III. TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1. Tác động của giá xăng dầu tăng đến một số ngành nghề.
1.1. Ngành vận tải:
Ông Nguyễn Võ Liễu- Tổng Thư ký Hiệp Hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết: Nhiên liệu chiếm đến 40% giá thành vận tải. Giá thành tăng, song các DN vận tải ô tô chưa thể tăng giá cước do chủ trương bình ổn giá của Nhà nước, vả lại nếu tăng giá cước cũng phải hiệp thương xin ý kiến của sở tài chính địa phương. Các hành khách lớn như: xi măng, than, sắt thép đều chưa chấp nhận tăng giá cước vì sẽ làm đội giá sản phẩm, không tiêu thụ được. Nếu DN vận tải đơn phương tăng giá cước sẽ mất nguồn hàng vì hiện nay lĩnh vực vận tải cạnh tranh gay gắt. Nhiều Doanh nghiệp đã dùng cách chở quá tải để bù đắp giá nhiên liệu tăng. Ông Liễu cũng cho biết: Hiệp hội sẽ kiến nghị bộ GTVT và Bộ Tài chính khẩn trương hướng dẫn việc thi hành pháp lệnh giá đối với cước vận tải thống nhất trong ca nước để giải bài toán hóc búa về giá cước cho các DN vận tải. Ông Đinh Quang Hiền – chủ tịch hiệp hội taxi TPHCM cũng thừa nhận: “Nếu giá cước quá cao các Doanh nghiệp taxi sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là đang cạnh tranh gay gắt. Do vậy nếu có tăng giá trong đợt này cũng không thể tăng nhiều”. Trong khi đó, các dịch vụ cho thuê xe du lịch tuyến đường dài đều cho biết sẽ phải điều chỉnh giá cho thuê xe tăng thêm khoảng 100.000- 200.000 đồng/chuyến đối với các hợp đồng thuê xe du lịch.
Đau đầu hơn cả là các hãng kinh doanh taxi và vận tải hành khách liên tỉnh. Ông Ngô Tiến Dũng – Phó Giám đốc Xí nghiệp vận tải ô tô hàng không Nội
khách là 150.000 đồng/chuyến, nay xăng tăng giá nhưng chúng tôi chỉ có thể tiết kiệm chi phí, chứ không thể tăng giá cước vì có tới 4- 5 công ty cùng cạnh tranh”. Còn anh Nguyễn Viết Hưng- người quản lý Hãng taxi CP Hà Nội phát biểu: “Sau 3 lần tăng giá xăng gần đây, chúng tôi buộc phải rút tiền túi để ồn định sản xuất kinh doanh bằng cách bù phần chênh lệch cho anh em lái xe, bằng không họ sẽ không lái xe nữa”. Ông Bùi Xuân Dũng- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tcty Vận tải HN (xe buýt công cộng) quả quyết: “Đã đến lúc chúng tôi không thể cầm cự được mà sẽ buộc phải tăng giá. Nhưng tăng thế nào đây khi mà thị trường cung đã vượt quá cầu?”
1.2. Ngành thép, nhựa, vật liệu xây dựng
Theo ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch hiệp hội thép Việt Nam, các DN sản xuất thép sẽ chịu tác động do việc tăng giá xăng dầu. Thứ nhất, với mức tăng 500đ/kg dầu, mỗi một tấn thép sẽ chịu tăng giá thành thêm 20.000 đồng. Theo kế hoạch, 5 tháng cuối năm sẽ sản xuất và tiêu thụ khoảng 1,6 triệu tấn, có thể thấy ngay việc tăng giá dầu mazút sẽ làm cho ngành thép tăng chi phí thêm 32 tỉ đồng. Thứ hai, giá cước vận tải nguyên liệu và thép thành phẩm, vận tải than cốc cũng tăng… khiến ngành luyện cán thép cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong khi đó, thép bán ra khó tăng giá bởi mặt hàng này phụ thuộc rất lớn vào thị trường.
Phó TGĐ công ty Nhựa Việt Nam Nguyễn Văn Hùng cho biết: Ngành nhựa đã đón những thông tin hết sức xấu về giá dầu trên thế giới làm giá nguyên liệu nhựa tăng vọt. Có những loại nguyên liệu nhựa hiện nay đã tăng giá gần 40% so với tháng 1.2006, còn các loại nguyên liệu nhựa khác tối thiểu cũng tăng tới 20%. Nay tiếp tục thêm một “đòn” về giá xăng dầu nữa sẽ làm các DN thêm phần khó khăn. ông Nguyễn Quang Cung- Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) lo ngại giá cước vận tải tăng sẽ lập tức đội giá thành đầu vào của ximăng trong khi VLXD nhìn chung không thể tăng giá vì thị trường khó chấp nhận và phải cạnh tranh với hàng nhập của Trung Quốc giá thấp.
1.3. Ngành điện lực
Riêng đợt tăng giá xăng dầu ngày 9/8/2006, Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) dự tính từ nay đến cuối năm sẽ phải chi thêm 395 tỉ đồng. Cộng với đợt tăng giá xăng dầu tháng 4/2006 (256 tỉ đồng), tổng cộng cả năm EVN sẽ bị đội chi phí thêm khoảng 651 tỉ đồng. Đối phó với tác động tăng giá, EVN
đang phải đối phó với một loạt các giải pháp tiết kiệm chi phí: Huy động tối ưu các loại nguồn điện có giá thành thấp (thuỷ điện, nhiệt điện, tuabin khí, đuôi hơi) và hạn chế đến mức tối đa việc huy động các nguồn điện chạy dầu có giá thành cao, đồng thời lắp đặt thêm các thiết bị trên lưới nhằm giảm tổn thất điện năng 0,2 – 0,3%/năm.Theo tính toán của EVN, chi phí xăng dầu trong sản xuất điện từ FO chiếm 70% giá thành, sau khi tăng giá xăng dầu đã đội lên 77%, tuôcbin khí DO từ 76% lên 83% và dầu DO từ 50% lên 61%. Ngoài ra, EVN còn mua điện từ một số nguồn điện độc lập chạy dầu của Hiệp Phước, Amata... nên việc tăng giá xăng dầu cũng tác động tới tăng giá điện thương phẩm.
1.4. Ngành đánh bắt xa bờ
Sáng 10.8 tại bến cảng tàu cá sông Hàn - Đà Nẵng, hơn 200 tàu đánh bắt hải sản xa bờ của ngư dân Quảng Ngãi, Đà Nẵng… vẫn nằm bờ, dù rằng mùa vụ đánh bắt đang trôi qua.Trong khi đó các chủ tàu ở ĐBSCL cũng căng thẳng vì lo ngại bạn biển có thể sẽ lần lượt bỏ tàu để tìm phương kế sinh nhai khác…
Miền Trung: Hàng trăm tàu thuyền nằm lại bờ. Nguyên nhân một phần ngoài khơi đang gió bão, nhưng phần lớn đang cân nhắc việc lỗ lãi khi tình hình giá xăng dầu cứ tăng vùn vụt. Ông Lê Văn Quang- chủ tàu cung ứng xăng dầu QĐ0559H cho biết, dầu diezel tăng giá mỗi lít 700 đồng, nên chuyến ra khơi này mỗi tàu tăng chi phí từ 2,1 – 3 triệu đồng. Giá dầu tăng kỳ này ông lỗ hàng chục triệu đồng vì ngư dân mượn dầu đi chuyến trước vẫn trả theo giá cũ. Một thuỷ thủ tàu đánh cá QNG 9859 BTS thì than: “Giá nhiên liệu cứ tăng hoài như vậy thì nhiều tàu phải nằm bờ thôi vì nợ nần chuyến trước chưa trả, chuyến sau đã chồng lên. Tàu tôi đi cả tháng ngoài biển, nhiên liệu chiếm chủ yếu trong chi phí. Giá cá bán lại không tăng nên nhiều tàu cũng không còn muốn ra khơi”. Giá nhiên liệu tăng từ 700-1.000 đồng/lít cũng làm giới kinh doanh xe vận chuyển hàng hoá đường dài gặp khó khăn, nhưng chủ xe 43H17…chuyên chở laghim từ Đà Lạt về Đà Nẵng không giấu diếm: “Trời mưa đất chịu, xăng dầu tăng thì giá vận chuyển cũng phải
tăng tương ứng và một kg rau quả cũng bán cao hơn trước đây.” Như vậy, người dân cũng phải gánh chịu thiệt thòi. Riêng đến chiều ngày 10/8, năm hãng taxi đang kinh doanh trên địa bàn Đà Nẵng từ chối bình luận. Họ cho biết, đến thời điểm này thì chủ trương không tăng giá, nhưng vài ngày tới thì không dám hứa.
Đồng bằng sông Cửu Long: Bạn biển sẽ có thể bỏ tàu. Mặc dù đã quen với việc tăng giá nhiên liệu, nhưng sáng qua, 10.8, khi lấy dầu chuẩn bị cho chuyến biển mới, nghe chủ cây xăng báo giá 8.700 đồng/lít, anh Huỳnh Văn Hiền, một chủ ghe ở khu phố Nguyễn Quang Trực, phường Vĩnh Thanh (thành phố Rạch Giá, Kiên Giang) vẫn thấy bức xúc: “Sao cứ lên hoài vậy, ngư dân chịu sao cho thấu!”. Anh Hiền cho biết, phương tiện công suất chỉ 45CV do làm nghề lưới nhưng nên có 10 lao động đi bạn vẫn chưa đủ.
Tháng rồi anh em ngư phủ cũng chỉ chia được mỗi người 2 triệu. Tháng này, giá dầu lại tăng, thu nhập của ngư phủ chắc chắn sẽ giảm.
Anh Nguyễn Đức Trung, một chủ tàu cào đôi máyHINO 8 (1.000CV) ở khu phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Vĩnh Quang (TP Rạch Giá) nói rằng: “Một cặp tàu cào đôi máy HINO 10 một chuyến biển phải tốn khoảng 35.000 lít dầu, giá dầu thị trường tăng 850 đồng/lít, coi như cả chủ ghe và ngư phủ mất toi 30 triệu đồng, chưa kể giá nước đá cũng sẽ tăng theo giá dầu. Chi phí nhiên liệu tăng chẳng những thu nhập chuyến biển sẽ giảm từ bình quân 2 triệu đồng/người còn khoảng 1,7 triệu đồng/người mà chủ tàu càng khó kiếm người “đI bạn”. Mỗi cặp tàu cào đôi 21 lao động. Chủ tàu vừa phải cho họ mượn trước vài trăm nghìn để lại cho gia đình nhưng có chuyến đến giờ ra khơi, ngư phủ bỏ ngang, thiếu 3 lao động là tàu phải đậu chờ”
Ông Châu Công Băng – Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Cà Mau cho biết, ngư dân Cà Mau sẽ phải gánh thêm gần 5 tỉ đồng chi phí nhiên liệu do đợt tăng giá xăng dầu chiều ngày 9.8 vừa rồi. Đây là lần tăng giá thứ hai kể từ ngày 28.4.2006, với mức tăng thêm sau hai lần đã lên đến 13.000 đồng/lít, ngư dân Cà Mau tiếp tục đối mặt với nguy cơ phá sản. Còn ở Kiên Giang, Giám đốc sở thuỷ sản Huỳnh Văn Gành trăn trở : “Toàn tỉnh với hơn 7000 tàu thuyền mỗi năm tiêu thụ khoảng 300 triệu lít dầu, giá
dầu lần này tăng 850 đồng/lít, cộng với hai lần tăng giá trước đây thì coi như ngư phủ Kiên Giang mất 1.200 tỉ đồng/năm đưa vào chi phí sản xuất.”
1. 5. Ngành bưu điện, chuyển phát
Thực chất các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát làm dịch vụ vận chuyển, do vậy tăng giá xăng dầu tạo sức ép lớn cho các doanh nghiệp này. Cú sốc tăng chi phí
Quyết định tăng giá xăng giá bất ngờ từ 20 giờ tối ngày 27/4/2004, với mức tăng giá được đánh giá là khá cao (các mặt hàng xăng tăng thêm 1.500 đồng/lít, dầu tăng 400 đồng/lít) có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát. Ông Hoàng Anh Đằng Quyền – Giám đốc Công ty Bưu chính Viettel cho biết, giá xăng tăng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp dịch vụ bưu chính, chuyển phát bởi chi phí cho ô tô, xe máy của công ty tăng thêm khoảng 5-7% so với trước. Bên cạnh đó, các hãng vận tải khác như hàng không, đường sắt, tầu thủy cũng bắt đầu tính đến chuyện tăng giá khiến chi phí thuê vận chuyển tăng lên đáng kể.
Ông Lê Long- Phó Giám đốc Công ty BCVTVN (VNPT) cung cấp vốn đã bị lỗ lại càng lỗ nặng hơn. Để phục vụ cung cấp dịch vụ trên mạng bưu chính viễn thông công cộng, VNPT đã đầu tư gần 1.000 xe ô tô, trong đó VPS là đầu mối vận chuyển chính, 64 bưu điện tỉnh, thành là đầu mối giao nhận. Chỉ riêng VPS đảm nhận tới 76 tuyến đường thư, tổng số km lăn bánh hàng ngày là 27.587km. Tuy chưa bóc tách cụ thể, nhưng theo những nhà chuyên môn, chi phí nhiên liệu chiếm một phần rất lớn trong giá thành dịch vụ bưu chính. Sau đợt tăng giá xăng dầu lần này, VPS ước tính chi phí xăng dầu sẽ tăng thêm 18 tỷ so với kế hoạch đầu năm.
Tính từ năm 2003 đến nay, giá xăng dầu đã 7 lần được điều chỉnh. Lần này giá có thể coi là mức cao nhất so với các lần tăng trước đây. Thông thường, sau mỗi lần điều chỉnh giá xăng dầu, giá cả trong nước sẽ đồng loạt tăng theo, bởi xăng dầu là đầu vào của mọi thứ hàng hóa, dịch vụ. Riêng đối với các dịch vụ bưu chính chuyển phát thì rất khó tăng giá, thậm chí giá còn bị giảm bởi lĩnh vưc này đang có cạnh tranh rất mạnh. Ông Hoàng Anh Đằng cho rằng, khả năng lỗ đối với dịch vụ trong nước là rất nhiều, sản lượng dịch
đến việc tăng giá dịch vụ, mà còn phải xem xét động thái của các doanh nghiệp khác. “Nếu từ nhân không tăng giá thì doanh nghiệp lớn như VNPT và Viettel cũng không thể tăng, vì hiện giá của tư nhân đã rẻ hơn giá của các doanh nghiệp nhà nước rồi”, ông Hoàng Anh Đằng nói. Còn VNPT cũng mới tạm thời điều chỉnh cước EMS từ 1/5/2006, nhưng chỉ có dịch vụ quốc tế là tăng đáng kể, còn EMS nội tỉnh lại bị giảm, EMS liên tỉnh (có sản lượng lớn nhất) lại giữ nguyên ở mức cũ. Các dịch vụ bưu chính khác như thư, thư bưu phẩm, bưu kiện, phát hành báo chí...thì khó có thể điều chỉnh cước trong một sớm một chiều.