Cơng dụng của sự thải nước tiểu

Một phần của tài liệu Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 64 - 68)

+ Loại những chất bã độc, các độc tố, các chất lạ (như thuốc, rượu) ra khỏi cơ thể.

+ Điều hòa huyết áp.

+ Duy trì thành phần hóa học và điều hịa pH máu.

2.3. Ý nghĩa của việc kiểm tra nước tiểu

+ Để chẩn đoán khi phát hiện ra các chất lạ trong nước tiểu (tiểu đường, tiểu protit, ngộ độc, tiểu ra huyết sắc tố…).

+ Để điều trị bệnh: Trong thú y dùng những thuốc có đường thải trừ qua nước tiểu cịn ngun hoạt tính để điều trị bệnh thận, bệnh đường tiết niệu.

+ Để chẩn đốn có thai hoăc chẩn đốn thai bị bệnh vì trong nước tiểu có tồn tại kích thích tố thời kỳ mang thai.

Câu hỏi và bài tập

1. Nêu vị trí, hính thái của thận ngựa?

2. Trình bày kết cấu từng phần của hệ tiết niệu?

3. Trình bày sự thải nước tiểu và công dụng của nước tiểu?

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm thường xuyên) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về vị trí, chức năng hệ tiết niệu trong cơ thể vật nuôi.

Ghi nhớ

Mỗi nội dung học sinh đều phải xác định được vị trí, chức năng của thận, bàng quang đối với cơ thể gia súc.

Bài 7: BỘ MÁY SINH DỤC

Mã bài: B07 Giới thiệu

Bài 7 giới thiệu hình thái, vị trí, đặc điểm và chức năng hoạt động của bộ máy sinh dục ở trạng thái bình thường của vật ni, là cơ sở cho việc xác định đặc điểm và chức năng khi cơ thể vật nuôi bị bệnh.

- Mô tả được kết cấu từng phần bộ máy sinh dục đực, cái.

- Trình bày được cấu tạo của bộ máy sinh dục, giải thích được các cơ chế liên quan đến sinh sản, tiết sữa.

- Cẩn thận, nhẹ nhàng trong q trình chăm sóc, thăm khám cơ quan sinh sản của động vật.

Nội dung chính:

1. Bộ máy sinh dục đực

1.1. Giải phẫu bộ máy sinh dục đực 1.1.1. Dịch hoàn

1.1.2. Thượng hoàn 1.1.3. Bao dịch hoàn 1.1.4. Ống dẫn tinh

1.1.5. Niệu đạo và dương vật 1.1.6. Các tuyến sinh dục phụ 1.2. Sinh lý bộ máy sinh dục đực

1.2.1. Sự thành thục về tính của con đực 1.2.2. Tế bào sinh dục đực

1.2.3. Sự sinh tinh và tinh dịch

2. Bộ máy sinh dục cái

2.1. Giải phẫu bộ máy sinh dục cái 2.1.1. Buồng trứng 2.1.2. Ống dẫn trứng 2.1.3. Tử cung 2.1.4. Âm đạo 2.1.5. Âm hộ 2.1.6. Vú

2.2. Sinh lý bộ máy sinh dục cái

2.2.1. Sự thành thục về tính của con cái

2.2.2. Q trình tạo thành trứng và sự rụng trứng 2.2.3. Chu ký tính

2.2.4. Sự thụ tinh

2.2.5. Sinh lý mang thai 2.2.6. Sinh lý đẻ

2.2.7. Sinh lý tiết sữa

1. Bộ máy sinh dục đực

1.1. Giải phẫu bộ máy sinh dục đực

Gồm dịch hoàn, thượng hoàn, ống dẫn tinh, niệu đạo, dương vật và các tuyến sinh dục phụ

1.1.1. Dịch hồn (tinh hồn): có hai chức năng:

+ Sản sinh ra tinh trùng.

+ Sinh ra hormone sinh dục đực là testosteron quyết định đặc tính sinh dục phụ thứ cấp, tăng cường trao đổi chất.

- Vị trí, hình thái

Dịch hồn gồm một đơi, hình trứng dẹp, nằm trong bao tinh hồn (ngồi cùng là lớp da có khả năng co giãn lớn, kế đến là lớp mơ liên kết có tính đàn hồi và lớp cơ, tiếp đến là màng phúc mạc kéo dài), hai mặt tròn trơn, được treo bên trong bao bởi thừng dịch hoàn. Thừng dịch hoàn cấu tạo gồm mạch máu (động mạch, tĩnh mạch), mạch bạch huyết, dây thần kinh, ống dẫn tinh và cơ treo tinh hoàn.

Ngựa: Dịch hoàn nằm ở giữa, hai bên là bẹn.

Ở bị, hai tinh hồn được treo hai bên dương vật, ở giữa háng, nằm sau bốn vú nhỏ.

Ở lợn, hai tinh hồn nằm phía sau dưới hậu mơn.

Hình 28: Bộ máy sinh dục ngựa đực

-Cấu tạo

* Ngoài cùng:Là màng sợi chắc (màng liên kết) nhiều mạch quản và thần kinh. Màng liên kết phát ra những vách ngăn chia tinh hoàn thành nhiều tiểu thùy. Tinh hồn có màu vàng nhạt, mềm.

Bổ dọc tinh hồn từ ngồi vào trong gồm các lớp:

* Ngoài cùng:Là màng sợi chắc (màng liên kết) nhiều mạch quản và thần kinh. Màng liên kết phát ra những vách ngăn chia tinh hoàn thành nhiều tiểu thùy. Tinh hồn có màu vàng nhạt, mềm.

*Tronglà mơ dịch hồn, mềm, trắng giống bã đậu nằm trong các thùy giữa các vách ngăn.

1.1.2. Thượng hoàn (phụ dịch hoàn, mào tinh)

-Vị trí, hình thái: thượng hồn giống như con đỉa nằm ở đầu trên, 1 bên thân và đầu dưới của dịch hoàn gồm: đầu ở trên, giữa là thân và đầu dưới là đi, từ đây có ống dẫn tinh đi ra.

-Cấu tạo: Ngoài là lớp màng sợi, trong là các ống sinh tinh, ở đầu trên khoảng từ 15-20 ống từ dịch hoàn đi lên, chúng uốn lượn, gấp đi gấp lại tập trung thành 6-10 ống ở phần thân. Đi xuống đi chỉ cịn 2-3 ống cuối cùng thành 1 ống sinh tinh ra khỏi đi thượng hồn.

-Chức năng:

+ Thượng hoàn là nơi để cho tinh trùng hoàn chỉnh về cấu chúc, chức năng và kiện toàn năng lực thụ tinh.

+ Thượng hoàn là nơi dự trữ tinh trùng chờ dịp ra ngoài.

1.1.3. Bao dịch hoàn

Từ 1/2-2/3 thời gian mang thai dịch hoàn phát triển trong xoang bụng của bào thai. Cuối giai đoạn bào thai dịch hoàn di chuyển từ trong xoang bụng qua ống bẹn vào cư trú trong bao dịch hoàn. Bao dịch hoàn giống như 1 cái túi nằm ngoài vách bụng ở vùng bẹn (ngựa, bị) hoặc dưới hậu mơn (lợn, chó)

Cấu tạo: gồm 5 lớp

+ Ngồi: là da mịn, mỏng, nhạy cảm do da bụng tạo thành.

+ Giữa: là lớp màng bóc, cấu tạo bằng tổ chức sợi liên kết xen lẫn sợi cơ trơn dính sát vào da tác dụng bảo vệ và điều tiết thân nhiệt. Màng này tạo thành 1 vách ngăn ở giữa làm thành 2 túi, mỗi túi bao lấy 1 thượng hoàn, 1 dịch hoàn và 1 đoạn ống dẫn tinh.

+ Cơ treo (cơ nâng) dịch hoàn: treo đầu trên, 1 bên thân của dịch hoàn và thượng hoàn.

+ Trong: lớp giáp mạc chung do lá thành màng bụng kéo xuống tạo thành, bao chung cơ dịch hoàn, thượng hoàn.

1.1.4. Ống dẫn tinh

Là một ống dài nối từ tinh hồn phụ đến niệu tinh quản, phía sau của cổ bọng đái, nơi có tuyến tinh nang. Đường đi như sau: Từ đi tinh hồn phụ chui lên xoang bụng qua ống bẹn cùng dây thần kinh, mạch máu, đến trước cửa vào xoang chậu, trên bọng đái, áp miệng với ống dẫn tinh bên kia tạo thành hình chữ V, trở thành ống phóng tinh đổ tinh dịch vào niệu đạo.

1.1.5. Niệu đạo và dương vật

Là đường chung cho cả dẫn tinh và dẫn tiểu, bắt đầu từ cổ bọng đái đến dương vật ở gần rốn, ống này gồm 2 đoạn:

+Đoạn nằm trong xoang chậu: Bắt đầu từ cổ bọng đái đến phía sau qua xương ngồi.

+ Đoạn ngồi xoang chậu: Từ phía sau của xoang chậu bẻ cong đi về phía trước, ở phía dưới bụng tới gần rốn.

Dương vật

Là cơ quan giao cấu của con đực. Nó bắt đầu từ phía sau xoang chậu đi về phía trước tới vùng rốn.

-Cấu tạo dương vật gồm ba đoạn:

+ Rễ dương vật: Phần bám vào phía sau xoang chậu.

+ Thân dương vật: Nằm giữa.

+ Đầu dương vật: Đoạn tận cùng nằm về phía trước.

Ngựa dương vật thẳng, quy đầu hình tù như hoa sen. Nang tuyến hình túi to bằng hạt lê dài 12-15cm đổ vào cùng 1 chỗ với ống phóng tinh.

1.1.6. Các tuyến sinh dục phụ- Tuyến tinh nang - Tuyến tinh nang

Gồm hai túi, nằm ở vùng cổ bọng đái, màu hồng nhạt có tiết ra chất keo và dịch pha loãng tinh dịch.

+ Chất keo: Ban đầu tiết ra cịn lỗng. Sau ra ngồi, gặp khơng khí nó hấp thu nước trong khơng khi, ra khỏi ống phóng tinh thì trở nên keo đặc có tác dụng như một cái nút bịt cửa âm đạo của con cái, giữ cho tinh dịch khỏi chảy ra ngồi khi giao phối.

Trong cơng tác thụ tinh nhân tạo, chất keo này thường được lọc bỏ để dễ dàng cho việc gieo tinh.

+ Chất dịch tinh nang có nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng làm tăng hoạt lực tinh trùng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)