Phản xạ có điều kiện + Khái niệm:

Một phần của tài liệu Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 90 - 93)

+ Khái niệm:

Phản xạ có điều kiện là phản xạ được thiết lập trong đời sống cá thể mỗi loài động vật, do hai tác nhân kích thích trực tiếp và gián tiếp gần nhau được lặp đi lặp lại nhiều lần thông qua vỏ đại não mà phát sinh ra.

Điều kiện ở đây là tác nhân kích thích trực tiếp và gián tiếp gần nhau, lặp đi, lặp lại nhiều lần.

Tính chất của phản xạ có điều kiện:

Phản xạ có điều kiện có liên quan mật thiết với trí nhớ vì vậy cần đến sự toàn vẹn của vỏ đại não và cần được luyện tập để củng cố phản xạ này.

Bất cứ phản xạ có điều kiện nào cũng được thành lập trên cơ sở phản xạ khơng điều kiện.

Ví dụ: Ta tập cho chó ăn quen một loại thức ăn nào đó, sau đó chỉ nhìn thấy hoặc ngửi thấy mùi thức ăn quen thuộc chó cũng có phản xạ tiết nước bọt.

* Phân loại phản xạ có điều kiện: có 2 loại

Phản xạ có điều kiện tự nhiên: Phản xạ được tự thiết lập trong đời sống cá thể. Ví dụ: gà con bắt chước mẹ đi tìm mồi. Thú hoang biết tránh mưa, tránh nắng.

Phản xạ có điều kiện nhân tạo: Phản xạ được thiết lập có sự tác động của con người nhằm bắt gia súc phục vụ cho con người. Ví dụ: tập cho gia súc đực giống nhảy giá; Tập vắt sữa bò trong điều kiện cố định;Tập cho gia súc ăn uống đúng giờ…

* Ý nghĩa sinh học của phản xạ có điều kiện

Điều kiện ngoại cảnh cũng như trạng thái bản thân động vật không ngừng biến đổi một cách phức tạp. Nếu động vật chỉ nhờ vào một số phản xạ khơng điều kiện có hạn sẽ khơng thích ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và bản thân. Trong quá trình sống động vật thành lập được nhiều phản xạ có điều kiện làm cho nó thích ứng kịp thời, phong phú và hoàn thiện với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh.

Phản xạ có điều kiện khơng ngừng hình thành hoặc mất đi có lợi cho động vật. Khi điều kiện sống thay đổi thì phản xạ có điều kiện cũ bị ức chế và thiết lập phản xạ có điều kiện mới thích ứng với hồn cảnh sống mới.

4.2. Ứng dụng học thuyếp Páp- lốp trong chăn nuôi thú y.

+Thiết lập, duy trì các phản xạ có điều kiện của gia súc có lợi cho con người. + Chăn ni gia súc khỏe mạnh, cho nghỉ ngơi, làm việc vừa sức.

+Tiêm vaccine khi gia súc khỏe mạnh, tỉnh táo thì khả năng đáp ứng miễn dịch cao. +Chữa bệnh bằng giấc ngủ.

+Dùng thuốc an thần hoặc thuốc kích thích thần kinh trung ương trong các trường hợp cụ thể.

Câu hỏi và bài tập

1. So sánh về sự phân bố của hệ giao cảm và phó gia cảm trong cơ thể? 2. Tóm tắt chức năng sinh lý của 5 phần cấu tạo trên bộ não?

3. Phân tích sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ khơng điều kiện trong cơ thể? Lấy ví dụ minh họa?

4.Nêu những ứng dụng của học thuyết Paplop trong CNTY?

Đánh giá kết quả học tập (điểm thường xuyên) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về vị trí, chức năng hệ thần kinh trong cơ thể vật nuôi.

Ghi nhớ

Mỗi nội dung học sinh đều phải xác định được vị trí, chức năng của hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật đối với cơ thể gia súc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. NGƯT, TS Nguyễn Đình Nhung, BSTY Nguyễn Minh Tâm (2005). Giáo trình giải phẫu sinh lý vật nuôi.NXB Nông Nghiệp.

2. Nguyễn Bá Tiếp (2010). Bài giảng giải phẫu vật nuôi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)