Tác động đến hoạt động đầu tư vào các ngành nghề:

Một phần của tài liệu tác động của giá dầu mỏ tăng tới hoạt động thương mại và đầu tư tại việt nam (Trang 78 - 80)

III. TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

2.Tác động đến hoạt động đầu tư vào các ngành nghề:

Nhiều chuyên gia thuộc viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ hàng hoá trên thị trường thế giới có nhiều biểu hiện bấp bên hơn trước, những bất ổn về chính trị, giá xăng dầu liên tục leo thang sẽ cản trở hàng hoá của Việt Nam vào các thị trường nhập khẩu lớn, thì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu thì bên cạnh việc tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chú trọng hơn đến việc tìm kiếm những thị trường mới, cần tích cực chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các ngành nghề để có các mặt hàng xuất khẩu mới. Theo như nhận định của các chuyên gia này thì việc ưu tiên đầu tư phát triển các ngành và lĩnh vực có sức cạnh tranh và đem lại giá trị gia tăng lớn như dịch vụ tài chính-ngân hàng, bưu chính viễn thống, công nghệ thông tin, công nghệ và công nghiệp phần mềm, bảo hiểm, tư vấn... Đây là các ngành dịch vụ mới ở Việt Nam nhưng trên thế giới đây là những ngành đã rất phát triển. Vì vậy, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế của những người đi sau áp dụng vào thị trường Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng. Thực tế các ngành dịch vụ này đã trở thành những lĩnh vực hấp dẫn nhất đối với không những các nhà đầu tư nước ngoài mà cả các nhà đầu tư trong nước. Trong những năm qua, lĩnh vực dịch vụ có mức đầu tư cao như: du lịch-khách sạn (21 dự án, tổng số vốn đăng ký 136,5 triệu USD), giao thông vận tải-bưu chính viễn thông (12 dự án, tổng số vốn đăng ký 19,2 triệu USD), xây dựng (34 dự án, tổng số vốn đăng ký 88,3 triệu USD)...Mặt khác, việc giá xăng dầu tăng đòi hỏi điều

chỉnh cơ cấu ngành kinh tế thông qua việc xây dựng những ngành sản xuất có hàm lượng cácbon thấp, điều chỉnh cơ cấu tiêu dùng năng lượng thông qua việc đa dạng hoá trong nguồn cung ứng và trong việc sử dụng các nguồn năng lượng khác, không để nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ như: khí đốt, sức gió, điện nguyên tử, điện mặt trời, thuỷ điện, điện nguyên tử, nhiên liệu sinh học ... nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu tính trên 1 đồng GDP. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập cùng tồn tại song song với xu thế đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia ngày càng gay gắt, tạo điều kiện cho các nước mở rộng thị trường, tiêu thụ hàng hoá với thuế suất thấp và đỡ bị các hàng rào phi thuế quan ngăn cản, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Để có thể đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt này thì điều quan trọng nhất là phải biết nắm bắt được những thành tựu của khoa học và công nghệ mới. Bởi vậy mà hơn bao giờ hết, việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào những ngành dịch vụ nhất là những ngành kinh tế giàu hàm lượng chất xám, tìm cách đứng vững trước chu kỳ đổi mới công nghệ và sản phẩm ngày càng được rút ngắn, sớm phát hiện ra lợi thế so sánh của các quốc gia luôn thay đổi, thấy được những lợi thế so sánh mới là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu tác động của giá dầu mỏ tăng tới hoạt động thương mại và đầu tư tại việt nam (Trang 78 - 80)