Xu hướng của thị trường viễn thông thế giới giai đoạn 2021-2025

Một phần của tài liệu BÙI THỊ KIM DUNG - 1906012007 - KDTM26 (Trang 103 - 104)

3.1 Xu hướng phát triển của thị trường viễn thông trên thế giới

3.1.1 Xu hướng của thị trường viễn thông thế giới giai đoạn 2021-2025

Ngành công nghệ thông tin và viễn thơng trong những năm gần đây có những bước tiến vượt bậc và khó đốn. Nhiều cơng nghệ mới được áp dụng làm thay đổi hẳn bản chất và mức độ tăng trưởng của các dịch vụ truyền thống. Mặc dù năm 2020 là một năm có nhiều biến động với ảnh hưởng sâu rộng của dịch Covid-19 nhưng bức tranh phát triển cơng nghệ thơng tin và viễn thơng vẫn có màu sáng. Giai đoạn 2021-2025 được coi sẽ là một giai đoạn đầy hứa hứa hẹn cho sự phát triển lĩnh vực CNTT - viễn thơng trên tồn thế giới.

Nhu cầu về các ứng dụng trên nền dữ liệu không dây tăng nhanh

Lĩnh vực viễn thông đã ghi nhận nhiều bước tiến trong việc hiện đại hóa và mở rộng hệ thống trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường viễn thông truyền thống trong thời gian tới sẽ khó có thể kỳ vọng vào mức tăng trưởng cao, thậm chí sụt giảm doanh thu đáng kể do các hình thức liên lạc mới xuất hiện và phát triển như vũ bão. Theo số liệu thống kê của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thơng, năm 2019 trung bình trên các nước đang phát triển, mỗi người dân sở hữu 1.30 thuê bao di động. Điều này cho thấy các thị trường này đã bão hòa và việc phát triển thêm thuê bao mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Ở một khía cạnh khác, xu hướng phát triển ngày càng mạnh của các ứng dụng OTT như Facebook, Zalo, Skype, Viber với các tính năng tương tác vượt trội và vô cùng thuận lợi cũng sẽ khiến cho doanh thu từ dịch vụ viễn thông truyền thống suy giảm nhanh hơn.

Trong giai đoạn từ 2021-2025, theo dự báo của Ericsson, thông thường, lưu lượng di động được dự báo tăng 27% mỗi năm, hầu hết sẽ là lưu lượng video. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 dẫn tới sự bùng nổ dữ liệu, khi người dùng trên thế giới dành nhiều thời gian hơn cho việc học và làm việc tại nhà. Theo đó, những thay đổi lớn về thói quen hành vi con người là nguyên nhân dẫn tới những thay đổi có thể định lượng trong việc sử dụng các mạng băng thông rộng di động trên thế giới (Phạm Trung, 2020). Khi ngày càng có nhiều người học tập và làm việc tại nhà, thì

các nền tảng giáo dục trực tuyến, giảng dạy cùng các cuộc họp, hội thảo trực tuyến trở thành thói quen bình thường. Một hình thức tương tác xã hội mới đã hình thành, ở đó kết nối internet băng thơng rộng cho phép nhiều hoạt động giải trí trong nhà cũng như các cuộc gặp gỡ trực tuyến với bạn bè và người thân để vẫn bảo đảm an toàn.

Kết nối 5G sẽ là hạ tầng chủ đạo

Công nghệ 5G đang được xem sẽ là nhân tố thay đổi hẳn bối cảnh thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, tác động sâu rộng tới đời sống kinh tế - xã hội, an ninh - quân sự của các quốc gia trên thế giới. Trong khi mà 4G vẫn thống trị trên tồn thế giới với cơng nghệ tân tiến và hiện đại, người ta tiếp tục có tham vọng phát triển thế hệ kế nhiệm 5G. Công nghệ mới này cho phép truyền dữ liệu cực cao, tốc độ truyền tải nhanh hơn 4G khoảng 100 lần cùng tốc độ dữ liệu lên tới 10 gigabit một giây. Đến cả video định dạng 4K cũng có thể được tải chỉ mất chưa tới năm giây, kết nối với công suất lớn nhưng nguồn tiêu thụ lại tỷ lệ nghịch. Độ trễ, đây là trường hợp thường gặp khi gọi điện thoại qua hình ảnh, video sẽ được cải thiện tối đa. Ứng dụng khám chữa bệnh từ xa sẽ trở nên khả thi, các bác sĩ phẫu thuật có thể tiến hành phẫu thuật thơng qua mạng internet. Nó có các tính năng mà các thế hệ di động trước đó chưa bao giờ có thể làm được, dự kiến sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về kết nối. Vào năm 2025, Châu Âu có thể sẽ có mạng 5G phát triển ở các thành phố trọng điểm, nhờ mục tiêu được đặt ra bởi Chủ tịch Hội đồng Liên Hợp quốc. Thông qua 5G, các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng bởi 5G sẽ đưa các thiết bị trạm gốc đến các kịch bản ứng dụng cấp doanh nghiệp khác nhau, chẳng hạn như các cảng biển, các khu mỏ, ngành điện lực, giao thơng; và thậm chí các trường cao đẳng, các bệnh viện và các cộng đồng (Ngọc Hà, 2020).

Một phần của tài liệu BÙI THỊ KIM DUNG - 1906012007 - KDTM26 (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)