển sản xuất nơng nghiệp Việt Nam thì Chính phủ đã xác định quy hoạch phát triển phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nơng nghiệp và hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung 13.
10 Quyết định 2261/QĐ – TTg ngày 15/12/2014 về phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 – 2020.
11 Quyết định 445/QĐ – TTg ngày 21/3/2016 về phê duyệt đề án “Thí điểm hồn thiện, nhân rộng mơ hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2020”.
12 Nghị quyết 10 – NQ/TW ngày 5/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp
13 Quyết định 124/QĐ – TTg ngày 2/2/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
47
Theo quy hoạch thì ĐBSCL tập trung sản xuất các loại cây trồng chủ lực như lúa, mía, hồ tiêu, ca cao, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản như cá tra, tôm sú, tôm chân trắng.
Làm cơ sở cho định hướng cũng như giải pháp cụ thể trong phát triển vùng đất giàu tiềm năng này thì trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020 xác định rõ cây lúa là cây trồng chủ lực, khuyến khích đầu tư phát triển vùng sản xuất lúa lớn, chun canh (mơ hình cánh đồng mẫu lớn) ở các địa phương có thế mạnh trong sản xuất lúa là An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp; tiếp tục phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng thâm canh và tập trung 14.
Để phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh cao, phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản vùng ĐBSCL theo hướng công nghiệp, trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước, tạo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân cần hình thành các vùng ni tập trung, sản lượng lớn gắn với cơ sở chế biến theo quy hoạc phát triển của địa phương, phát triển các hình thức sản xuất kinh tế tập thể. Ngồi ra cần hình thành hệ thống thu gom, chế biến; hệ thống thuỷ lợi; hệ thống sản xuất giống với chất lượng cao…Theo quy hoạch cho phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ĐBSCL đến năm 2020 nhà nước dự tốn chi phí cho đề án quy hoạch này là 1,340 tỷ đồng được chia làm 2 giai đoạn 2009 – 2015 và 2016 – 2020 15.