Tác động của giá xăng dầu tăng đến thương mại trong nước qua một số năm:

Một phần của tài liệu tác động của giá dầu mỏ tăng tới hoạt động thương mại và đầu tư tại việt nam (Trang 62 - 70)

II. TÁC ĐỘNG TỚI THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC

2. Tác động của giá xăng dầu tăng đến thương mại trong nước qua một số năm:

4%; năm 2003 tăng 3%; năm 2004 tăng 9,5% và năm 2005 tăng 8,4%.

Chi tiêu cá nhân: Chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2001-2005 tăng mạnh, đạt bình quân 438.000 đồng/tháng/người vào năm 2005 , cao hơn nhiều so với mức 378.000 đồng/tháng/người của năm 2004 và gấp hơn 2 lần so với năm 2000. Chi tiêu cá nhân tăng cao đã thể hiện mức thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư tăng lên đáng kể mặc dù mức giá tiêu dùng cũng có mức tăng cao (tăng 8,4% so với năm 2004).

Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam đạt khoảng 70%, thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (Singapore đạt khoảng 57%, Malaysia khoảng 59%, Thái Lan khoảng 68%). Đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên sự gia tăng trong tiêu dùng trong nước.

Như vậy, quy mô và tốc độ tăng trưởng của thương mại nội địa trong 5 năm qua liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, là nhân tố quan trọng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng GDP của cả nước, đặc biệt là trong những thời kỳ gặp khó khăn như những năm 2001-2002. Cụ thể, thương mại nội địa tăng cao, gấp 1,5-2 lần so với mức tăng trưởng GDP của cả nước trong cùng kỳ, đóng góp khoảng 13,5-14% trong tổng GDP của cả nước trong suốt giai đoạn, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến (khoảng 20%) và nông nghiệp (khoảng 18%).

2. Tác động của giá xăng dầu tăng đến thương mại trong nước qua một số năm: số năm:

2.1. Hoạt động thương mại trong nước năm 2004

Năm 2004, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến theo các chiều hướng khác nhau: sự phục hồi của kinh tế thế giới, một số nền

kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, giá cả quốc tế tăng mạnh, dịch cúm gia cầm bùng phát trong quý I trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bất lợi do thời tiết... tác động thuận và không thuận đến nền kinh tế và thương mại nước ta. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước năm 2004 (tính theo giá năm 1994) tăng 7,7% so với năm 2003. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; khu vực dịch vụ tăng 7,5%. Cơ cấu nền kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng tăng lên ở khu vực công nghiệp – xây dựng do khu vực này tiếp tục tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung.

Thương nghiệp trong nước năm 2004 sôi động hơn năm trước do kinh tế phát triển, cầu về hàng hoá trên thị trường tăng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2004 ước tính đạt gần 372,48 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức tăng trên 10%. Trong đó, các thành phần kinh tế đều tăng so với năm trước, đặc biệt là khu vực cá thể, chiếm 63% tổng mức, tăng 19,4%. Khu vực kinh tế nhà nước chỉ tăng ở mức xấp xỉ 10%; Trong các ngành, thương nghiệp chiếm 81% tổng mức và tăng 19,7%.

Nguồn: Trang web Bộ Thương mại: www.mot.gov.vn

Giá tiêu dùng năm 2004 tăng cao hơn so với các năm trước. Giá tiêu dùng so với tháng trước của tất cả các tháng (trừ tháng 10) trong năm 2004 đều tăng; do vậy, chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12 liên tục tăng qua các tháng. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2004 so với cùng kỳ tăng 9,5% và giá bình quân năm 2004 tăng 7,7% so với năm 2003, là mức tăng cao nhất so với tăng giá bình quân các năm gần đây. Trong đó, giá lương thực, giá thực phẩm, giá dược phẩm và dịch vụ y tế đều tăng khoảng 13% so với năm trước, là yếu tố chủ chốt góp phần tăng giá; giá nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 6,4%. Các nhóm còn lại chia thành 2 mức: tăng từ 3-4% và từ 0,1-1,5%. Giá xăng dầu tăng cũng đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 0,8% - 1% nếu điều chỉnh giá xăng dầu tăng bình quân khoảng 10%, cụ thể 4 tháng đầu năm 2004: tháng 2 điều chỉnh giá xăng dầu tăng 5,6% - 9% đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,4%;

Lương thực, thực phẩm tăng cao một phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng, nhưng đồng thời làm tăng sức mua ở khu vực nông thôn sau một thời gian dài không tăng, làm cho đời sống của đại bộ phận nông dân được cải thiện.

Tuy nhiên, đối với những người dân đã có một mức lương có thể nói là ổn định tương đối thì mỗi lần giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng lên thì rõ ràng sức mua của người dân sẽ giảm đi rất nhiều.Lần đầu tăng giá xăng dầu vào ngày 27/4/2004, mức độ tăng chi phí đầu vào có thể thấy là không lớn so với tốc độ tăng giá xăng dầu. Theo tính toán của ông Houng Lee, Đại diện thường trú Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam, giá dầu tăng chỉ chiếm tỷ trọng 9,2% trong CPI của Việt Nam, trong đó, tác động trực tiếp là 3,3%, tác động gián tiếp là 5,9%.(Xem bảng II.17)

Bảng II.17: Tác động của giá dầu đến lạm phát

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Trực tiếp 0,17 0,71 0,78

Nhiên liệu để đun nấu 0,07 0,25 0,29

Nhiên liệu và dầu nhớt 0,10 0,46 0,49

Lạm phát ngầm định (tỷ trọng 3,3%) 5,42 24,04 26,95 Gián tiếp 0,06 0,04 0,07 Điện 0,03 0,00 0,01 Vận tải công cộng 0,04 0,04 0,06 Tổng 0,24 0,75 0,85 Lạm phát ngầm định (tỷ trọng 5,9%) 4,09 13,49 15,49 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Houng Lee, đại diện thường trú cao cấp IMF, Việt Nam: “Tác động của Giá dầu tăng đến Việt Nam và phản hồi chính sách”. Hội thảo tại Viện nghiên cứu Thị trường và Giá cả ngày 21 tháng 10 năm 2005.

“Giá dầu tăng cao không đóng góp nhiều vào lạm phát vì quyền số của nó trong rổ hàng hoá CPI thấp và vì nhà nước chậm điều chỉnh giá các mặt hàng bị quản lý.” Ông Houng Lee nói. Như vậy, có thể thấy, giá xăng dầu tăng không chi phối quá lớn đến việc tăng CPI, mà CPI tăng chủ yếu do các ngành hàng khác “ăn theo giá xăng dầu”. Chính vì vậy, mỗi lần điều chỉnh giá xăng dầu, Chính phủ đều yêu cầu doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp Nhà nước phải tìm mọi biện pháp để tiết giảm chi phí sản xuất, kể cả việc thay đổi công nghệ, thay thế nhiên liệu, điều hành sản xuất... để giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. Mặc dù giá xăng dầu tăng không quyết định đến tăng CPI, song cứ mỗi lần xăng dầu tăng giá các loại hàng hoá, dich vụ khác đều nhấp nhổm muốn tăng theo.

2.2. Hoạt động thương mại trong nước năm 2005

Bước vào năm 2005 - năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm 2001-2005, giá cả thị trường nước ta chịu nhiều sức ép từ thị trường thế giới và trong nước. Trên thế giới sự bất ổn về chính trị vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nước và khu vực, đặc biệt là ở Iraq và Trung Đông, nơi có sản lượng dầu mỏ lớn nhất, cung cấp cho cả thế giới. Bên cạnh đó kinh tế của một số nước lớn lại đang trên đà phát triển mạnh, nhu cầu nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu gia tăng làm cho quan hệ cung cầu trên thị trường thêm phần căng thẳng. Giá sắt thép, dầu thô, chất dẻo, phân bón tiếp tục có xu hướng tăng cao. Ở trong nước, thời tiết không thuận lợi cho sản xuất, đầu năm miền Bắc rét đậm, cả nước hạn hán kéo dài, giữa năm mưa bão, lũ lụt ở miền Bắc, miền Nam, cuối năm lại tiếp tục ở miền Trung. Đặc biệt, dịch cúm gà bùng phát trên diện rộng từ đầu năm phải mất nhiều tháng mới dập tắt được thì cuối năm lại bùng phát trở lại. Những khó khăn thách thức đó đã làm cho thị trường nước ta năm 2005 diễn biến phức tạp hơn so với nhiều năm trước đây.

Giá cả thị trường liên tục tăng suốt từ đầu năm đến cuối năm trên mọi vùng miền của cả nước. Biến động của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng sau so với tháng trước không còn tuân theo quy luật thời vụ hằng năm là chỉ tăng mạnh trong hai tháng đầu năm, tức là tăng mạnh trong dịp Tết nguyên đán cổ truyền. Sau đó, từ tháng 3 giá giảm xuống và trở về mặt bằng của chúng

trước Tết và thường ổn định tương đối từ tháng 4 cho đến tháng 10. Nhưng năm 2005 giá cả thị trường liên tục tăng không có tháng nào giảm hoặc dừng: Tháng 1 tăng 1,1%; tháng 2 tăng 2,5%; tháng 3 tăng 0,1%; tháng 4 tăng 0,6%; tháng 5 tăng 0,5%; tháng 6 tăng 0,4%; tháng 7 tăng 0,4%; tháng 8 tăng 0,4%; tháng 9 tăng 0,8%; tháng 10 tăng 0,4%; tháng 11 tăng 0,4%; tháng 12 tăng 0,8%. Sau 12 tháng chỉ số trượt giá là 8,4%. Như vậy tốc độ lạm phát năm 2005 tuy thấp hơn năm 2004 là 1,1%, nhưng đã vượt mức kiềm chế dưới 6,5% của Quốc hội.

Sở dĩ, chỉ số giá tiêu dùng chung năm 2005 tăng cao chủ yếu là do giá cả các nhóm hàng lương thực- thực phẩm, dịch vụ nhà ở, vật liệu xây dựng và phương tiện đi lại đã tăng cao. Cụ thể tốc độ trượt giá nhóm hàng lương thực- thực phẩm tăng 10,8%, trong đó, riêng lương thực tăng 7,8%, thực phẩm tăng 12%; nhóm dịch vụ nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 9,8%, phương tiện đi lại, bưu điện tăng 9,1%. Đi sâu vào từng nhóm hàng, nguyên nhân làm cho giá lương thực- thực phẩm tăng cao, bên cạnh yếu tố thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thì một nguyên nhân là dịch cúm gà bùng phát và lan rộng trên rất nhiều tỉnh thành phố, buộc phải tiêu huỷ hàng chục triệu con với hàng nghìn tấn gia cầm. Từ đó làm mất cân đối nghiêm trọng về cung cầu các loại thực phẩm và đẩy giá lên cao. Có thể thấy rõ điều này qua sự biến động ngược chiều nhau giữa giá thịt gia súc và thuỷ hải sản trong những tháng xảy ra dịch. Chẳng hạn, trong khi giá thịt gia súc các loại tháng 2/2005 tăng 9,6%, thuỷ hải sản tươi sống tăng 7,9% thì giá thịt gà và gia cầm khác không những không tăng mà lại giảm đi đáng kể, giá thịt gà đã giảm 4,7%, gia cầm khác giảm 4,7%, gia cầm khác giảm 5,6%. Ngoài ra, giá nhóm hàng thực phẩm tăng cao trong những năm 2005 còn do giá

đường, sữa và các sản phẩm từ đường sữa cũng đã tăng liên tục với tốc độ khá cao. Cuối cùng, giá lương thực tăng còn có nguyên nhân khá quan trọng là do giá lương thực thế giới tăng, do đó nhiều doanh nghiệp đã tăng lượng gạo xuất khẩu dẫn đến giá tiêu dùng trong nước cũng tăng theo.

Đối với nhóm dịch vụ nhà ở, vật liệu xây dựng nguyên nhân làm cho giá tăng cao chủ yếu do giá các loại nhiên liệu dùng cho sinh hoạt như gas, dầu hoả tăng cao. Cụ thể, giá nhiên liệu dùng cho sinh hoạt tháng 5 tăng 1,2%,

tháng 8 tăng 2,1%, tháng 9 tăng 7,3%, trong đó riêng dầu hoả để đun nấu và thắp sáng đã tăng 13,5%, gas đun tăng 2,3%, than củi các loại tăng 2,1%... Đối với nhóm hàng hoá và dịch vụ phương tiện đi lại nguyên nhân làm cho giá tăng cao chủ yếu là do giá xăng dầu trong năm liên tục được Nhà nước điều chỉnh tăng lên đến 3 lần, bình quân mỗi lầ đều tăng từ 7 đến trên 13% và chỉ giảm một lần với mức độ giảm không đáng kể. 4 tháng đầu năm 2005: tháng 3 điều chỉnh giá xăng dầu tăng 6% - 12% đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,3% (nếu không điều chỉnh giá xăng dầu thì chỉ số giá tiêu dùng của 4 tháng mỗi năm khoảng 0,8% - 1%). Giá xăng dầu tăng lên lại tác động dây chuyền, đẩy giá nhiều loại hàng hoá và dịch vụ khác tăng theo, mà trực tiếp là giá cước các loại dịch vụ giao thông công cộng. Cụ thể giá dịch vụ giao thông công cộng đường bộ tháng 2 đã tăng 5,3%, tháng 8 tăng 1%, tháng 9 tăng 5,7%, tháng 12 tăng 1,9%; đường thuỷ tháng 8 tăng 19,4%%, tháng 9 tăng 14,9%.

2.3. Hoạt động thương mại trong nước tám tháng đầu năm 2006:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 8 tháng đầu năm 2006 đã liên tục tăng gần như không có điểm dừng, trừ tháng 3 là tháng sau Tết nguyên đán nên có giảm đôi chút. Cụ thể CPI liên hoàn so với tháng trước của tháng 1 đã tăng 1,2%, tháng 2 tăng 2,1%, tháng 3 giảm 0,5%, tháng 4 tăng 0,2%, tháng 5 tăng 0,6% và từ tháng 6 đến tháng 8 mỗi tháng cùng tăng 0,4%. CPI tháng 8 so với tháng 12 /2005 là 104,8%, tức là sau 8 tháng đã tăng 4,8%. Mặc dù tốc độ tăng này vẫn còn thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2005 là +6% và năm 2004 là + 8,3%, nhưng nếu so với các năm trước nữa thì đã cao hơn khá nhiều. Các năm từ 1996 đến 2003 tốc độ trượt giá và lạm phát 8 tháng đầu năm luôn ở mức dưới +3%, thậm chí năm 2000 có tốc độ tăng âm và năm 2001 có tốc độ tăng bằng 0%, chỉ trừ năm 1998 tăng 6,8%, do năm này giá lương thực đã tăng bù 2 năm trước đó rất cao (+18,3%). CPI bình quân 8 tháng năm nay so với 8 tháng cùng kỳ năm 2005 đã tăng khá mạnh và cao hơn 1996 đến 2004. Trong thời kỳ 1996-2004, CPI 8 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước đều chỉ tăng dưới 7%. Nguyên nhân là cho tốc độ trượt giá và lạm phát 8 tháng năm nay tăng khá cao chủ yếu là do giá các nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống; dịch vụ nhà ở, vật liệu xây dựng và nhóm phương tiện đi lại, bưu điện đã tăng cao, còn các nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu

dùng khác vẫn ở mức bình thường. Cụ thể chỉ số và tốc độ tăng giá tháng 8/2006 so với tháng 12/2005 và bình quân 8 tháng năm 2006 so với cùng kỳ năm trước một số nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng như sau:

Bảng II.18: Tháng 8/2006 tăng so với 12/2005 (%) BQ 8 tháng 2006 tăng so với 8 tháng 2005 Chung các hàng hoá và dịch vụ (CPI) 104,8 4,8 107,8 7,8 - Nhóm giá hàng ăn, dịch vụ ăn uống 105,6 5,6 109,0 9,0 Trong đó + Lương thực 106,0 6,0 108,1 8,1 + Thực phẩm 106,7 6,7 109,3 9,3 - Nhóm dịch vụ nhà ở, vật liệu xây dựng 105,2 5,2 109,8 9,8

- Nhóm phương tiện đi lại, bưu điện 104,5 4,5 108,7 8,7 - Nhóm may mặc, giày dép, nón mũ 103,9 3,9 105,6 5,6 - Nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình 103,8 3,8 105,4 5,4 - Nhóm dược phẩm, dịch vụ y tế 103,2 3,2 105,1 5,1 - Nhóm vật phẩm, dịch vụ giáo dục 101,1 1,1 104,7 4,7 - Nhóm vật phẩm, dịch vụ văn hoá, giải trí 102,4 2,4 102,8 2,8

Vậy tại sao giá các nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống; dịch vụ nhà ở, vật liệu xây dựng và nhóm phương tiện đi lại, bưu điện lại tăng cao trong năm nay? Trước hết giá nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng cao là do thời tiết cho sản xuất nông nghiệp đầu năm không thuận lợi, hạn hán kéo dài, đến giữa năm sâu bệnh lại phát triển; mặt khác XK gạo vẫn tiếp tục được giá và đã làm cho giá lương thực trên thị trường liên tục tăng lên suốt trong 8 tháng nay. Nhưng nguyên nhân khác gây ảnh hưởng đến việc tăng giá trên diện rộng là do những bất ổn về chính trị của một số quốc gia, khu vực đặc biệt ở Trung Đông đã đẩy giá nguyên, nhiên vật liệu trên thị trương thế giới mà nước ta phải nhập khẩu toàn bộ, hoặc nhập khẩu phần lớn đã biến động và tăng cao. Giá xăng dầu tăng cao lên đến mức kỷ lục từ trước đến nay đã tác động rất lớn đến nhiều ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là tác động vào hai nhóm

Một phần của tài liệu tác động của giá dầu mỏ tăng tới hoạt động thương mại và đầu tư tại việt nam (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w