- Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lấy mẫu.
Nhà máy dùng ca múc nước thải bằng thép không rỉ để phục vụ cho việc lấy mẫu. - Bước 2. Ghi hoặc dán ký hiệu mẫu lên bình đựng.
- Bước 3. Đeo găng tay, khử trùng ca múc nước thải bằng cồn 70% – đốt và để nguội.
- Bước 4. Lấy mẫu phân tích vi sinh vật: Dùng ca đã khử trùng nước thải, mở nắp bình chứa mẫu đã khử trùng, đổ nước thải vào, mực nước cách miệng bình khoảng 1 cm – 1,5 cm thì đậy nắp bình lại, giữ mẫu trong thùng bảo quản ở nhiệt độ 1 – 50C. Nếu phải lấy mẫu gộp, thì lần thứ 2 và lần thứ 3 cũng làm tương tự như trên, gộp 3 mẫu thành một mẫu chính thức (100ml).
- Bước 5. Lấy mẫu phân tích kim loại nặng: Dùng ca múc khoảng ½ ca nước thải, sử dụng pH kế và dung dịch axit nitric 50% chuẩn cho pH < 2, sau đó mở nắp bình chứa mẫu đổ nước thải vào, mực nước cách miệng bình khoảng 1 cm – 1,5 cm thì đậy nắp bình lại bảo quản ở nhiệt độ.
- Bước 6. Lấy mẫu phân tích chất hóa học: Dùng ca múc khoảng ½ ca nước thải, sử dụng pH kế và dung dịch axit sunfuric 50% chuẩn cho pH < 2, sau đó mở nắp bình chứa mẫu đổ nước thải vào, mực nước cách miệng bình khoảng 1 cm – 1,5 cm thì đậy nắp bình lại bảo quản ở nhiệt độ thường. Nếu phải lấy mẫu gộp, thì lần thứ 2 và lần thứ 3 cũng làm tương tự như trên (bước 4 – 6), gộp 3 mẫu thành một mẫu chính thức.
- Bước 7. Lấy các mẫu khác (thực hiện tương tự như hai bước 5 và 6)
Bảng 2.9: Các dụng cụ lấy mẫu và chất bảo quản
Thông số Bình đựng Số lượng Chất bảo quản
pH Chất rắn lơ lửng Chất rắn có thể lắng BOD Nhựa polyetylen 21 Không cần Phân tích càng sớm càng tốt
Bảo quản ở nhiệt độ 1 – 50C (khi địa điểm lấy mẫu ở quá xa).
COD Thủy tinh 50 ml Dung dịch H2SO4 (pH < 2) Amoniax
Nitrate Nitrite Phosphate
Thủy tinh 50 ml 1 ml chloroform
Bảo quản ở nhiệt độ 1 – 50C (khi địa điểm lấy mẫu ở quá xa).
Tổng N Tổng P
Thủy tinh 50 ml Dung dịch H2SO4 (pH < 2)
Hàm lượng sinh khối Sinh khối lắng
Nhựa polyetylen
50 ml Không cần
Phân tích càng sớm càng tốt
Bảo quản ở nhiệt độ 1 – 50C (khi địa điểm lấy mẫu ở quá xa).
(Nguồn: Nhà máy XLNT KCN Biên Hòa II)