1.3.1. Nguyên tắc về hiệu lực
Có một nguyên tắc chung về hiệu lực của tập quán như sau: “£>ê ràng buộc vớimột tập quán, không nhất thiết quốc gia phải trực tiếp thamgia vào
việc hình thành tập quản, hoặc đãchấp nhận rõ ràng tập quán đó.Khỉchứng
minh đượccỏsựtồntại của các yếu tố vật chất và ý thức của một quy phạm
tập quán, thì có thêsuy đốn là quy phạmđóđãđược tồn thê các quốcgia
chấp nhân’'. Như vậy các quy tắc tập quán có hiệu lực đối với một quan hệ pháp luật nào đó phụ thuộc vào hai yếu tố: (i) Có sự tồn tại của quy tắc tập
quán; (ii) Các bên trong quan hệ thuộc cộng đồng công nhận sự tồn tại cùa quy tắc tập quán đó.
Tập quán pháp có thể được áp dụng đối với các vụ việc có bân chất dân
sự, cụ thể như sau:
- Giữa các thành viên của một cộng đồng, tại đó, các quy tắc của tập
quán pháp có liên quan tới vụ việc được thiết lập và chấp nhận; hoặc giữa
thành viên của một cộng đồng với một thành viên của một cộng đồng khác nếu các quy tắc của tập quán pháp của cả hai cộng đồng quy định tương tự đối với vụ việc đó;
- Liên quan tới bất kỳ vấn đề quy chế của vụ việc về một người đang
hoặc đã là thành viên của một cộng đồng mà quy tắc của tập quán pháp liên
quan tới vụ việc được thiết lập và chấp nhận.
Cũng như hiệu lực của các quy tắc đối với luật thành văn, quy tắc tập
quán mặc nhiên được xem là có hiệu lực đối với các bên trong quan hệ, tuy
nhiên còn phụ thuộc vào vấn đề chúng minh.
Ở Việt Nam hiện nay, các một số nhà nghiên cúu Luật học cho rằng, tập quán có thể được áp dụng với tính cách là một nguồn của luật dân sự khi
có đủ các điều kiện sau đây: Một là, đã thành thông dụng, được đông đảo mọi
người sinh sống trên cùng địa bàn hoặc cùng hành nghề trên cùng một lĩnh
vực thừa nhận; Hailà, không trái với nguyên tắc được quy định trong Bộ luật Dân sự; Balá, chỉ được áp dụng nếu quan hệ pháp luật đó chưa được pháp luật quy định hoặc các bên trong quan hệ đó khơng có thỏa thuận.
1.3.2. Ngun tăc không chông lại trật tự công cộng và không trái đạo đức hay thuần phong mỹ tục
Theo quan niệm phổ biến của các giới luật gia Việt Nam hiện nay,
Pháp luật có hai chức năng là chức năng điều chình các quan hệ xã hội và chức năng tác động lên ý thức của con người. Cùng với quan niệm này là sự nhìn nhận về mục tiêu điều chỉnh pháp luật. Điều chỉnh chung cùa pháp luật
là việc trật tự hóa và tổ chức các quan hệ xã hội thơng qua hình thức ban
hành, sửa đổi, bổ sung, hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật, xác định phạm vi của pháp luật về mặt thời gian, không gian và các loại nguồn. Như vậy có thể
hiểu pháp luật có mục tiêu chung là thiết lập và bảo vệ trật tự cơng cộng,
chính là trật tự chung của cộng đồng.
Khác với quan niệm trên, các luật gia ở hầu hết các nước khác cho rằng
pháp luật có bốn chức năng: Một là, chức năng gìn giữ hịa bình; Hailà, chức năng ấn định hay thi hành các tiêu chuấn xử sự và duy trì trật tự; Ba là, chức năng tạo điều kiện dễ dàng cho các dự định hay kế hoạch; Bốn là, chức năng
thúc đẩy công bằng xã hội.
Việc tiếp cận các chức năng của pháp luật như vậy đã xác định mục
tiêu rõ ràng của việc điều chỉnh pháp luật là thiết lập và duy trì trật tự cơng cộng. Như vậy, có thể nói rằng, trật tự công cộng là mục tiêu điều chỉnh quan trọng nhất của pháp luật, và từ đó đã phát sinh ra nguyên tắc không thế điều
chỉnh pháp luật chống lại trật tự công cộng. Tập quán pháp là một loại nguồn
của pháp luật, vì vậy phải tuân thú nguyên tắc này.
Một cộng đồng chỉ có thể tồn tại và phát triển trên nền tảng đạo đức nhất định. Hầu hết các luật gia đều thừa nhận đạo đức có mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật, có thể cịn là căn ngun của pháp luật. Do đó ngun tắc không được trái với đạo đức xã hội, trong việc áp dụng tập quán là nguyên tắc
nhất quán.
Khi nghiên cứu văn hóa tơng qt, người ta thường bao gơm trong đó
cả các phong tục. Theo Phan Kế Bính, mỗi nước có một phong tục riêng, và
có thể hiểu phong tục là thói quen của một cộng đồng dân tộc. Phong tục là
một khái niệm rộng hơn khái niệm tập quán pháp hay luật tục. Phong tục bao
gồm các thói quen trong cuộc sống thường nhật của một cộng đồng nhất định, ví dụ như: cúng giỗ tổ tiên; xem ngày, chọn giờ động thổ; cưới hỏi... [2]
Phong tục chi phối mối quan hệ giao tiếp giữa con người với nhau. Trong đó có những phong tục tốt đẹp, thuần khiết, được gọi là thuần phong
mỹ tục. Pháp luật nói chung và tập quán pháp nói riêng có nhiệm vụ bảo vệ
các thuần phong mỹ tục. Do đó chỉ áp dụng các quy tắc tập quán không chống lại thuần phong mỹ tục được xem như một nguyên tắc quan trọng. Chẳng hạn ở Việt Nam có phong tục đón Tết Nguyên đán cố truyền, phong tục thờ cúng
gia tiên, do đó, nếu có quy tắc tập quán chống lại các phong tục này thì khơng
được áp dụng.
Tuy nhiên phải thấy trật tự công cộng, đạo đức và thuần phong mỳ tục là các khái niệm trừu tượng, khó xác định nội hàm và không rõ ràng về nội
dung. Pháp luật không thể đưa ra định nghĩa cụ thể về các khái niệm này. Thế nhưng chúng lại thường xuyên được nhắc đến trong việc xây dựng và thi hành pháp luật. Do đó, hệ thống pháp luật quốc gia thường giải thích các khái niệm này trong từng hồn cảnh tranh chấp cụ thể.
1.4. Tố chức áp dụng tập quán trong quan hệ hơn nhân và gia đình
1.4.1. về chứng minh tập quán
Chứng cứ được xem là “linh hồn” của tố tụng dân sự, cịn chứng minh là q trình tìm ra và xác định đầy đủ các chứng cứ, Trong q trình này, nếu phân tích cụ thể, sự xác định hai cơng việc phải thực hiện là tìm kiếm, xác
định hay nghiên cứu chứng cứ; và đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên, về mặt tư duy thì nghiên cứu chứng cứ, đánh giá chứng cứ có thể đan xen nhau, là một
quá trình liên tục của tư duy. Q trình này có ý nghĩa qut định đôi với hoạt
động xét xử.
Là tập hợp chủ yếu các nguyên tắc và quy tắc về tố tụng, áp dụng cho
cả việc giải quyết các vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, và lao động, Tại khoản 7, điều 82, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 đã xác định rằng tập quán là một nguồn chứng cứ, và tại khoán 7, điều 83 Bộ
luật Tố tụng Dân sự 2004 quy định về xác định chứng cứ, thì tập quán là
chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.
Tuy nhiên tập quán cần phải được chứng minh do tính thiếu rõ ràng của
nó. Pháp luật về Tố tụng Dân sự ở nước ta đã khơng nói rõ ai có nghĩa vụ chứng minh tập quán và biện pháp chứng minh sẽ được thực hiện như thế
nào.
Theo các quy định của pháp luật Dân sự hiện hành, các bên trong tranh chấp có nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ lợi ích của mình, về vấn đề này, tác
giả Tưởng Duy Lượng đã lập luận như sau: “P7 sao phápluật tốtụng dânsự
lại đặt ra nghĩa vụ chứngmìnhcho đương sự?Sở dĩ nhưvậylàvìquan hệ
dãnsự là quan hệ riêngtư củacác bên, do cácbên tự quyết định, tự giải
quyếtlà chủ yếu vàchỉ khi các bên khỏngtự giải quyết được thìhọcũng tự quyết định có yêu cầuNhà nước hỗtrợhaykhông? Mặtkhảc, các bên đương
sự lànhững người hiếu rõ vụ việc của mình nhất, thường biết rõ tàiliệu,
chứng cứ liên quan đến vụ việc của mình cỏ những gì vàđang ởđâu.Do đó,
khi các bềnđã đưaviệctranh chấp củahọ ra Tịa,thì Tịa án chỉ là người trọng tài,giúp các bên giải quyết tranh chấp một cách khách quanvà đúng
pháp luật, chứ Tịa án khơng thê làm thay, chứngminh thay cho đương sự về
những yêu cầu của 7zợ”.[16]
Từ nguyên tắc này có thể suy luận ra nghĩa vụ chứng minh tập quán
thuộc về người nại ra tập quán, bởi vì người nại ra quy tắc tập quán thực sự muốn dựa vào tập qn đế bảo vệ cho lợi ích của mình. Ngược lại người phản
đối lợi ích đó có nghĩa vụ chứng minh đế bảo vệ lợi ích của mình liên quan
tới sự phản đối. Tuy nhiên quyền thẩm định có tập quán, và tập quán đó có
được áp dụng hay không, lại thuộc về thẩm phán hay người có trách nhiệm giải quyết tranh chấp liên quan. Các hoạt động của người bảo vệ lợi ích của
mình và cùa người thẩm định tập quán đều phải dựa vào việc phân tích các yếu tố của tập quán hay các tình tiết cần phái chứng minh.
Quy tắc chứng minh tập quán trước hết do các yếu tố nội tại của tập
quán quyết định, có nghĩa là phải chứng minh được các yếu tố nội tại của nó. PGS. TS. Ngơ Huy Cương đã chỉ ra các tình tiết phải chứng minh liên quan
tới tập quán như sau: (i) Sự tồn tại liên tục trong một khoảng thời gian nhất
định; (ii) Được thiết lập trên cơ sở ưng thuận; (iii) Được một cộng đồng nhất
định thừa nhận; (iv) Có khả năng xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên
trong một hoàn cảnh nhất định; (vi) Hợp lý; (vii) Phù hợp với các quy tắc tập
quán khác; (viii) Không trái với các quy định của văn bản pháp luật. [4]
Quy tắc xử sự này được hình thành trong thực tiễn đời sống và có khả
năng xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, có nghĩa là nó
có khả năng điều chỉnh hành vi thực tế của các bên. Pháp luật nói chung và điều kiện áp dụng tập quán theo pháp luật nói riêng, gọi đây là tính xác định
của tập quán.Hợp phần thứ nhất này khắng định có một sự vật hay sự việc nhất định, có khả năng xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên trong
một quan hệ nhất định.Quy tắc hay sự việc này phải tồn tại hay vận động
trong một không gian nhất định, có nghĩa là nó tồn tại hay vận động trong một cộng đồng nhất định theo lãnh thồ, theo nghề nghiệp, theo tộc người, hoặc theo sinh hoạt trong các lĩnh vực khác nhau như văn hóa, nghệ thuật, thể
thao.. .Và nó đã tồn tại trong một khoảng thời gian dài, đã được cộng đồng sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và có khả năng ảnh hưởng tới tâm lý chung của cộng đồng đó.
u tơ tinh thân của tập quán bao gôm hai hợp phân gôm nhận thức, và ý chí. Sự tồn tại của quy tắc tập quán trong cộng đồng đòi hỏi mọi thành viên trong cộng đồng đều phải biết tới quy tắc tập quán đó (yểutố lý trí), có nghĩa
là phải biết quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ xã hội liên quan. Và mọi thành viên của cộng đồng này đều mong muốn hay tự nguyện tuân thủ quy tắc đó (yếu tố ý chí). Có nghĩa là: người có quyền, ý thức được quyền lợi của mình có được từ quan hệ đó, quyền lợi này là chính đáng và mong muốn hưởng quyền lợi đó; Ở phía người có nghĩa vụ ý thức được nghĩa
vụ của mình phát sinh từ quan hệ đó và coi việc đáp ứng yêu cầu của người cỏ quyền như một bổn phận không thể chối cãi của mình.
Việc chứng minh tập qn chính là q trình trả lời cho các câu hỏi:
- Có quy tắc tập quán nhất định tồn tại không?;
- Tập quán này có liên quan tới mối quan hệ hay vụ việc tranh chấp khơng?;
- Tập qn này có thể được áp dụng trong trường hợp này khơng?
Việc xác định có tồn tại quy tắc tập quán hay không phụ thuộc hoàn toàn vào việc chứng minh các yếu tố của tập quán, tức là phải chứng minh
rằng: đã có sự tồn tại của quy tắc xử sự trong một cộng đồng nhất định, được
sử dụng lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian, được mọi thành viên của
cộng đồng đó biết đến và mong muốn tuân thủ. Việc xác định quy tắc tập quán này có liên quan tới mối quan hệ hoặc vụ việc tranh chấp hay không,
phụ thuộc vào việc phân tích các tình tiết pháp lý của vụ việc tranh chấp. Nếu các tình tiết cho thấy quan hệ bị phá vỡ bởi tranh chấp phù hợp với nội dung và hướng điều tiết của quy tắc tập qn, thì có thể kết luận quy tắc tập qn
đó có liên quan.
Sau cùng, việc thẩm định quy tắc tập quán đó có thể đem ra áp dụng
hay không phụ thuộc vào các điều kiện như: hiện không có quy định pháp luật
nào cung cấp giải pháp giải quyết tranh chấp đang được xem xét; quy tắc tập
quán này không chông lại trật tự công cộng; và không chông lại đạo đức hay
thuần phong mỹ tục.
Xét từ phương diện chứng cứ, các chứng minh trên làm rõ nét ba thuộc tính của chứng cứ, đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp, có nghĩa là quy tắc tập quán được đem ra áp dụng tồn tại ngoài ý muốn chủ quan
của các bên tranh chấp và những người liên quan, có khả năng xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật
về trình bày, chứng minh và điều kiện áp dụng.
ĩ.4.2. Kỹ thuật chúng minh tập quán
Trong cộng đồng các dân tộc bản địa ở Tây nguyên, các quy tắc tập
quán được người phán xử tuyên dẫn. TS Ngô Đức Thịnh đã kết luận “Dơ luật
tục được lưu truyền bằng miệng, trước khi đượcvănbảnhỏa, nênnhiều người chuyên xửkiện thuộclòng Luật tục”.[34] Kỹ thuật xét xử như vậy
không thể phù hợp với sự phức tạp của quan hệ xã hội, sự phong phú của
nguồn luật và sự hội nhập quốc tế hiện nay.
Hơn nữa xét về tính chất của Bộ luật Tố tụng Dân sự, là luật cùa các
bên tranh chấp, có nghĩa là thẩm phán chỉ có vai trò trọng tài cho các bên
tranh chấp, và nguyên lý người nào muốn bảo vệ quyền lợi của mình, người
đó phải có trách nhiệm chúng minh. Do đỏ, việc người giải quyết tranh chấp
chứng minh và tuyên bố qui tắc tập qn là khơng thích hợp. Trong xét xử các
tranh chấp về luật tư, tòa án đóng vai trị trọng tài, các bên là những người
tranh tụng và phải dần chứng tập quán. Việc dẫn chứng này có một kỳ thuật
khá phức tạp.
Việc dẫn chứng tập quán gắn liền với việc giải thích tập quán. Giải
thích tập quán cũng là giải thích pháp luật. Ờ Việt Nam giải thích pháp luật thường được hiếu là làm sáng tỏ về mặt tư tưởng và nội dung của các quy
phạm pháp luật, đảm bảo cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất pháp luật. Hoạt động giải thích pháp luật được chia thành giải thích
khơng chính thức và giải thích chính thức, trong đó giải thích chính thức là
một hoạt động của những cơ quan nhà nước có thấm quyền. Quan niệm này
nghiêng về giải thích các quy phạm pháp luật chứa đựng trong các văn bản pháp luật.
Giải thích khơng chính thức các quy tắc tập quán có thể được tiến hành bởi các nhà xã hội học, phong tục học, văn hóa học, dân tộc học, lịch sử học... Giải thích khơng chính thức theo biện pháp này là xem xét các quy tắc
tập qn ở các góc độ chun mơn khác nhau, nhưng giúp ích khơng nhị cho
các luật gia trong việc giải thích chính thức các quy tắc tập quán để áp dụng