Căn cứ về áp dụng luật tục để giải quyết các quan hệ về Hôn nhân và gia

Một phần của tài liệu Áp dụng luật tục để giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình trong cộng đồng người dân tộc ê đê ở tây nguyên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51 - 53)

Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tập quánlà quy tắc xử sự

có nội dung rõ ràng để xác định quyền,nghĩa vụ của cá nhãn, pháp nhản trongquan hệ dânsự cụ thế, được hình thành vàlậpđi lập lại nhiều lầntrong một thờigian dài, đượcthừa nhận và áp dụng rộng rãitrong mộtvùng, miền, dãn tộc, cộng đồng dâncưhoặc trong mộtlĩnh vực dãn sự.Trườnghọp các bên khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng quy định thìcóthểáp dụngtập qn, nhưng tậpqn áp dụng khơng được trảivớicácnguyêntắc cơ bản của pháp luật Dânsự quyđịnh tại điều 3 củaBộ Luật này

Quy định trên của BLDS năm 2015 cho thấy sự chú trọng việc áp dụng

các quy tắc cùa tập quán pháp để giải quyết các mối quan hệ, các tranh chấp

giữa các bên ở Việt Nam hiện nay. Các quy tắc của Tập quán pháp có thứ tự ưu tiên chỉ sau văn bản quy phạm pháp luật, và sự thỏa thuận giữa các bên

liên hệ. Tuy nhiên các quy tắc tập quán được áp dụng không thế trái với các nguyên tắc của Bộ luật Dân sự. Vì vậy: “Tậpqncỏ thê đượcáp dụng với

tính cách là một nguồn của luậtdãn sự khicó đủ cácđiều kiện: (ỉ) Đãthành thông dụng, được đông đảo mọingườisinh sốngtrên cùng địa bàn hoặccùng hànhnghề trêncùng mộtlĩnh vực thừa nhận; (ii)Khỏng trái với nguyêntắc

được quy định trong BộluậtDân sự; (iii) Chỉđược áp dụng nếu quan hệ pháp luật đó chưa được pháp luật quy định hoặc các bên trong quanhệ đó

khơng có thỏathuận

Điều kiện không trái với các nguyên tắc của Bộ luật Dân sự nói trên là một điều kiện khó xác định, bởi Bộ luật Dân sự 2015 quy định nhiều nguyên tắc ở các tầng nấc khác nhau và đôi khi khó giải thích một cách đầy đủ trong

các mối liên hệ.

Đối với người Ê đê ở Tây Nguyên, Luật tục quy định các biện pháp xử

lý các hành vi vi phạm phong tục tập quán của cộng đồng người Ê đê nhằm

mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích, tài sản, danh dự, nhân phẩm, tính mạng,

sức khỏe của mọi người trong cộng đồng, trực tiếp bảo vệ người bị xâm hại bằng các hình thức xử phạt, nhằm giáo dục, răn đe đối với người có hành vi vi phạm, đồng thời cũng là biện pháp nhàm nhắc nhỡ những người khác phải tôn trọng các quy định của phong tục, tập quán được coi là luật tục - trong bn

làng, qua đó duy trì cuộc sống bình yên của cộng đồng.

Mặc dù Luật tục Ê đê không quy định cụ thể về đối tượng, phạm vi, mức độ, thẩm quyền xử lý vi phạm, nhưng các quy định về phong tục tập quán được truyền miệng từ ngàn xưa, đã thể hiện như sau:

vềđốitượngbị xửlý', là những người - hoặc cha mẹ của người - có các hành vi trái với quy định của phong tục, tập quán, trái với lệ làng, hoặc trái với lời hứa, lời cam kết.

về phạm vi xử lý: Phong tục tập quán của cộng đồng người Ê đê căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi để ấn định phạm vi xử lý.

vềmức độ xử lý hành vivi phạm: Việc áp dụng các mức độ xừ lý những hành vi vi phạm phụ thuộc hoàn toàn vào mỗi buôn, làng, cùng với sự

thỏa thuận của các bên đưcmg sự. Các bên đương sự có thể là gia đình, họ

hàng của người có hành vi vi phạm, và gia đình, họ hàng của người đã bị hành vi vi phạm xâm hại đến.

vềthâm quyền xử lý viphạm: Người có thẩm quyền xử lý những hành

vi vi phạm là những người đại diện cho các bên đương sự. Họ thường là những ngưởi lớn tuối trong giòng họ như ơng, bà , bác, chú, dì... có hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, về lệ làng. Những người đại diện cho hai bên đương sự sẽ chọn thời gian, địa điếm đế tiến hành giải quyết sự việc khi có yêu cầu của bên vi phạm.

Nêu sự việc đã được những người đại diện cho hai bên gia đình giải

quyết nhưng khơng ổn thỏa, thì sự việc sẽ được chuyển đến Già làng để trực tiếp giải quyết. Đối với những hành vi vi phạm thuộc loại nghiêm trọng, thì

chỉ có Già làng mới có thấm quyền giải quyết.

về thời hạnthi hành kết luậntrongviệc xử lý các hành vi vi phạm'. Các hình thức xử lý các hành vi vi phạm sau khi được hai bên gia đình hoặc Già

làng quyết định đều phải được thi hành ngay sau khi công bố giải quyết xong sự việc.

Mặc dù khơng có bất kỳ một biện pháp chế tài nào vụ thế, các hành vi

vi phạm luật tục khi đã bị xử lý thì người có hành vi vi phạm thường chấp hành triệt để phán quyết về việc xử lý ấy.

Từ sau ngày đất nước thống nhất, việc giải quyết các hành vi vi phạm

trong cộng đồng người dân tộc Ê đê đã có nhiều thay đổi, nếu có sự việc xảy

ra mà hai bên gia đình, họ hàng khơng giãi quyết được, thì một trong hai bên

làm đơn gửi đến ban hịa giải của thơn, bn, xã để yêu cầu giải quyết.

2.3. Thực tiễn áp dụng luật tục để giải quyết các quan hệ trong lĩnhvực hơn nhân và gia đình của người Ê đê

Một phần của tài liệu Áp dụng luật tục để giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình trong cộng đồng người dân tộc ê đê ở tây nguyên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)