III. VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA DẦU MỎ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM:
CHƯƠNG II TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU MỎ TĂNG TỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ VIỆT NAM
Trên lý thuyết thì tình trạng gia tăng kim ngạch nhập khẩu dầu bắt nguồn từ sự gia tăng đáng kể của giá dầu trên thế giới dẫn đến sự giảm sút của tỷ lệ trao đổi thương mại - đó là giá trung bình của các mặt hàng nhập khẩu sẽ tăng cao hơn so với mức giá trung bình của các mặt hàng xuất khẩu - đối với các nước chuyên nhập khẩu dầu. Đối với các nước xuất khẩu dầu, việc thay đổi trong tỷ lệ trao đổi thương mại lại theo chiều ngược lại. Ảnh hưởng lên tỷ lệ trao đổi thương mại sẽ lớn nhất đối với các nền kinh tế chủ yếu là xuất khẩu hay nhập khẩu dầu hoặc các sản phẩm dầu. Trên thực tế, đặc tính dễ bị ảnh hưởng của một số nước đang phát triển nhập khẩu dầu trước việc giá dầu tăng dường như bị phóng đại thêm do năng lực hạn đặc biệt trong ngắn hạn, việc chuyển sang sử dụng các chất đốt khác thay thế đã làm cho giá các mặt hàng này cũng tăng lên. Giá dầu nhập khẩu tăng còn có xu hướng ảnh hưởng ngược lại đến cán cân thương mại và gia tăng lạm phát đối với các nước đang phát triển, nơi có các bộ ngành chịu trách nhiệm kiểm soát và giám sát nền kinh tế dễ bị phá vỡ.Việc giảm sút trong tỷ lệ trao đổi thương mại ở các nước đang phát triển có thể còn bị gia tăng thêm bởi sự sụt giá nhanh chóng của tiền tệ, vì dòng vốn chảy vào giảm. Giá dầu tăng và việc đồng tiền giảm giá so với đồng đôla Mỹ đã làm tăng giá trị các khoản nợ nước ngoài ở những nước này. Vấn đề này dường như được thể hiện rõ hơn ở những nền kinh tế bị thâm hụt cán cân thanh toán.
Ở nhiều nước, giá dầu tăng (về giá trị tuyệt đối) nhiều hơn ở Mỹ, nơi mà nhìn chung tác động của giá dầu được chuyển tải hoàn toàn. Tuy nhiên, ở một số nước, tăng giá dầu tuyệt đối lại ít hơn ở Mỹ nhiều. Điều này gợi ý rằng, tác động của việc tăng giá dầu có thể chưa được chuyển tải hoàn toàn ở những nước này. Tác động của việc tăng giá dầu chưa được chuyển tải hoàn toàn hầu hết thường xảy ra ở các nước xuất khẩu dầu. Trường hợp của Việt Nam, chúng ta vừa là nước xuất khẩu dầu thô, nhưng đồng thời lại là nước nhập khẩu gần như 100% dầu thành phẩm. Bởi vậy, tác động của việc tăng giá dầu cũng không được chuyển tải một cách hoàn toàn. Hơn nữa, ngành dầu khí của Việt Nam hiện nay còn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước nên
mức giá xăng dầu bán trong nước nhiều khi cũng không phản ánh đúng mức độ tăng giá. Biểu đồ sau đây cho thấy, giá dầu thô đã tăng trong mấy năm gần đây, nhưng giá dầu trong nước được điều chỉnh với một độ trễ.
Bảng II.1: Giá xăng bán lẻ ở Việt Nam và trên thế giới Mức giá tính theo Cent
Mỹ/lít Mức giá so với Mỹ Cuối năm 2002 Cuối năm 2004 Giữa năm 2005 Cuối năm 2002 Cuối năm 2004 Giữa năm 2005 Thế giới 62 82 89 1,74 1,72 1,56
Các nước xuất khẩu dầu thô 54 69 72 1,52 1,46 1,27 Các nước nhập khẩu dầu
thô
63 85 92 1,78 1,78 1,62
Việt Nam 34 48 63 0,96 0,91 0,78
Nguồn: Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Houng Lee, đại diện thường trú cao cấp IMF, Việt Nam: “Tác động của Giá dầu tăng đến Việt Nam và phản hồi chính sách”. Hội thảo tại Viện nghiên cứu Thị trường và Giá cả ngày 21 tháng 10 năm 2005.
Giá xăng trong nước được thay đổi nhiều nhất, giá dầu mới chỉ bắt kịp trong vài năm gần đây:
Bảng II.2:
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Trung bình kỳ
Xăng không pha chì 92 12,0 15,6 34,7
Xăng không pha chì 92 12,5 16,2 35,9
Xăng không pha chì 92 13,0 16,8 37,0
Diezel 0,5%S 0,0 7,0 31,9
Dầu hoả 0,0 8,1 30,3
Dầu Mazut (FON 2B) 0,0 7,9 28,3
Trung bình 6,3 11,9 33,3 Cuối kỳ
Xăng không pha chì 92 12,0 33,9 33,3
Diezel 0,5%S 0,0 10,2 54,6
Dầu hoả 0,0 11,6 56,3
Dầu Mazút (FON 2B) 0,0 11,6 45,7
Trung bình 6,3 23,2 43,2 Nguồn: Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Houng Lee, đại diện thường trú cao cấp IMF, Việt Nam: “Tác động của Giá dầu tăng đến Việt Nam và phản hồi chính sách”. Hội thảo tại Viện nghiên cứu Thị trường và Giá cả ngày 21 tháng 10 năm 2005.
Vậy thì giá dầu thay đổi đã tác động tới hoạt động thương mại ở Việt Nam như thế nào? Tác động được chia thành 2 khía cạnh lớn lớn: Tác động đến hoạt động ngoại thương và tác động tới hoạt động thương mại trong nước.