17.729 22.823 28.380 31.954 Tốc độ tăng KNNK

Một phần của tài liệu tác động của giá dầu mỏ tăng tới hoạt động thương mại và đầu tư tại việt nam (Trang 54 - 61)

- Về trị giá (Tr USD) 1.828 2.017 2.433 3.574 5

14.39017.729 22.823 28.380 31.954 Tốc độ tăng KNNK

Tốc độ tăng KNNK

không tính dầu thô so với năm trước (%)

- 23,2 28,7 24,3 12,6

Nguồn: Phụ lục 2, báo cáo hoạt động thương mại năm 2005, phương hướng công tác năm 2006. – Bộ Thương mại

Biểu đồ II.5

Nguồn: Trang Web của Bộ thương mại:www.mot.gov.vn

Trong giai đoạn 2001-2003, năm 2003 là năm có kim ngạch nhập khẩu cao nhất so với các năm trước và tốc độ tăng cao nhất trong 3 năm trở lại kể từ năm 2001: năm 2001 tăng 3,4%, năm 2002 tăng 21,8%.

- Tốc độ tăng giá nhập khẩu xăng dầu trung bình năm 2003 so với năm 2004 là 20,75%, tuy nhiên về lượng thì năm 2003 lại nhập khẩu giảm 0,1%. Kết quả là kim ngạch nhập khẩu xăng dầu năm 2003 so với năm 2002 là 20,6 nhỏ hơn so với tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cả nước năm 2003 so với năm 2002. Vì vậy mà tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu không tính dầu thô năm 2003 so với năm 2002 là 28,7% lớn hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của cả nước khi tính cả dầu thô (27,9%)

- Tuy nhiên, sang năm 2004, tốc độ tăng về giá nhập khẩu xăng dầu là khá lớn (32,3%), tốc độ tăng về lượng so với năm 2003 cũng ở mức cao (11%), dẫn đến tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu dầu năm 2004 so với năm 2003 là 47%. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của cả nước nếu không tính dầu thô và than đá chỉ tăng là 24,3%, nhưng kim ngạch nhập

khẩu của cả nước khi tính cả dầu thô và than đá là 26,5%.

- Năm 2005 cũng tương tự như năm 2004 so với năm 2003: Tốc độ tăng giá nhập khẩu xăng dầu bình quân là 35,3%, về lượng là 3,87%, về kim ngạch nhập khẩu là 40,6%. Kết quả là đã nâng mức tăng kim ngạch nhập khẩu của cả nước nếu không tính dầu thô chỉ là12,6% nhưng khi tính cả nhập khẩu dầu thô là 15,7%.

- Đánh giá ảnh hưởng của giá dầu tăng đến kim ngạch nhập khẩu một số năm:

2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu năm 2003:

- Bình quân mỗi tháng là 2.079 triệu USD. Năm 2003, tháng 5 kim ngạch cao nhất , đạt gần 2.229 triệu USD, tháng 1 thấp nhất đạt 1.786 triệu USD (trừ tháng 2 có 28 ngày). Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2002 giảm dần về cuối năm, tháng 2 cao nhất tăng 57%, tháng 12 thấp nhất 2,4%.

- Kết quả kim ngạch và tốc độ tăng trưởng từng tháng so với cùng kỳ năm 2002 như sau:

Bảng II.14:

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Kim ngạch (tỷ USD) 1,79 1,71 2,08 2,23 2,30 2,03 2,00 1,83 2,08 2.12 2,15 2,20 Tăng trưởng (%) 32,4 57,0 42,4 45,4 29,7 29,5 17,0 8,7 24,2 14,5 13,2 2,40

- Tốc độ tăng trưởng: Tháng 8 giảm mạnh chủ yếu do giảm nhập khẩu linh kiện xe máy (có quy các mới về đăng ký lưu hành), phôi thép, xăng dầu (giá trên thị trường thế giới tăng cao), tháng 12 giảm mạnh chủ yếu do giảm nhập khẩu linh kiện xe máy (tăng thêm quy định về đăng ký lưu hành), ô tô

nguyên chiếc (tăng thuế tiêu thụ đặc biệt). 2.1.2. Kim ngạch nhập khẩu năm 2004:

Kim ngạch nhập khẩu năm 2004 đạt 31.954 triệu USD, tăng 26,5% so với năm 2003, tương ứng là 6698 triệu USD. Có 14/30 mặt hàng chủ yếu có kim

ngạch tăng cao (trên 30%). Trong đó, một số mặt hàng tăng mạnh là: linh kiện và phụ tùng xe gắn máy, phôi thép, xăng dầu, chất dẻo nguyên liệu, bông vải, linh kiện điện tử, dầu mỡ, động thực vật, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, kim loại thường, sữa, gỗ và nguyên liệu bột giấy, cao su tổng hợp. Có 4/30 mặt hàng chủ yếu kim ngạch giảm là: linh kiện ô tô, máy móc-thiết bị- phụ tùng, thức ăn gia súc và nguyên liệu, lúa mỳ.

Kim ngạch nhập khẩu tăng do khối lượng nhập khẩu tăng 14,6% tương ứng 3690 triệu USD, và do giá tăng 11,9% tương ứng 3008 triệu USD. Do ảnh hưởng của tăng giá dầu thô làm giá xăng dầu và chế phẩm từ dầu mỏ: so với năm 2003, riêng kim ngạch nhập khẩu xăng, dầu, nhựa, nhựa đã làm tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2004 tăng 1727 triệu USD, do khối lượng nhập khẩu tăng 8,47% tương ứng với, 399 triệu USD, do giá tăng 246%, tương ứng với 1328 triệu USD. Nếu loại trừ 1727 triệu USD này, thì kim ngạch nhập khẩu năm 2004 chỉ còn tăng 19,5% so với năm 2003 (trong khi đó tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2004 so với năm 2003 không kể dầu thô là 27,6%).

Từ tháng 8, một số mặt hàng chủ yếu giảm nhập khẩu so với tháng 7 như: máy móc thiết bị, phụ tùng ô tô nguyên chiếc các loại, thép thành phẩm, chất dẻo... chủ yếu do giảm đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu (do một số mặt hàng xuất khẩu do giá tăng nên khối lượng xuất khẩu giảm) đã làm giảm kim ngạch nhập khẩu.

2.1.3. Kim ngạch nhập khẩu năm 2005:

Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 36,98 tỷ USD. Tốc độ tăng KNNK so với năm 2004 là 15,7%, làm năm có tôc độ tăng kim ngạch thấp nhất trong 4 năm kể từ năm 2001. Nhập khẩu năm 2005 có những điểm đáng chú ý là: Nhập khẩu năm 2005 ổn định, đảm bảo cung cấp đủ nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất hàng hoá trong nước và xuất khẩu. Mặc dù cung cầu và giá cả của một số mặt hàng chiến lược có biến động mạnh trên thị trường thế giới nhưng nhập khẩu vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu trong nước và không để xảy ra các cơn sốt giá trên thị trường trong nước (có những thời điểm nguồn cung xăng, dầu trên thế giới cực kỳ khan hiếm, tương tự giá phân bón cũng có thời điểm tăng mạnh trên thị trường thế giới)

Tăng/ giảm kim ngạch một số hàng hoá nhập khẩu chủ yêú:

+ Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu so với năm 2004 tăng cao hơn: cao su (+71%), linh kiện ô tô (+53%); clinker (39,9%), thép thành phẩm (37,2%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (+34%), điện tử và linh kiện máy tính (31,9%), chất dẻo nguyên liệu (+31,5%), hoá chất nguyên liệu (30,9%), vải (+23,6%), thuốc trừ sâu và nguyên liệu (+18,3%), riêng mặt hàng xăng dầu trị giá nhập khẩu tăng 1450 triệu USD chủ yếu do giá thế giới tăng mạnh (khối lượng chỉ tăng 3,8%).

+ Chỉ có 3 mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm 2004 là phân bón các loại (-25,9%), bông (-14%), bột giấy (-40%). Trong đó đáng kể là phân bón các loại, giảm chủ yếu là phân bón ure (-50,2%), do giá phân bón trên thị trường tăng cao và một phần đã có nguồn cung được bổ sung từ Nhà máy đạm Phú Mỹ.

2.1.4. Kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2006:

Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 28,7% tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 8 KNNK ước đạt 4 tỷ USD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhập khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất tăng khá, hầu hết có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng KNNK cả nước: Máy móc, thiết bị, và phụ tùng đạt 4,041 tỷ USD, tăng 18%; Vải đạt kim ngạch 1,961 tỷ USD, tăng 30,1%; Điện tử máy tính và linh kiện đạt 1,267 tỷ USD, tăng 18,1%; kim loại thường khác đạt 943 triệu USD, tăng 83,4%; Cao su có tốc độ tăng trưởng rất cao đạt kim ngạch 298 triệu USD, tăng 168,3%; Thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt 204 triệu USD, tăng 33,3%.

- Nhập khẩu xăng dầu đạt 4,151 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước nhưng lượng xăng dầu nhập khẩu chỉ đạt 7.717 triệu tấn, bằng 96,2% so với cùng kỳ năm trước do giá nhập khẩu bình quân 8 tháng đầu năm tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

- Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm như: linh kiện ô tô, giảm 45,8%; ô tô nguyên chiếc các loại giảm 36,5%; Clinke giảm 18,8%; phân bón ure, dầu mỡ động thực vật và nguyên phụ liệu thuốc là đều giảm từ 15% đến 17%.

Nhập siêu trong giai đoạn 2001-2005 đạt 19.332 triệu USD. Trong đó năm 2005 nhập siêu khoảng 4.545 triệu USD, giảm mạnh so với 5.107 triệu USD năm 2003 và 5.545 triệu USD năm 2004; sau khi đạt cao trong những tháng đầu năm, nhập siêu năm 2005 đã giảm dần. Từ bảng trên ta thấy, xuất khẩu dầu thô đã nâng kim ngạch xuất khẩu lên cao, cho nên khi bỏ dầu thô ra khỏi kim ngạch xuất khẩu đã làm cho cán cân thương mại tăng cao rất nhiều, có những năm mức nhập siêu gấp đôi (năm 2001, nhập siêu không tính dầu thô là 2478 triệu USD, trong khi đó, tính cả dầu thô chỉ là 1189 triệu USD).

Bảng II.15: Cán cân thương mại 2001-2005 KNXK tính cả dầu thô KNNK tính cả dầu thô Cán cân thương mại % nhập siêu so với XK KNXK không tính dầu thô KNNK không tính dầu thô Cán cân thương mại % nhập siêu so với XK Năm 2001 15.029 16.218 -1189 7,9 11.903 14.390 -2487 20,9 Năm 2002 16.706 19.746 -3040 18,2 13.436 17.729 -4293 32 Năm 2003 20.149 25.256 -5107 25,3 16.328 22.823 -6495 39,7 Năm 2004 26.503 31.954 -5451 20,6 20.832 28.380 -7548 36,2 Năm 2005 32.442 36.987 -4545 14 25.069 31.954 -6885 27,5

Nguồn: Báo cáo hoạt động thương mại năm 2001 và phương hướng công tác năm 2006 – Bộ Thương mại

Tỷ lệ NS/KNXK sau khi đạt mức cao nhất trong năm 2003 đã giảm dần, giúp giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại 5 năm qua. Trong đó,

NS/KNXK giai đoạn 2001-2005 khoảng 7,7%, NS/KNXK năm 2005 là 14% thấp nhất kể từ năm 2002.

Trong khi chúng ta đã gia nhập ASEAN và tham gia một cách toàn diện vào Hiệp định CEPT/AFTA nhưng việc tận dụng những ưu thế từ Hiệp định này cũng như Chương trình Thu hoạch sớm ASEAN-Trung Quốc (EHP) còn nhiều hạn chế nên nhập siêu từ các nước châu Á vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị nhập siêu của cả nước. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy trong khi hàng hoá xuất khẩu chủ lực của ta có cơ cấu khá giống với các nước trong khu vực (nông sản tiêu dùng, dệt may da) thì sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực nên tốc độ tăng KNXK sang các nước Châu Á nói chung và ASEAN nói riêng chưa theo kịp mức tốc độ tăng KNNK từ các nước này. Trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước, có thể giải thích nguyên nhân khiến nhập siêu giảm chậm như sau:

Thứ nhất, do nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng ở mức nhanh, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Thứ hai, giá nguyên, nhiên vật liệu tăng mạnh so với năm trước và những năm gần đây, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược mà nước ta phải

nhập khẩu với khối lượng lớn, đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến giá trị nhập siêu cao. Tăng trưởng khối lượng nhập khẩu nhanh hơn tăng khối lượng xuất khẩu, làm nhập siêu tăng cao. Giá nhập khẩu tăng nhanh hơn giá xuất khẩu. Hay nói cách khác, nếu giá nhập khẩu chỉ tăng bằng giá xuất khẩu, thì nhập siêu sẽ giảm.

Thứ ba, việc thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng là nguyên nhân quan trong dẫn đến nhập siêu.

Kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh tế của các nước trên thế giới trong thời gian qua cho thấy nhập siêu là một hiện tượng khá phổ biến đối với các nền kinh tế đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mức độ nhập siêu ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc điểm riêng của nền kinh tế đó (nguồn tài nguyên sẵn có , nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho nền kinh tế, khả năng xuất khẩu...), chính sách quản lý nhập khẩu được áp dụng trong từng giai đoạn, chính sách tỷ giá hối đoái... Có thể khẳng định rằng thiếu hụt cán cân thương mại có thể là hệ quả tất yếu của giai đoạn đầu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, nhất là đối với nền kinh tế có độ mở tương đối như nước ta. Tuy nhiên, làm thế nào để giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại đến mức có thể là việc làm cần thiết. Cần thấy rằng, vì kim ngạch xuất khẩu dầu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu. Và, xăng dầu lại cũng là một mặt hàng nhập khẩu chiến lược trong danh sách các mặt hàng nhập khẩu. Cùng với quá trình kinh tế ngày càng phát triển, thì nhu cầu nhập khẩu năng lượng cũng gia tăng mạnh mẽ. Bởi vậy, kim ngạch nhập khẩu dầu ngày một tăng với tốc độ cao, khi mà giá nguyên nhiên liệu cũng tăng cao. Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nhập siêu, cũng như thâm hụt thương mại của nước ta trong những năm qua.

Một phần của tài liệu tác động của giá dầu mỏ tăng tới hoạt động thương mại và đầu tư tại việt nam (Trang 54 - 61)