Bản đồ hành chính vùng Đồng bằng sơng Cửu Long

Một phần của tài liệu Toan luan an (Trang 99)

88

Vùng ĐBSCL là vùng cực Nam của Việt Nam, một trong hai phần của Nam Bộ, còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê Kông, vùng đồng bằng Nam Bộ, vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là miền Tây. ĐBSCL có một thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Tổng diện tích và dân số của ĐBSCL tính đến năm 2019 là 40,816.4 km2 (chiếm 12% diện tích cả nước) và 17,282 triệu người (TCTK,2019).

ĐBSCL là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông, cao khoảng 2m so với mực nước biển, có vị trí nằm liền kề vùng Đơng Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đơng Nam là biển Đơng với tổng đường bờ biển dài từ Đông sang Tây trên 740 km. Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền gồm:

Cực Tây 106°26’ tọa lạc tại phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Cực Đơng 106°48’ tọa lạc tại xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Cực Bắc 11°1’B tọa lạc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Cực Nam 8°33’B tọa lạc tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Ngồi ra, cịn hệ thống đảo xa bờ của Việt Nam như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, hịn Khoai,…

Về phía Tây, ĐBSCL được giới hạn bởi sơng Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế-một dòng kênh nhân tạo chảy dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia, nhận nước sông Hậu Giang qua sông Châu Đốc tại thành phố Châu Đốc và đổ nước ra vịnh Thái Lan, giới hạn một vùng đất thấp ngập nước theo mùa gọi là tứ giác Long Xuyên (với bốn đỉnh lần lượt là Hà Tiên – Châu Đốc – Long Xuyên – Rạch Giá và bốn cạnh biên giới Việt Nam và Campuchia – sông Hậu – kênh Cái Sắn – vịnh Thái Lan). Ở khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu, ĐBSCL được giới hạn đầu nguồn bởi các dòng kênh nối ngang giữa hai huyện đầu nguồn Tân Châu và An Phú của tỉnh An Giang.

Về phía Đơng Bắc và Đơng, ĐBSCL được giới hạn bằng hàng loạt các dịng sơng, kênh, rạch liên thông nhau, chảy dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia và đều là phân lưu của sông Mê Kông.

ĐBSCL gồm ba tiểu vùng. Vùng cao ở phía Tây gồm các tỉnh đầu nguồn sơng Cửu Long là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, phần phía tây là các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và phần phía Đơng Kiên Giang. Đây là vùng thường bị ngập vào mùa mưa bởi nước sông Cửu Long dâng lên. Vùng thấp ở dun hải phía Đơng gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, phần phía Đơng Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và ven biển Kiên Giang. Đây là vùng thường bị XNM vào mùa khô.

89

4.1.2.1 Địa hình địa chất

Cho đến nay, ĐBSCL vẫn cịn là một vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 3m - 5m. Một số khu vực như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sơng Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển (khoảng 2m), chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị ngập nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng.

Vùng ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển, qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát (đất bằng) dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sơng và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sơng lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu (khu vực ngã ba Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau) ở bán đảo Cà Mau. Theo Tổng cục Địa chất và Khóang sản Việt Nam, đất ở đây được chia thành các nhóm mang đặc điểm khác nhau, gồm:

- Nhóm đất giồng cát pha: Phân bố ở ven biển các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…gồm các giồng các hình rẻ quạt hay cánh cung chạy song song với bờ biển. Thành phần là cát hạt mịn đến vừa lẫn vỏ sò. Trong các giồng cát tồn tại các thấu kính chứa nước nhạt, có thể sử dụng ăn uống, tưới cây.

- Nhóm đất phù sa: Phân bố ở ven sơng Hậu, sông Tiền gồm các loại đất được bồi tải do sông, nguồn gốc nước ngọt, nên phù hợp với các loại cây trồng ở Nam Bộ. Nước dưới đất trong các loại đất thuộc nhóm đất này được rửa nhạt, tổng độ khống thấp.

- Nhóm đất mặn: Phân bố vùng ven biển từ Long An đến Hà Tiên, trên địa hình thấp, ngập mặn do thủy triều và thường bị mặn từ năm đến bảy tháng trong năm. Nước mặn thấm sâu vào lịng đất, sau đó mao dẫn lên bề mặt vào mùa khơ. Trên loại đất này có thể cải tạo một số vụ lúa, hầu hết thực vật là cây hoang dại, ưa mặn như cây sú, bần, vẹt. Nước dưới đất trong loại đất này bị mặn.

- Nhóm đất phèn: Phân bố ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau,…chiếm diện tích gần một nửa đồng bằng. Đất gồm sét, bột sét chứa các muối sulfur của sắt, nhôm gây độc hại cho cây trồng. Độ pH thường từ 2 – 4, thực vật kém phát triển. Những năm gần đây, hệ thống thủy lợi phát triển đã góp phần cải tạo đất phèn để trồng cây lương thực.

- Nhóm đất than bùn: Nhóm đất này tập trung nhiều nhất ở vùng U Minh Thượng, U Minh Hạ và rải rác vùng Đồng Tháp Mười, Hà Tiên. Đây là loại đất than bùn, phèn tiềm tàng, ở địa hình thấp chứa nhiều mùn thực vật (trên 50%), bề dày từ 1 – 1,5m. Phần trên tơi xốp, dưới ẩm ướt pha sét hữu cơ bán phân hủy, than bùn giữ độ ẩm tốt về màu khơ, có nơi chứa nước nhạt bên dưới rừng tràm (ở U Minh).

90

- Nhóm đất xám trên phù sa cổ: Phân bố ở bắc Đồng Tháp Mười, thành phần cơ giới trung bình 30% – 40% sét và 30% – 40% cát, đất nghèo dinh dưỡng, thích hợp với cây lúa và cây họ đậu . Nước dưới đất thường nhạt, độ pH từ 4 - 6.

- Nhóm đất núi: Nhóm đất này phân bố ở vùng ven chân núi khu vực Bảy Núi, Ba Thê, Hà Tiên chủ yếu là sản phẩm phong hóa từ đá mẹ: cát kết, sét kết, granit, bazan…Trên nhóm đất này thực vật phát triển thành rừng rậm hoặc được khai phá trồng cây lương thực, cây cơng nghiệp. Đất nghèo dinh dưỡng, dễ bị xói mịn.

Bên cạnh địa hình phẳng của đồng bằng, một phần nhỏ địa hình có núi thấp, gồm núi đá vơi thuộc phía Tây tỉnh Kiên Giang mà cụ thể là dãy núi đá vôi Hà Tiên – Kiên Lương (nằm trong quần thể núi đá vôi kéo dài từ Kiên Lương đến Kampot - Campuchia) có diện tích khoảng 3,6 km2, phân bố rải rác dọc theo bờ biển từ thành phố Hà Tiên đến Hịn Chơng (Kiên Lương) với chiều dài khoảng 20 km, chiều rộng khoảng 5 km. Ngồi ra, cịn có hệ thống Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang trải dài qua các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn và thành phố Châu Đốc với hơn 40 núi lớn nhỏ có độ cao trung bình 300m - 400m so với mực nước biển.

4.1.2.2 Thủy văn

Nguồn nước của vùng ĐBSCL bao gồm nhận nước ngọt từ sông Mê Kông và từ nguồn nước mưa. Cả hai nguồn nước này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt, dồi dào vào mùa mưa và hạn chế khi khơ hạn. Lượng nước bình qn của sông Mê Kông chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỉ m3, mang theo hơn 200 triệu tấn phù sa, tạo nên một ĐBSCL trù phú và phì nhiêu.

ĐBSCL có hệ thống kênh rạch chằng chịt lớn nhỏ thuận lợi cho giao thông thủy và cung cấp nước ngọt quanh năm cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của vùng. Vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) sông Mê Kông là nguồn cung cấp nước mặt duy nhất. Mùa mưa, lượng mưa trung bình hằng năm dao động từ 2.400 mm ở phía Tây đồng bằng đến 1.300 mm tại vùng trung tâm đồng bằng và khoảng 1.600 mm tại phía Tây đồng bằng.

ĐBSCL là bộ phận cuối cùng ở lưu vực sông Mê Kông tiếp giáp với biển nên chế độ nước ở đây chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều. Căn cứ vào đặc điểm hình thành và diễn biến của thủy triều , ta có thể chia vùng biển ĐBSCL ra làm hai đoạn và lấy mũi Cà Mau làm điểm trung gian:

Khu vực biển Đông:

Kéo dài từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, dài 400 km và chịu ảnh hưởng rõ rệt theo chế độ thủy triều bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn trên 2m, đạt tối đa 3,5m, đặc biệt trong chu kỳ triều Maton (chu kỳ 19 năm) có thể lên đến 4m – 4,2m. Tuy vậy, triều biển Đông cũng chịu một phần triều biển Tây từ vịnh Thái Lan (bán nhật triều không đều) nhất là đoạn càng đi về phía Cà Mau. Mỗi ngày có 2 lần triều lên và 2 lần

91

triều xuống nhưng biên độ triều trong 2 lần khác nhau. Trong mỗi chu kỳ ½ tháng, thấy rõ sự chênh lệch đáng kể về biên độ kỳ nước cường (ngày mùng 7 - 8 âm lịch hoặc 20 - 21 âm lịch).

Các đặc trưng này xảy ra đều đặn suốt chiều dài 300 km dọc bờ biển, chỉ riêng đoạn gần đến mũi Cà Mau thì mới có sự biến động lớn về tính chất và biên độ của thủy triều. Theo Nguyễn Ngọc Thụy (1979) thì biên độ thủy triều ngồi khơi vùng Nam biển Đơng gia tăng dần khi tiến sát thềm lục địa vùng ĐBSCL và giảm dần khi sóng triều truyền sâu vào sơng Cửu Long. Tại vùng biển Tây Nam biển Đơng, sóng bán nhật triều được tăng cường biên độ khi tiến về phía đất liền do cấu trúc địa hình, địa mạo của đáy biển ở đây tương đối phức tạp. Điều này, ở vịnh Thái Lan cũng có ảnh hưởng tương tự nhưng mức độ thấp hơn.

Khu vực phía Tây:

Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250 km. Ở khu vực này chịu chi phối bởi thủy triều nhật triều không đều của vùng biển thuộc vịnh Thái Lan, đoạn gần mũi Cà Mau bị ảnh hưởng của thủy triều biển Đơng. Thủy triều phía Tây tiến vào đất liền qua các sông như sơng Ơng Đốc, sơng Cái Lớn, sông Cái Bé,…và một số kênh đào. Biên độ trung bình triều phía Tây nhỏ hơn 1m, trung bình khoảng 0,7m – 0,8m, đồng thời cũng ít chênh lệch giữa các vùng về biên độ, song tính chất thủy triều lại có một số điểm khác nhau về cơ bản ở một số vùng. Ví dụ như khu vực Rạch Giá là dạng triều hỗn hợp thiên về bán nhật triều với số ngày trong tháng có 2 lần nhật triều lên và 2 lần nhật triều xuống là chủ yếu (tức chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều không đều thiên về bán nhật triều), từ Rạch Giá đi về phía Hà Tiên thì triều hỗn hợp lại thiên về nhật triều với số ngày trong tháng có 1 lần dao động triều chiếm ưu thế.

Chế độ thủy văn của ĐBSCL có 3 đặc điểm nổi bật:

- Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa mang theo phù sa, các sinh vật phù du và ấu trùng.

- Nước mặn xâm nhập vào vùng ven biển ở mùa khô.

- Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn. Thời kỳ đầu mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7, khi phèn từ trong đất xâm nhập vào các kênh, làm hạn chế nguồn nước cho tưới tiêu và sinh hoạt. ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm khơng lớn, chỉ chủ yếu phục vụ cho mục đích sinh hoạt của người dân.

4.1.2.3 Thời tiết, khí hậu

ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Một năm có hai mùa mưa và nắng rõ rệt. Mùa mưa kéo dài khoảng 5 tháng, tương ứng chủ yếu với thời kỳ gió mùa Tây Nam, mưa lớn xảy ra khi các luồn áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên lục địa châu Á, thường bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11 hằng năm. Bảy tháng cịn lại trong năm là mùa khơ, thời kỳ này gió mùa Đơng Bắc lại

92

chiếm ưu thế do sự hiện diện của các trung tâm áp cao từ vùng Siberi – Mông Cổ di chuyển xuống.

Lượng mưa trong mùa khơ rất ít, chỉ chiếm khoảng 5% - 10% so với tổng lượng mưa trong cả năm. Lượng mưa trung bình ở ĐBSCL biến động trong khoảng 1.400 – 2.200 mm/năm.

4.2 Hệ thống sản xuất nông nghiệp Đồng bằng sơng Cửu Long4.2.1 Hệ thống canh tác chính 4.2.1 Hệ thống canh tác chính

Dựa trên đặc điểm đất đai cũng như tình hình thủy văn mà ĐBSCL được chia làm 6 vùng sinh thái nơng nghiệp chính bao gồm: Tứ giác Long Xun, Đồng Tháp Mười, phù sa nước ngọt ven sông Tiền – sông Hậu, vùng trũng phèn tây nam sông Hậu, ven biển và vùng bán đảo Cà Mau (Xuan, 1982). Từ những năm 1970 thì hệ thống canh tác ở ĐBSCL thay đổi đáng kể do vấn đề thâm canh, chuyên canh thành những vùng sản xuất chuyên biệt, trong đó hệ thống canh tác lúa và canh tác thuỷ sản là hai hệ thống thay đổi rất lớn về quy mô và mức độ thâm canh tăng vụ (Tin và ctv, 2016)

Hệ thống canh tác ở ĐBSCL đa dạng và phân bố khác nhau theo vùng sinh thái: hệ thống canh tác được chia thành nhóm chuyên canh và nhóm kết hợp hoặc luân canh trên cơ sở hai đối tượng chính là lúa và thuỷ sản. Hệ thống canh tác kết hợp hoặc luân canh với mơ hình nơng – ngư hoặc nơng – lâm – ngư kết hợp chiếm từ 60-80% tổng diện tích tự nhiên của ĐBSCL. Điều này cho thấy hệ thống canh tác nói riêng và sản xuất nơng nghiệp nói dung có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo thu nhập của người dân ĐBSCL.

Bảng 4. 1:Phân bố của một số hệ thống canh tác chính ở ĐBSCL

TT Vùng phân bố Hệ thống canh tác chính

1 Thượng nguồn ngập sâu, Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên (An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang)

Lúa chuyên, mùa chuyên Lúa – màu kết hợp Lúa – Thuỷ sản kết hợp Cây ăn trái chuyên, Nông lâm kết hợp Thuỷ sản nước mặn 2 Phù sa nước ngọt dọc sông Tiền – sông Hậu, đất yếu và trũng

ngang qua sông Hậu (Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang)

Lúa chuyên, màu chuyên Lúa – màu kết hợp Lúa- thuỷ sản kết hợp Cây ăn trái chuyên

Nông lâm kết hợp (Tiền Giang) 3 Ven biển và bán đảo Cà Mau (Long An, Tiền Giang, Bến Tre,

Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau)

Lúa chuyên, màu chuyên Lúa – màu kết hợp Lúa – thuỷ sản kết hợp Cây ăn trái chuyên Nông lâm kết hợp Thuỷ sản nước mặn

93

4.2.2 Hệ thống sản xuất nông nghiệp và những sản phẩm nông nghiệp chủ yếu

4.2.2.1 Ngành trồng trọt

Cây lương thực

Trong sản xuất nơng nghiệp thì cây lúa chiếm vị trị hàng đầu tại ĐBSCL, được minh chứng bằng diện tích trồng lúa so với tổng diện tích trồng cây lương thực tại khu vực này, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Long An, An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp. Giai đoạn 2010 – 2015 diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt ở 13 tỉnh ĐBSCL có sự biến động không đáng kể bởi chủ trương của nhà nước trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên bắt đầu từ mùa vụ 2015 – 2016 thì ĐBSCL đã bắt đầu chịu tác động rõ rệt và mạnh mẽ của vấn đề khan hiếm do ảnh hưởng của XNM sâu và kéo dài cũng như các vấn đề khác của BĐKH. Nhận thức được các vấn đề đe dọa trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp ở ĐBSCL thì nhà nước đã có những chủ trương, nghị quyết nhằm điều chỉnh hoạt động sản xuất nơng nghiệp để thích ứng với thách thức và bối cảnh mới. Một trong những chủ trương đó là chuyển đổi diện tích trồng lúa bị xâm ngập mặn

Một phần của tài liệu Toan luan an (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)