Xuất một số biện pháp

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng cảm thụ văn học các văn bản thơ cho học sinh lóp 5 (Trang 47)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2. xuất một số biện pháp

Bồi dƣỡng năng lực, rèn kỹ năng cảm thụ văn học là một quá trình rất lâu dài và công phu. Phân môn Tập đọc, Kể chuyện góp phần nhiều nhất để hình thành năng lực này. Một trong những biện pháp có hiệu quả để bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học là đọc diễn cảm có sáng tạo. Nó giúp học sinh nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mỹ và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chƣơng. Đọc diễn cảm là hình thức tái sinh tác phẩm nghệ thuật, là khám phá những gì ẩn dƣới dòng chữ để cho chúng đƣợc vang lên. Để có thể làm đƣợc điều đó cần trải qua quá trình đọc hiểu văn bản. Đây là bƣớc quan trọng góp phần quyết định đến quá trình đọc diễn cảm bởi ngƣời đọc chỉ có thể truyền thụ cảm xúc của tác phẩm khi hiểu về tác phẩm đó.

2.2.1.1. Đọc hiểu văn bản

Trong quá trình tiếp nhận, ngƣời đọc phải hƣớng lĩnh hội nội dung và đích của văn bản. Để đạt đƣợc mục tiêu này, ngƣời đọc phải phân tích văn bản trên những gì đã đƣợc ngƣời viết triển khai, đó có thể là nghĩa của từ (nghĩa từ điển và nghĩa văn cảnh, nghĩa biểu vật và nghĩa hình thái), nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu, nghĩa của đoạn, nghĩa của bài, rồi mới đi đến mục đích thông báo của văn bản. Nhƣ vậy, có thể nói bản chất của việc đọc hiểu chính là đọc và phân tích những cái đƣợc đọc.

Quá trình phân tích văn bản trong dạy đọc hiểu có thể diễn ra theo hai cách trái ngƣợc nhau. Việc lựa chọn cách phân tích nào là tùy thuộc vào vốn sống, trình độ văn hóa và kỹ năng đọc của học sinh, có thể đi từ nghĩa chung (nội dung tổng thể) của văn bản đến nghĩa của từng bộ phận trong văn bản rồi từ đó khái quát lên chủ đề, tƣ tƣởng của văn bản, hoặc phân tích đi từ nghĩa của bộ phận nhỏ (từ, câu, đoạn) đến nghĩa chung của văn bản (nội dung, chủ đề, đích của văn bản). Mặc dù vậy, dù cho cách phân tích nào thì để hiểu văn bản, học sinh vẫn phải biết nghĩa của các bộ phận nhỏ trong văn bản và lấy đó làm căn cứ để xác định chủ đề, đích của văn bản.

Khả năng đọc và vốn sống của học sinh tiểu học còn hạn chế, cho nên việc rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh thƣờng theo cách phân tích văn bản đi từ hiểu nghĩa của bộ phận nhỏ đến hiểu nghĩa nội dung và đích của văn bản.

Tuy nhiên, từ cuối chƣơng trình lớp 5 có những bài tập đọc phù hợp với việc dạy phối hợp cả hai cách phân tích trên nhằm làm cho học sinh bắt đầu làm quen với kỹ năng quan sát toàn bài để đọc lƣớt, đọc quét, đọc đoán nghĩa. Ý nghĩa đích thực của biện pháp này là khơi gợi và làm sống lại những kiến thức đã học, thức tỉnh động cơ học tập năng động, tạo ra sự ôn luyện tích cực những gì đã học.

Bên cạnh việc luyện tập kỹ thuật đọc, đọc hoàn thiện có tính chất tìm hiểu phát triển phẩm chất tinh thần của năng lực đọc và kết quả tƣ duy trong mối qua hệ với văn bản đọc. Điều đó, đặc biệt có tác dụng tạo ra những nội dung đã đọc và năng lực cắt nghĩa hoàn cảnh làm nên sự thấu hiểu các ý tƣởng cơ bản, những thông tin quan trọng và sự nhận thức về cầu trúc của văn bản.

Ở Tiểu học không có phân môn riêng cho cảm thụ văn học. Tập đọc là phân môn góp phần nhiều nhất vào quá trình hình thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Luyện đọc cho học sinh là một hoạt động đặc trƣng của phân môn Tập đọc đồng thời cũng là một khâu rất quan trọng trong việc giúp học sinh cảm thụ kiến thức văn học. Để tìm hiểu tác phẩm văn học nói chung thể hiện đƣợc khả năng đọc. Phải đọc đúng và đọc rõ ràng từng từ, từng câu, từng đoạn, gọi là thao tác đọc trơn (có đọc thầm và đọc thành tiếng). Thực hiện xong thao tác này, cần tìm hiểu các từ khó và phần “chú giải” nhằm hiểu rõ ý nghĩa của bài văn, bài thơ. Sau đó, tuỳ theo thể loại văn bản mà xác định giọng đọc, cách nghỉ hơi, ngắt nhịp cho phù hợp. Cho học sinh đọc nhiều lần đoạn văn, đoạn thơ, yêu cầu học sinh phải đọc đúng, trôi chảy, lƣu loát. Đọc hiểu nội dung cơ bản của bài văn, bài thơ, phân biệt đọc văn khác với đọc thơ, đọc văn miêu tả không giống văn kể chuyện, đọc lời trần thuật không giống đọc câu hỏi hay câu cảm và với mỗi bài sẽ có cách đọc khác nhau. Khi đọc phải ngắt nghỉ cho đúng, tốc độ đọc phù hợp với từng bài. Khi đọc, học sinh phải chú ý đến cao độ, trƣờng độ từng câu, từng dòng trong bài. Khi đọc thơ cần thể hiện sự phối hợp giữa nhịp điệu, tiết tấu, ngắt hơi hợp lý giữa các ý thơ, mạch thơ, dòng thơ.

Khi dạy học sinh cảm thụ, giáo viên phải hƣớng dẫn học sinh ngoài tƣ duy cụ thể phải biết tƣ duy trừu tƣợng để nâng cao nhận thức trong văn học. Trong sách giáo khoa, các bài Tập đọc đã có hệ thống câu hỏi hay bài tập đƣợc biên soạn khá công phu, sắp xếp theo hệ thống từ dễ đến khó. Các câu hỏi khó thƣờng ở vị trí cuối hệ thống bao giờ cũng nêu yêu cầu phát hiện những nội dung sâu sắc và quan trọng nhất của bài đọc. Để câu hỏi đảm bảo đƣợc độ sâu sắc và chính xác, giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh suy nghĩ với những câu hỏi gợi mở khi cần thiết. Bản thân giáo viên cũng cần tham khảo cách trả lời trong sách giáo viên hoặc các sách tham khảo khác, tránh ngại khó mà trả lời qua loa, nông cạn. Bởi trong thực tế dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay, không ít những câu hỏi, bài tập tỏ ra dễ dãi, khiến học sinh không cần phải suy nghĩ gì cũng có thể trả lời đƣợc. Với quan niệm coi hệ thống bài tập nhƣ một con đƣờng có nhiều lợi thế để bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, chúng tôi thấy rằng, cần phải chống lại những câu hỏi quá lộ đề, nông cạn, không có hệ thống, không rõ mục đích…. Cần có sự đầu tƣ công sức vào việc xây dựng hệ thống bài tập trong các tiết Tập đọc, thông qua đó hình thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.

Hệ thống câu hỏi, bài tập có chất lƣợng cao chính là hệ thống đƣợc thiết kế cẩn thận, có xác định mục đích rõ ràng, có yêu cầu phù hợp với đối tƣợng và quan trọng hơn là phải có tính hệ thống, xứng đáng với ý nghĩa là con đƣờng tích cực nhất để hình thành năng lực cảm thụ văn học cũng nhƣ phát triển tâm hồn và nhân cách cho học sinh.

Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu sâu sắc nội dung các bài Tập đọc là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em. Vì cảm thụ đích thực là loại hoạt động có chiều sâu, bắt nguồn từ trong tình cảm, máu thịt của ngƣời cảm thụ. Mọi sự hời hợt, nông cạn sẽ chẳng thể để lại đƣợc một kết quả nào đáng kể trong hoạt động của cảm thụ văn học. Ở đây, chúng tôi muốn nói rằng, sử dụng những câu hỏi có chất lƣợng cao để tìm hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, ý nghĩa nhân văn trong những bài Tập đọc là biện pháp tốt nhất để bồi dƣỡng cảm thụ văn học cho học sinh.

Những câu hỏi có chất lƣợng cao là những câu hỏi vừa có yêu cầu cao, vừa phù hợp với đối tƣợng học sinh, có khả năng giúp học sinh tìm hiểu, phát hiện đƣợc những ý nghĩa sâu sắc nhất trong văn bản đọc. Tất nhiên, không phải học sinh nào cũng có thể trả lời đƣợc những câu hỏi này, nhƣng sự thất bại của những học sinh trung bình sẽ là động lực để các em này cố gắng trong lần trả lời sau.

Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta

Nước những người chưa giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về…

a. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? b. Đoạn thơ thể hiện tâm tƣ, tình cảm gì của tác giả?

c. Viết một đoạn văn ngắn thể hiện tình cảm của em với đất nƣớc? Ví dụ: Em hãy đọc kỹ các dòng thơ sau đây:

Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ. Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên.

Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả.

a/ Các dòng thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

a. So sánh. b. Nhân hoá. c. Ẩn dụ. b/Hãy gạch chân các từ có sử dụng biện pháp nghệ thuật đó.

(Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà-Tiếng Việt 5-Tập 1)

Ví dụ: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trƣớc câu trả lời mà em cho là đúng trong bài tập sau:

Vì sao địa điểm đƣợc tả trong bài thơ đƣợc gọi là “cổng trời”?

a. Vì cổng trời ở tận cuối chân trời, nơi đó có mây bay, gió thổi

b. Vì có gió thoảng mây trôi ở tận cuối chân trời

c. Vì ở giữa hai bên vách đá có mở ra một khoảng trời, có gió thoảng, mây trôi

d. Tất cả các ý trên

(Trước cổng trời– Tiếng Việt 5 – Tập1)

Ví dụ : Có học sinh dùng ký hiệu / để biểu thị sự ngắt, nghỉ hơi khi đọc diễn cảm đoạn thơ sau đây:

Chắt trong / vị ngọt mùi hương

Lặng thầm thay những / con đường ong bay Trải bao mưa nắng vơi đầy

Men trời đất đủ / làm say đất trời.

( Hành trình của bầy ong – Tiếng Việt 5 – tập 1)

Theo em, cách đọc nhƣ thế đúng hay sai? ( Khoanh chữ cái trƣớc câu trả lời )

a. Đúng b. Sai dòng thứ nhất c. Sai dòng thứ hai, thứ tƣ d. Các dòng đều sai

Em hãy sửa lại cho đúng và đọc diễn cảm cho cả lớp nghe.

Ví dụ: Trong bài thơ “Về ngôi nhà đang xây” (Tiếng Việt 5 – Tập 1), tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?

A. Thị giác, khứu giác, xúc giác B. Thị giác, khứu giác, vị giác C. Thính giác, khứu giác, vị giác

2.2.1.2. Đọc diễn cảm

a. Vai trò của đọc diễn cảm

* Đọc diễn cảm – phát huy cao độ vai trò chủ thể cảm thụ:

Trong giờ Tập đọc, khi một học sinh đứng đọc bài trƣớc lớp, học sinh đó cần phải hiểu một cách rõ ràng rằng: mình đọc để truyền đạt cho ngƣời nghe những ý nghĩ, những rung động và tình cảm tác giả đã đem vào tác phẩm, cũng

nhƣ để thể hiện thái độ của mình đối với tác phẩm. Nhƣ vậy, đọc diễn cảm là thông qua chủ quan của mình (trên cơ sở sự tôn trọng khách quan tác phẩm và sự đồng cảm với tác giả) làm sống dậy cái phần chủ quan của ngƣời viết. Đọc diễn cảm là truyền đến ngƣời nghe cái tình điệu của nhà văn trong tác phẩm và thái độ, tình cảm của ngƣời đọc về tác phẩm. Đọc diễn cảm là biểu hiện của sự cảm thụ nghệ thuật sâu sắc và là thƣớc đo mức độ tiếp nhận nghệ thuật của ngƣời đọc. Đọc diễn cảm đòi hỏi học sinh phải thực sự đọc và cảm, hiểu tác phẩm bằng chính con ngƣời mình. Việc đọc diễn cảm đòi hỏi phải hiểu đầy đủ tƣ tƣởng của tác giả thì cũng không thể biểu hiện thái độ của mình, chúng ta có thể hiểu đƣợc đầy đủ hơn tƣ tƣởng của chính tác giả.

* Đọc diễn cảm phát triển tính tích cực, sáng tạo ở học sinh:

Đọc diễn cảm không chỉ là phƣơng thức thể hiện sự cảm thụ văn học tƣơi mát và sáng tạo mà còn là dạng hoạt động kích thích sự sáng tạo trong tiếp nhận văn học. Khi đọc một văn bản nghệ thuật, học sinh dƣờng nhƣ tái tạo lại những chi tiết do tác giả xây dựng, làm sinh động chúng nhờ sự giúp đỡ của những tƣ tƣởng, tình cảm, liên tƣởng của bản thân, tức là chuyển đến ngƣời nghe tâm trạng, xúc cảm của tác giả hoặc nhân vật đã đƣợc làm giàu có bởi kinh nghiệm riêng. Và dù cho kinh nghiệm đó còn hạn chế và nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa, nó bao giờ cũng đem lại cho sự trình bày của học sinh đặc điểm tƣơi mát và sự độc đáo không lặp lại. Trong khi đọc, ngƣời đọc sẽ nhận định đƣa vào điều gì đó của mình. Khi đọc diễn cảm, xuất hiện sự giao tiếp thực sự giữa ngƣời nghe và ngƣời đọc, sự giao tiếp đó sẽ nâng cao khả năng tự sáng tạo của ngƣời đọc cũng nhƣ nâng cao hứng thú và sự chú ý của ngƣời nghe. Nhƣ vậy, đọc diễn cảm không chỉ đòi hỏi ngƣời đọc phải là một bạn đọc tích cực, năng động mà còn là hoạt động nuôi dƣỡng và phát triển cảm thụ sáng tạo của con ngƣời. Đó là một “hành động năng sản” những cảm xúc tƣơi mát, độc đáo của ngƣời đọc trong những cộng cảm thẩm mỹ và thể nghiệm nghệ thuật. Vấn đề còn lại là giáo viên phải làm thế nào để bồi dƣỡng, rèn luyện cho học sinh năng lực đọc diễn cảm và khơi dậy ở các em cái khát vọng trình bày, cái

động cơ thể hiện việc truyền cảm nhƣ một hành vi văn hoá đầy tinh thần sáng tạo.

* Đọc diễn cảm kích thích liên tưởng, tưởng tượng của học sinh, giúp học sinh nhập thân vào nội dung bài học:

Những con chữ trên trang văn chỉ thực sự lên tiếng, đối thoại, bộc bạch khi nó đƣợc tác động, đánh thức bởi hoạt động tri giác ngôn ngữ của ngƣời đọc. Cụ thể là ngƣời đọc bằng hành động đọc của mình biến những "ký hiệu chết" trở thành những "sinh ngữ nghệ thuật" và quan trọng hơn là thông qua đọc diễn cảm để làm sống dậy, bừng tỉnh cái thế giới nghệ thuật vốn không thể soi ngắm bằng mắt thƣờng, một bức tranh chân dung về hình ảnh ngƣời mẹ:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gậy nhấp nhô làm gối

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Lưng đưa nôi và tim hát thành lời....

Tất cả chỉ hiện ra trong nội quan của ngƣời đọc. Nói cách khác ngƣời đọc chỉ trông thấy nó bằng "con mắt thứ ba". Đi qua "cây cầu đọc diễn cảm" ngƣời đọc bƣớc vào thế giới kỳ diệu vừa quen vừa lạ của văn học. Theo tâm lý học cảm thụ, âm vang của giọng đọc đã kích thích quá trình tri giác, tƣởng tƣợng và tái hiện hình ảnh ở ngƣời đọc, đƣa ngƣời đọc vào thế giới của tác phẩm, tạo nên trạng thái tam lí cần có khi đọc sách hay xem nghệ thuật mà ngƣời ta quen gọi là "nhập thân". Nhƣ vậy, đọc diễn cảm đã góp phần đánh thức những năng lực cảm thụ chủ quan của ngƣời nghe đồng thời thúc đẩy tính sáng tạo của ngƣời đọc trong hoạt động đọc.

*Đọc diễn cảm làm sâu sắc thêm cảm thụ của người đọc, người nghe gia tăng hiệu quả tiếp nhận:

Những dấu ấn tình cảm luôn là một hằng số ít đổi thay bất luận lý trí có thể thay đổi. Những hành động đƣợc khởi phát từ động cơ tình cảm bao giờ

cũng tự nguyện, tự giác, chủ động, nhiệt thành và đạt hiệu quả cao hơn khi nó xuất phát từ sự chấp nhận hoặc gƣợng ép về lý trí. Đi giữa tình và ý, gắn hòa tình cảm giữa con ngƣời với con ngƣời, có thể khẳng định đọc diễn cảm là biện pháp chọn cách đi vào trái tim để nên một hiệu quả thẩm mỹ bền lâu trong lòng ngƣời nghe, ngƣời đọc. Đó chính là giá trị vững bền của biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm mà một lĩnh vực cần nhiều đến cảm xúc thẩm mỹ, đến không khí

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng cảm thụ văn học các văn bản thơ cho học sinh lóp 5 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)