- Sinh lý hoạt động của tinh trùng
2.2.3. Chu kình tính (chu kỳ động dục) Khái niệm
- Khái niệm
Khi con cái cái đến tuổi thành thục về tính, cứ sau mỗi khoảng thời gian nhất định cơ thể chúng lại có sự thay đổi về tính lặp đi lặp lại gọi là chu kỳ tính.
Ví dụ: Cứ sau 21 ngày ở con ngựa cái đã thành thục về tính, bộ phận sinh dục ngồi lại sưng, đỏ, chảy nước nhờn và đặc biệt con ngựa lại có trạng thái mê ỳ chịu đực.
Chu kỳ tính có được là do sự tác động của hormone hướng sinh dục là FSH và LH. Trong chu kỳ tính hiện tượng động dục được biểu hiện rõ nhất vì thế cịn gọi là chu kỳ động dục. Trong chu kỳ động dục quan trọng nhất là sự rụng trứng. Chu kỳ động dục chính là khoảng thời gian từ lần rụng trứng này đến lần rụng trứng khác.
-Các giai đoạn của chu kỳ động dục:chia thành 4 giai đoạn tương đối rõ rệt.
*Giai đoạn trước động dục:
Biểu hiện bên ngồi khơng rõ rệt, chủ yếu có sự thay đổi bên trong cơ quan sinh dục như:
+ Máu dồn đến nhiều.
+ Màng nhày tử cung, âm đao tăng sinh, dầy lên. + Các tuyến ở đường sinh dục tăng cường hoạt động.
+ Nhu động của sừng tử cung đươc tăng cường. + Bao noãn phát triển và thành thục.
*Giai đoạn động dục:(còn gọi là giai đoạn lên giống)
Đây là thời kỳ biểu hiện tính dục của con cái. Những biểu hiện ở giai đoạn trước càng rõ rệt hơn. Lúc này trứng chín và rụng xuống.
+ Bên ngồi:Âm hộ cương lên, dịch nhờn từ âm hộ chảy ra, ban đầu loãng sau khi âm hộ bớt cương chuyển từ màu đỏ sang hồng (hoăc hơi tái đi) thì dịch nhờn trở nên keo nhầy. Con vật kém ăn, kêu la, nhảy lên mình con khác và có tư thế đứng im chịu cho giao phối hoặc có tư thế chờ giao phối.
+ Bên trong: Những biến đổi bên trong ở giai đoạn trước càng nhiều hơn và đặc biệt có sự rụng trứng.
*Giai đoạn sau động dục: Ở giai đoạn này con cái trở lại yên tĩnh, không muốn gần con đực. Bên trong, sự tăng sinh của niêm mạc tử cung, âm đạo ngừng lại, biểu mô màng nhày bong ra khơi phục lại trạng thái bình thường. Trên buồng trứng hình thành thể vàng.
*Giai đoạn yên tĩnh (trung gian): Là khoảng thời gian giữa hai lần lên giống. Mọi hoạt động của buồng trứng và tử cung ngừng lại để chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo. Trên bề mặt buồng trứng hình thành thể trắng.
Bảng 7.4. Chu kỳ động dục của một số loài gia súc
Loài gia súcChu kỳ động dục (ngày)Biến động (ngày)
Ngựa 21 15-25 Bò 21 17-25 Lợn 21 17-27 Thỏ 30 28-32 2.2.4. Sự thụ tinh - Khái niệm
Thụ tinh là sự phối hợp giữa tinh trùng và trứng để cho ra một hợp tử có số lượng nhiễm sắc thể là 2n. Sự thụ tinh không phải là sự kết hợp đơn giản giữa tinh trùng và tế bào trứng mà là q trình đồng hóa và dị hóa lẫn nhau một cách phức tạp giữa hai tế bào sinh dục.
- Q trình thụ tinh
Giai đoạn khơng chọn lọc: Trứng có chất (axit hyaluronic) để thu hút tinh trùng. Tinh trùng bơi mau đến trứng. Tinh trùng tiết ra men hyaluronidaza để hoà tan axit hyaluronic cũng là chất liên kết giữa các tế bào vành phóng xạ, nhờ đó bộc lộ được trứng ra. Các tinh trùng nào có men đó là có thể làm được việc này.
Giai đoạn chọn lọc: Tinh trùng chui vào trong tế bào trứng qua màng trứng. Chỉ có tinh trùng cùng lồi mới vào được vì sự chọn lọc của tế bào trứng rất chặt chẽ. Có thể từ một hoặc một vài tinh trùng chui vào được nhưng chỉ có một tinh trùng kết hợp được với nhân của trứng, còn các tinh trùng khác sẽ bị đồng hóa và tiêu biến đi.
Giai đoạn kết hợp: Tinh trùng vào được trong trứng, đầu tách ra khỏi các phần khác, thân và đuôi đều tiêu biến trong tế bào chất của trứng. Nhân của tinh trùng đó kết hợp với nhân của trứng tạo thành nhân thụ tinh có 2n nhiễm sắc thể và bắt đầu phân bào nguyên nhiễm lần đầu tiên.
Điều kiện của sự thụ tinh
+ Trứng và tinh trùng phải gặp nhau.
+Trứng và tinh trùng phải bình thường và đã thành thục. Số lượng tinh dịch và nồng độ tinh trùng phải đủ.
+ Mơi trường thích hợp: pH ≥7 và nhỏ hơn 7,4.