5 .Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
7. Cấu trúc của đề tài
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Thực trạng cảm thụ văn học các văn bản thơ ở trƣờng tiểu học
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã liên tục đƣa ra nhiều văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nhằm cải thiện và nâng cao chất lƣợng dạy học mơn Tiếng Việt, trong đó đặc biệt chú ý phần cảm thụ văn học. Những việc làm đó là: đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa, tập huấn chƣơng trình thay sách, tổ chức các hội thảo về đổi mới phƣơng pháp dạy học, tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm và các báo cáo khoa học về nâng
cao chất lƣợng các mơn học, triển khai chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo các chu kỳ. Tuy nhiên, nhƣ một vết hằn đã in sâu trong cách nghĩ của giáo viên quan niệm rằng việc dạy cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học một cách đồng loạt là chƣa cần thiết. Mặc dù, có những cơng việc giáo viên và học sinh làm trên lớp, bản chất là đang giúp học sinh cảm thụ văn học nhƣng giáo viên không biết. Hoặc đôi khi giáo viên đề cao quá vấn đề cảm thụ văn học, cho rằng dạy cảm thụ văn học là dạy bồi dƣỡng học sinh giỏi, là dạy nâng cao cho học sinh. Từ việc chƣa nhận thức đƣợc, hoặc là nhận thức chƣa đầy đủ về vai trò quan trọng của việc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh nên phần giúp học sinh cảm thụ văn học thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn thì giáo viên dạy chƣa có hiệu quả nếu khơng dám nói là hời hợt, qua loa. Giáo viên chƣa vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phƣơng pháp dạy học mới, chƣa tìm ra các biện pháp dạy học hiệu quả để áp dụng vào việc rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh. Nếu có dạy cảm thụ văn học thì đa số giáo viên áp đặt cách cảm thụ của mình cho học sinh, trò thừa nhận ý kiến của thầy, cảm thụ lại những điều mà thầy cảm thụ đƣợc. Mà chúng ta đã biết rằng việc cảm thụ của ngƣời lớn có những điểm giống nhƣng cũng có rất nhiều điểm khác so với cảm thụ của trẻ, rõ ràng với cách làm này là chƣa ổn.
Nhƣ vậy, quá trình nhận thức và thực hành cảm thụ văn học của giáo viên và học sinh trong nhà trƣờng tiểu học đang còn nhiều tồn tại. Việc dạy cảm thụ văn học cịn hình thức, chiếu lệ và chủ yếu là thực hiện bằng kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên chứ chƣa có một quy trình nào đảm bảo tính khoa học để bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em. Bản thân các em cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình cảm thụ và diễn đạt kết quả cảm thụ, khiến cho học sinh không thấy hứng thú khi học cảm thụ văn học. Đôi khi học sinh cảm thấy sợ khi làm các bài tập về cảm thụ văn học, đặc biệt là dạng hồi đáp văn bản, học sinh không chủ động trong việc diễn đạt kết quả cảm thụ, “ngại” bày tỏ cảm xúc bằng ngơn ngữ của mình. Nếu nhƣ giáo viên có vốn kiến thức và kỹ năng nhất định về cảm thụ văn học, biết tạo hứng thú học tập ở học sinh bằng cách đƣa ra hệ thống các biện pháp phù hợp kích thích sự tị mị,
ham hiểu biết của các em thì chắc chắn sẽ giải quyết đƣợc những khó khăn này, đồng thời rèn kỹ năng cảm thụ cho học sinh để quá trình bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh từng bƣớc đƣợc nâng lên.
1.3.2.Thực trạng rèn kỹ năng cảm thụ văn học các văn bản thơ cho học sinh lớp 5 ở trƣờng tiểu học Tiên Cát
Đa số những giáo viên trong trƣờng đã có nhận thức tốt về việc cảm thụ văn học và dạy cảm thụ văn học cho học sinh thì một số ít giáo viên giảng dạy chƣa coi trọng việc hƣớng dẫn học sinh cảm thụ nội dung và nghệ thuật qua các bài tập đọc. Cho nên chƣa phát triển đƣợc năng lực cảm thụ bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ hay câu văn, câu thơ cho học sinh. Giáo viên chƣa vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phƣơng pháp dạy học mới, chƣa tìm ra đƣợc các biện pháp dạy học có hiệu quả để áp dụng vào việc rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học. Nếu có cảm thụ văn học thì đa số giáo viên áp đặt cách cảm tụ của mình, trị thừa nhận ý kiến của thầy, cảm thụ lại những điều mà thầy cảm thụ đƣợc. Mà chúng ta đã biết rằng việc cảm thụ của ngƣời lớn có những điểm giống nhƣng cũng có những điểm khác so với cảm thụ của trẻ.
Trong các tiết tập đọc có thể học sinh phát hiện đƣợc các biện pháp nghệ thuật xong chƣa hiểu đƣợc tác dụng của tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? Bởi chính giáo viên dạy chƣa tạo điều kiện để học sinh cảm thụ văn học tốt thông qua các giờ dạy tập đọc dẫn đến các tiết viết bài Tập làm văn của học sinh chƣa vận dụng đƣợc khả năng cảm thụ văn học làm cho các bài văn miêu tả chƣa hay, chƣa sinh động, khả năng bộc lộ cảm xúc của học sinh cịn hạn chế.
Ngun nhân chính là do quá trình nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng cảm thụ văn học cho học sinh chƣa thật đầy đủ, kiến thức về lĩnh vực cảm thụ văn học của giáo viên còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những biện pháp, kỹ năng bồi dƣỡng cảm thụ văn học của giáo viên cho học sinh cịn nhiều lúng túng, hình thức tổ chức dạy học cịn đơn điệu, do đó chƣa thu hút đƣợc học sinh vào hoạt động cảm thụ một cách tích cực. Giáo viên khơng trả lời đƣợc mục đích tác giả viết bài này, câu chuyện này để làm gì?
Một số giáo viên có hiểu nhƣng diễn đạt khơng rõ ràng. Số giáo viên phân tích cách đọc thơ mắc lỗi sai cũng khơng phải là ít, mà đọc sai thì sẽ hiểu sai, sẽ cảm thụ không đúng, dẫn đến chất lƣợng bồi dƣỡng cảm thụ văn học cho học sinh trong nhà trƣờng Tiểu học Tiên Cát còn nhiều hạn chế.
Học sinh chƣa thực sự hiểu từ “cảm thụ văn học”, “hình ảnh đẹp”,.... Các em chƣa thấy đƣợc mỗi bài văn, bài thơ là một văn bản nghệ thuật, dù dài hay ngắn thì nó cũng chứa lƣợng thơng tin nhất định về ngơn từ, hình ảnh, sự kiện, tình cảm,... cho nên những thơng tin đó tác động vào tâm hồn ngây thơ hiếu động của các em bị hạn chế. Học sinh còn chậm trong quá trình nhận diện ngơn ngữ trong văn bản, kỹ năng đọc thành thạo để nắm đƣợc đề tài và những từ ngữ cần tìm nghĩa để từ đó hiểu nội dung của văn bản còn nhiều hạn chế. Đọc và hiểu còn đang tách rời nhau học sinh đọc nhƣng học sinh không hiểu, đọc nhƣng không tƣ duy cái đƣợc đọc, đọc mà khơng hiểu huống gì nói đến cảm thụ. Phần tìm hiểu nội dung văn bản, học sinh trả lời các câu hỏi sách giáo khoa cịn máy móc, phụ thuộc quá nhiều vào từng câu, từng chữ trong văn bản, trong suy nghĩ và trả lời học sinh chƣa chủ động và chƣa có tính sang tạo. Phần đơng học sinh chỉ dừng lại ở phần tìm hiểu văn bản mà chƣa chủ động trong việc diễn đạt kết quả cảm thụ, chƣa biết rút ra bài học về nhận thức, về tình cảm, hành vi sau khi đƣợc đọc, đƣợc nghe. Đặc biệt học sinh chƣa biết suy nghĩ để phê phán hay khẳng định nội dung văn bản đƣa ra, học sinh không biết quan tâm đến mong muốn mà ngƣời viết đặt vào chính đối tƣợng ngƣời đọc, ngƣời nghe.
Qua tìm hiểu thực trạng dạy học cảm thụ văn học các văn bản thơ ở học sinh lớp 5 trƣờng Tiểu học Tiên Cát, tôi thấy rằng việc dạy học cảm thụ văn học chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ môn học. Không giúp học sinh hiểu đƣợc bài Tập đọc, không cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp trong bài, cũng có nghĩa là khơng hồi đáp đƣợc văn bản, tức là việc cảm thụ văn học thực sự chƣa đạt u cầu. Chính vì vậy tơi thấy việc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 ở trƣờng Tiểu học là vấn đề cấp bách cần đƣợc khắc phục kịp thời.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Đổi mới dạy học là vấn đề bức xúc không chỉ với những ngƣời trực tiếp giảng dạy và học tập mà cịn đối với tồn xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục, đáp ứng với những u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa đất nƣớc. Ngày nay việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở các bậc học đã và đang đƣợc đổi mới một cách sâu sắc và mạnh mẽ mà cụ thể là nhiều hội thảo chuyên đề và nhiều định hƣớng đổi mới đã đƣợc triển khai. Tuy nhiên, chất lƣợng dạy học vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội. Có một số ngun nhân khơng thể khơng tính đến là:
Vấn đề phƣơng pháp dạy học và đổi mới phƣơng pháp dạy học chƣa quán triệt đƣợc quan điểm hệ thống – cấu trúc nhƣ thiếu đồng bộ, thiếu hệ thống.
Đổi mới phải tiến hành thống nhất và đồng bộ với việc đổi mới các thành tố của quá trình dạy học.
Cảm thụ văn học là một hoạt động mang tính nghệ thuật thuộc lĩnh vực văn học, là quá trình tiếp nhận, hiểu và cảm nhận đƣợc văn học, tính hình tƣợng của văn học, đặc trƣng ngôn ngữ nghệ thuật.
Đặc điểm của hoạt động nhận thức hình tƣợng văn học là sự rung cảm trƣớc vẻ đẹp tinh tế và hình tƣợng của văn học, cảm thụ văn học thiên về chủ quan và cảm tính, cảm thụ văn học là hoạt động mang tính chủ động sáng tạo.
Làm rõ các khái niệm “năng lực cảm thụ văn học”, một số đặc điểm tâm lý, sinh lý tác động đến khả năng cảm thụ văn học của học sinh Tiểu học, đặc trƣng của năng lực cảm thụ văn học của học sinh Tiểu học, vị trí, nhiệm vụ của dạy học Tập đọc, mục đích của việc dạy học Tập đọc theo hƣớng tăng cƣờng năng lực cảm thụ văn học.
Nêu ra một số những định hƣớng chính trong đổi mới dạy học Tập đọc và những đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học Tập đọc theo hƣớng tăng cƣờng năng lực cảm thụ văn học.
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC CẢM THỤ VĂN HỌC CÁC VĂN BẢN THƠ CHO HỌC SINH LỚP 5.