5 .Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
7. Cấu trúc của đề tài
2.2. Đề xuất một số biện pháp
2.2.5. Bài tập về cảm thụ văn học thông qua tạo lập văn bản
Rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một trong những nhiệm vụ cần thiết đối với mỗi học sinh tiểu học. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận đƣợc nhiều nét đẹp của văn thơ, đƣợc phong phú thêm tâm hồn, nói – viết tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động. Chính vì vậy, để đánh giá kết quả học tập của học sinh giỏi mơn Tiếng Việt ở Tiểu học, ngồi những bài tập về từ ngữ, ngữ pháp, làm văn, bài kiểm tra cịn có một bài tập về cảm thụ văn học. Tuy nhiên yêu cầu của loại bài tập này chỉ ở mức độ đơn giản, phù hợp với khả năng của học sinh tiểu học.
Để làm tốt cảm thụ văn học, giáo viên nên hƣớng dẫn học sinh thực hiện đầy đủ từng bƣớc sau đây:
*Bƣớc 1: Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (yêu cầu phải trả lời đƣợc điều gì? Cần nêu bật đƣợc ý gì?...)
*Bƣớc 2: Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích đƣợc nêu trong đề bài.
- Đọc : Đọc diễn cảm, đúng ngữ điệu (có thể đọc thành tiếng hoặc đọc thầm). Việc đọc đúng, đọc diễn cảm sẽ giúp mạch thơ, mạch văn thấm vào tâm hồn các em một cách tự nhiên, gây cho các em những cảm xúc, ấn tƣợng trƣớc những tín hiệu nghệ thuật xuất hiện trong đoạn văn, đoạn thơ.
- Tìm hiểu: Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập nhƣ cách dùng từ, đặt câu, cách dùng hình ảnh, chi tiết, cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc nhƣ so sánh, nhân hoá,...cùng với những cảm nhận ban đầu qua cách đọc sẽ giúp các em cảm nhận đƣợc nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ, sâu sắc toát ra từ câu thơ (câu văn).
*Bƣớc 3: Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 10- 12 dòng) hƣớng vào yêu cầu của đề bài. Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt ngƣời đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài: cuối cùng, có thể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ. Đoạn văn có nội dung về cảm thụ văn học ở Tiểu học cần đƣợc diễn đạt một cách hồn nhiên, trong sáng và bộc lộ cảm xúc; cần tránh mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; tránh diễn giải dài dịng hoặc sa vào phân tích quá kỹ. Để làm đƣợc một bài tập về cảm thụ văn đạt kết quả tốt, các em cần thực hiện đầy đủ các bƣớc sau:
Học sinh có thể trình bày đoạn cảm thụ văn theo 2 cách sau:
Cách 1: Mở đầu bằng một câu khái quát (nhƣ nêu ý chính của một đoạn thơ hoặc đoạn văn trong bài tập đọc). Những câu tiếp theo là những câu diễn giải nhằm làm sáng tỏ ý mà câu khái quát (câu mở đoạn) đã nêu ra. Trong quá trình diễn giải, ta kết hợp nêu các tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật đƣợc tác giả sử dụng để tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ (đoạn văn).
Cách 2: Mở đầu bằng cách trả lời thẳng vào câu hỏi chính (Nêu các tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật góp phần nhiều nhất tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ hoặc đoạn văn). Sau đó diễn giải cái hay, cái đẹp về nội dung. Cuối cùng kết thúc là một câu khái quát, tóm lại những điều đã diễn giải ở trên (nhƣ kiểu nêu ý chính của đoạn thơ hoặc đoạn văn) trong bài tập đọc.
Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con.
Qua đoạn thơ, ngƣời cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã
thời ấu thơ?
Học sinh có thể tham khảo:
Qua đoạn thơ, ngƣời cha muốn nói với con : khi lớn lên và từ giã thời ấu thơ, con sẽ bƣớc vào cuộc đời thực có nhiều thử thách nhƣng cũng rất đáng tự hào. Đế có đƣợc hạnh phúc, con phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng đôi tay và khối óc của chính bản thân mình (khơng giống nhƣ hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện đời xƣa, nhờ sự giúp đỡ của Ông Bụt, Bà Tiên,...). Nhƣng hạnh phúc mà con giành đƣợc trong đời thực sẽ thật sự là của con (do chính bàn tay và khối óc của con làm ra), sẽ đem đến cho con niềm tự hào kiểu hãnh.
Ví dụ: Cho đoạn thơ sau:
“Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ơm ấp nóc nhà gianh Trên con đường viền trắng mép đồi xanh Người các ấp tưng bừng ra chợ tết”
(Chợ Tết – Đoàn Văn Cừ)
Đoạn thơ trên miêu tả cảnh gì? Nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
Đoạn thơ là một bức tranh ngôn từ đầy màu sắc về khung cảnh tƣơi đẹp tráng lệ của một vùng quê vào buổi “bình minh”. Trong ánh bình rực rỡ dải mây trắng ở đỉnh núi “đỏ dần” lên, những giọt sƣơng mai long lanh nhƣ những viên ngọc “hồng lam” đang “ơm ấp” những nóc nhà giành nơi thôn ấp rồi con đƣờng uốn lƣợn “viền trắng” nhƣng mép đồi xanh. Đỉnh núi, nóc nhà, con đƣờng… Tất cả đều mang màu sắc tinh khôi rực rỡ. Với óc quan sát tinh tế và cách sử dụng từ ngữ chính xác biểu cảm của nhà thơ, cảnh vật gần gũi quen thuộc của quê hƣơng trở nên đẹp đẽ, sống động lung linh sắc màu. Qua đó ta cảm nhận tình cảm tha thiết của nhà thơ với quê hƣơng.
Ví dụ: Trong bài thơ Chú đi tuần của Trần Ngọc, hình ảnh ngƣời chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya thành phố đƣợc tả nhƣ sau:
Trong đêm khuya vắng vẻ, Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây Gió đơng lạnh buốt đơi tay chú rồi! Rét thì mặc rét cháu ơi!
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
Đoạn thơ nói về ngƣời chiến sĩ đi tuần trong hồn cảnh nhƣ thế nào? Hai dịng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ.
Gợi ý
Đoạn thơ nói về ngƣời chiến sĩ đi tuần trong hồn cảnh có những khó khăn và thử thách: đêm khuya vắng vẻ (khi mọi ngƣời đã yên giấc ngủ say), gió mùa đơng ngồi trời làm lạnh buốt đơi bàn tay. Hai dịng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa thật sâu sắc và đẹp đẽ: ngƣời chiến sĩ rất quan tâm và yêu thƣơng các cháu thiếu nhi, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, khó khăn của cái giá rét đêm khuya (Rét thì mặc rét cháu ơi!) để giữ mãi cho các cháu giấc ngủ ấm áp, bình yên (Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm). Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu thƣơng sâu nặng của ngƣời chiến sĩ đối với con ngƣời.
Ví dụ: Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của em về vẻ đẹp của rừng hƣơng mơ Hƣơng Sơn đƣợc gợi tả qua đoạn thơ sau:
“ Rừng mơ ôm lấy núi Mây trắng đọng thành hoa Gió chiều đơng gờn gợn Hương bay gần bay xa…”
( Rừng mơ – Trần Lê Văn)
Gợi ý
Đoạn thơ đã gợi tả vẻ đẹp của rừng mơ Hƣơng Sơn một cách thật sinh động. Ôi, vẻ đẹp của rừng mơ mới quyến rũ làm sao! Rừng mơ xung quanh núi trông nhƣ rừng mơ ôm thắm thiết lấy núi, nhƣ đang bảo vệ núi. Rừng mơ đƣợc nhân hóa (Ơm lấy núi) thật gắn bó giữa rừng mơ và núi. Hoa mơ nở trắng nhƣ mây trên trời đọng kết lại, những bông hoa mơ nhỏ bé tạo nên một chiếc khăn mềm mại quấn quanh núi. Gió chiều đơng nhẹ nhàng gờn gợn đƣa hƣơng hoa mơ lan tỏa đi khắp nơi. Có thể nói đoạn thơ vẽ ra bức tranh vẻ đẹp của đất trời hòa quyện trong rừng mơ Hƣơng Sơn. Phong cảnh thật hữu tình, em mong một lần đƣợc tới Hƣơng Sơn.
Ví dụ: Trong bài Bài ca về trái đất, nhà thơ Định Hải có viết:
Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, cánh chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất quay! Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận đƣợc những điều gì về trái đất thân yêu.
Ví dụ: Trong bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, nhà thơ Quang
Huy đã miêu tả một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trƣờng sông Đà nhƣ sau:
Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dịng sơng Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Chỉ cịn tiếng đàn ngân nga
Với một dịng trăng lấp lống sơng Đà.
Khổ thơ trên có hình ảnh nào đẹp nhất ? Hình ảnh đó cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc?
Ví dụ: Trong bài Đất nước (Tiếng Việt lớp 5 – tập 2) nhà thơ Nguyễn
Đình Thi có viết:
Mùa thu nay khác rồi,
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi, Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Hãy viết một đoạn văn ngắn cho biết các động từ và tính từ in đậm ở hai câu thơ cuối có tác dụng gợi tả sinh động nhƣ thế nào?
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Khóa luận đã tiến hành trình bày cơ sở xây dựng các biện pháp rèn kỹ năng cảm thụ văn học ở lớp 5 trong các văn bản thơ, dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính hiệu quả, tính khả thi, tính mục tiêu và đảm bảo tính thống nhất giữa cá nhân với tập thể. Nhờ đó mà việc đề xuất một số biện pháp là có căn cứ, xác thực và khách quan. Dựa trên các nguyên tắc và quá trình khảo sát sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, đề tài đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua các văn bản thơ:
+ Luyện đọc diễn cảm.
+ Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị. + Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ. + Bài tập tìm hiểu tác dụng của từ vựng, ngữ pháp. + Bài tập về cảm thụ văn học thông qua tạo lập văn bản.