Trong giai đoạn II của nhà máy xử lý nước thải tập trung tại KCN Biên Hòa II, các hạng mục do Công ty Đầu tư Phát triển môi trường SFC Việt Nam thực hiện. Công nghệ C- Tech được áp dụng cho giai đoạn II nhưng kết nối với công nghệ Unitank của giai đoạn I. Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 40: 2011/BTNMT về nước thải công nghiệp, cột A.
Hình 1.10: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải trong giai đoạn II
SONG CHẮN RÁC THÔ NƯỚC THẢI BỂ THU GOM B01 SÀNG LỌC RÁC TINH BỂ BÁO ĐỘNG B03 BỂ KEO TỤ A04 BỂ LẮNG B04 BỂ ĐIỀU HÒA BỂ NÉN BÙN MÁY LY TÂM BÙN BÙN SAU LY TÂM SÂN PHƠI BÙN XỬ LÝ AN TOÀN Không khí Không khí Javen Nước dư BỂ SELECTOR BỂ C - TECH HỒ HOÀN THIỆN
Ghi chú:
Đường nước Đường bùn
Đường khí, đường hóa chất
1.6.3.1. Thuyết minh công nghệ xử lý
- Nước thải của các nhà máy trong KCN được tập trung về bể gom, trước khi vào bể gom các loại rác có kích thước lớn hơn 2,5 cm sẽ được tách ra nhờ song chắn rác đặt phía trước bể gom. Sau đó nước thải được các bơm chìm hoạt động theo nguyên tắc phao (2 bơm của giai đoạn I và 1 bơm sẽ lắp mới ở giai đoạn II) luân phiên bơm nước lên máy tách rác tinh (để tách các loại rác có kích thước lớn hơn 5 mm).
- Từ máy tách rác tinh này, tùy thuộc đặc tính của nước thải đầu vào: nếu không ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học thì nước thải sẽ chảy sang bể điều hòa, nếu ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học thì nước thải sẽ chuyển sang công đoạn xử lý hóa lý (các hạng mục thuộc công đoạn xử lý hóa lý đã được xây dựng ở giai đoạn I). Nước thải sau xử lý hóa lý sẽ chảy sang bể điều hòa.
- Nước thải từ bể điều hòa được dẫn sang bể Selector . Ngăn đầu tiên của bể Selector có nhiệm vụ tiếp nhận và hòa trộn nguồn nước thải đưa vào hệ thống cùng lượng bùn hồi lưu lắp đặt trong bể C-tech, đảm bảo điều kiện tối ưu nhất cho quá trình xử lý sinh học theo mẻ có tuần hoàn bùn hoạt tính ở bể C-tech. Lưu lượng nước thải sẽ được tính toán thông qua thể tính rút nước trong bể C-tech và thời gian hoạt động của mỗi chu kỳ xử lý.
- Tại bể C - tech các chất ô nhiễm trong nước thải được xử lý bởi các tác nhân là vi sinh vật (bùn hoạt tính) và được cấp khí từ máy thổi khí thông qua hệ thống phân phối khí dạng bọt mịn được lắp đặt dưới bể. Quá trính cấp khí diễn ra trong thời gian đầu của chu kì nhằm cung cấp đủ lượng oxi cần thiết cho quá trình cũng như khuấy trộn tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật với chất ô nhiễm. Sau thời gian sục khí vừa đủ, ngừng cấp khí vào bể và để lắng, thời gian này sẽ diễn ra mãnh liệt quá trình khử Nitơ. Cuối chu kì xử lí, phần nước trong bên trên chảy vào Decantor (thiết bị thu nước) và được đưa sang hồ hoàn thiện. Hồ hoàn thiện có 3
ngăn với 3 chức năng làm sạch nước thải. Ngăn thứ nhất và thứ hai là giai đoạn xử lý tiếp theo nhờ sinh vật thủy sinh. Một phần vi khuẩn trong nước sẽ bị khử bởi ánh sáng mặt trời. Hệ thống thực vật thủy sinh: lục bình, bèo tấm, tảo… có khả năng phân hủy các hợp chất của N, P góp phần làm ổn định chất lượng nước. Nước sau khi qua 2 ngăn của hồ hoàn thiện sẽ được châm javen tại bể khử trùng và được thải ra ngoài môi trường.
1.6.3.2. Cấu tạo và nhiệm vụ của các công trình đơn vị chính
Công nghệ C- tech là phương pháp xử lý nước thải tuần hoàn bùn hoạt tính, được phát triển dựa trên nền tảng của công nghệ SBR. Các hạng mục công trình của giai đoạn II được tận dụng từ các công trình sẵn có của giai đoạn I nhằm tiết kiệm diện tích xây dựng
Bảng 1.6: Các hạng mục trong quy trình công nghệ Nhà máy XLNT Tập Trung KCN Biên Hòa II – giai đoạn II
Các hạng mục Mô tả
Bể gom - Lắp đặt thêm 1 bơm nước thải với công suất Q = 380 m3/giờ.
- Sử dụng bể gom có sẵn mà không cần có bất cứ thay đổi nào.
Bể điều hòa - Lắp đặt thêm 1 bơm nước thải với công suất Q = 250 m3/giờ.
- Sử dụng bể điều hòa có sẵn mà không cần có bất cứ thay đổi nào.
Máy tách rác - Máy tách rác dạng trống quay, công suất 700 m3/giờ.
- Tách các loại rác có kích thước 2 mm.
- Chế độ hoạt động dựa trên tình trạng hoạt động của bơm bể gom.
Bể sinh học
theo mẻ có tuần hoàn bùn hoạt tính, C-tech
- Có bể Selector, giúp tăng cường khả năng xử lý và đảm bảo khả năng đệm, chống sốc tải trong quá trình vận hành.
- Trong bể diễn ra các quá trình xử lý chính sau: hiếu khí và thiếu khí.
- Có thể xử lý được trên 90% các hợp chất hữu cơ, các hợp chất chứa Nitơ và Photpho rất hiệu quả.
chỉnh tự động bằng hệ thống van khí nén được cài đặt tự động.
Thiết bị thu
nước
- Lắp đặt trong bể sinh học.
- Có nhiệm vụ tách nước trong quá trình xử lý sinh học.
- Thiết bị chế tạo theo công nghệ tiên tiến giúp cho việc tách nước ra khỏi hệ thống được nhanh chóng, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng ổn định.
- Không kéo theo cặn lơ lửng và váng bọt vào dòng nước ra. - Hoạt động tự động hoàn toàn.
Bơm bùn tuần hoàn
- Lắp đặt trong bể sinh học.
- Có nhiệm vụ bơm tuần hoàn bùn.
(Nguồn: Công ty Đầu tư Phát triển môi trường SFC Việt Nam)
a. Bể Selector
Trong công nghệ C- tech, bùn được tuần hoàn lại bể Selector trộn cùng với dòng nước thải đầu vào. Bể Selector được thiết kế đặc biệt có thể tự đảo trộn dòng nước, tránh việc lắng đọng cục bộ, đồng thời duy trì hàm lượng bùn ở mức độ cực lớn, tạo điều kiện hết sức thuận lợi để bẻ gãy các liên kết hữu cơ khó phân hủy, tạo thành các mạch ngắn dễ dàng phân hủy. Đồng thời tại đây duy trì môi trường thiếu khí/yếm khí, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy nitơ và photpho diễn ra mãnh liệt.
Hình 1.11: Nguyên tắc hoạt động của bể Selector b. Bể C – Tech
Chu trình xử lý tại bể C-tech dược mô tả như sau: + 1 và 2 giờ đầu: điền đầy và sục khí.
+ Giờ thứ 3: lắng.
+ Giờ thứ 4: rút nước (Decanting)
Hình 1.12: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của công nghệ C – Tech
Hệ thống phân phối khí dạng bọt mịn được lắp dưới đáy bể C – Tech làm tăng khả năng hấp thụ oxi vào trong nước thải, tiết kiệm năng lượng cấp khí, đẩy nhanh quá trình phát triển của vi sinh vật.
Thiết bị Decanter rút nước trong của bể C- tech được SFCA- SFCU thiết kế đặc biệt, hoạt động tự động theo chu kỳ, sử dụng động cơ nâng hạ, tránh được hiện tượng bùn hoạt tính tràn vào như ở các thiết bị decanter thông thường.
Các quá trình như oxy hóa cacbon, quá trình nitrat hóa, khử nitơ và khử photpho bằng phương pháp sinh học trong C- tech được diễn ra đồng thời. Quá trình xử lý sẽ diễn ra liên tục khi hệ thống được lắp đặt ít nhất là 2 bể hoạt động song song.
Hình 1.13: Thiết bị Decanter