Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp nước ngoài của Viettel tại Campuchia

Một phần của tài liệu BÙI THỊ KIM DUNG - 1906012007 - KDTM26 (Trang 36 - 44)

1.4 Kinh nghiệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Viettel tại Lào,

1.4.1 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp nước ngoài của Viettel tại Campuchia

1.4.1.1 Sơ lược về dự án đầu tư

Viettel lần đầu tiên đầu tư ra nước ngồi vào lĩnh vực viễn thơng tại thị trường Campuchia vào năm 2006. Sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt vào tháng 04/2006 và được Bộ Thương mại Campuchia cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1255 ngày 08/05/2006, Viettel đã thành lập cơng ty 100% vốn nước ngồi Viettel Campuchia Pte, Ltd với mục tiêu khảo sát và tiếp cận thị trường, nhằm khai thác cơ hội đầu tư vào thị trường này.

Trên cơ sở công ty đã được thành lập ở Campuchia, Viettel đầu tư 100% vốn xây dựng mới mạng di động sử dụng công nghệ GSM (Một công nghệ dùng cho mạng thông tin di động phổ biến nhất trên thế giới). Tại PhnomPenh, Viettel thuê một văn phòng làm trụ sở làm việc, thuê đất để xây dựng một phòng máy trung tâm đặt các thiết bị mạng lõi. Ngồi ra, Viettel cũng th 6 vị trí tại các tỉnh khác ngoài Phnompenh để làm cửa hàng giao dịch, chỗ làm việc cho bộ phận ứng cứu thông tin và các vị trí để đặt các trạm thu phát sóng (BTS). Vào ngày 19/02/2009, Viettel chính thức khai trương mạng viễn thơng tại Campuchia với thương hiệu Metfone, là thương hiệu đầu tiên của Viettel tiến hành đầu tư ra thị trường nước ngồi. Ngay khi chính thức cung cấp dịch vụ, Viettel đã triển khai tại 25/25 tỉnh, thành phố của Campuchia, hệ thống cáp quang bao phủ 70% số huyện, hơn 1.700 trạm BTS phủ đến 80% số xã. Tại Campuchia, tổng vốn đầu tư của Viettel khoảng 40 triệu USD.

Các sản phẩm dịch vụ mà Viettel cung cấp tại Campuchia bao gồm:

- Dịch vụ viễn thông: Thiết lập mạng điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt

và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp các dịch vụ điện thoại, fax trên toàn quốc; Thiết lập mạng nhắn tin và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp dịch vụ trung kế vơ tuyến nội hạt trên phạm vi tồn quốc; Cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ VoIP (Công nghệ truyền giọng nói trên giao thức mã hóa âm thanh).

- Internet băng thơng rộng: Cung cấp ADSL, FTTH, Wimax và dịch vụ truy cập Internet công cộng.

- Dịch vụ VAS: Dự án CNTT cho trường học Metfone; Ví điện tử E-money của

Metfone; Xây dựng tập khách hàng bền vững để tạo thành hệ sinh thái các dịch vụ số riêng.

1.4.1.2 Môi trường đầu tư

Về thị trường viễn thông tại Campuchia, sau khi bưu điện, điện báo và các dịch vụ điện tín, giao thơng và bưu chính được phục hồi tại phần lớn đất nước từ những năm 1980 sau khi bị gián đoạn dưới thời Khmer đỏ, thị trường viễn thơng bắt đầu có cấu trúc phức tạp hơn và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước năm 2008, thị trường viễn thông chỉ bao gồm 4 nhà mạng lớn có khả năng mở rộng thị trường. Tuy nhiên, Chính phủ Campuchia đã duy trì mơi trường pháp lý ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để thu hút khu vực đầu tư viễn thông tư nhân. Đến thời điểm khai trương của Metfone, thị trường viễn thơng Campuchia đã có bảy nhà mạng khác, trong đó có ba nhà mạng đã tồn tại gần 10 năm là Mobitel, Mfone và TMIC với thị phần rất lớn. Đặc biệt, nhà mạng Mobitel (công ty cổ phần giữa Tập đoàn Hoàng gia Campuchia và Millicom) chiếm hơn 50% thị phần, một con số khá lớn để một nhà mạng mới gia nhập có thể vượt qua tại thời điểm đó.

Về quan hệ kinh tế giữa hai nước, Việt Nam và Campuchia ln có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hai quốc gia nằm trong khuôn khổ Hợp tác 4 nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) và cùng tham gia vào tổ chức WTO, các lĩnh vực hợp tác giữa hai quốc gia do đó được Chính phủ hai bên thúc đẩy, tạo thuận lợi, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, công nghiệp chế biến, khoáng sản, thủy điện, phát triển hạ tầng, dịch vụ và logistics, đồng thời được hưởng các chính sách ưu đãi khi tham gia vào các hiệp định quốc tế. Theo Báo cáo phịng Thương mại và cơng nghiệp VCCI (2018), cán cân thương mại giữa Việt Nam và Campuchia từ năm 2007-2017 tăng trưởng theo năm, trong đó sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia luôn gấp nhiều lần so với sản lượng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia.

Là một trong những quốc gia nghèo nhất tại Châu Á, phát triển kinh tế khó khăn do tham nhũng, học thức cịn hạn chế, khoảng cách giàu nghèo lớn, hạ tầng cơ sở ở một số vùng cịn rất kém (VCCI, 2019), Chính phủ Hồng gia Campuchia coi đầu tư tư nhân và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế là một bộ phận gắn liền với sự phát triển của nền dân chủ toàn diện và thịnh vượng ở Campuchia trong những năm tới. Vì thế, Chính phủ ln có những cải tiến nhằm tạo ra mơi trường có lợi cho đầu

tư tư nhân. Thứ nhất, Các nhà đầu tư được hưởng sự không phân biệt đối xử theo

quy định của Pháp luật, ngoại trừ điều quyền sở hữu đất theo quy định của Hiến

pháp Campuchia (Điều 8, Luật đầu tư). Thứ hai, Chính phủ cam kết khơng thực

hiện chính sách quốc hữu hoá gây tổn hại đến sở hữu tư nhân của nhà đầu tư (Điều 9, Luật đầu tư). Thứ ba, khơng áp đặt việc kiểm sốt giá đối với hàng hố, dịch vụ của các nhà đầu tư có phê chuẩn từ trước của Chính phủ (Điều 10, Luật đầu tư).

1.4.1.3 Chiến lược đầu tư

Chiến lược đầu tư mà Metfone áp dụng ngay khi thâm nhập thị trường là chiến lược giá rẻ, phát triển từ khách hàng nông thôn rồi đến thành thị. Đây là chiến lược đã giúp Metfone đứng vững và cạnh tranh được với các nhà mạng còn lại tại Campuchia. Metfone trước hết tập trung vào các nhóm khách hàng mà thị trường còn bỏ ngỏ, kinh doanh dịch vụ VoIP giá rẻ để chiếm lấy cảm tình của người dân, đồng thời tiết kiệm chi phí để âm thầm xây dựng mạng lưới phủ khắp cả nước. Đến khi chính thức kinh doanh dịch vụ di động năm 2009, vùng phủ của Metfone đã đạt 70% lãnh thổ Campuchia đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi giúp Metfone bứt phá trong những năm tiếp theo. Sau 2 năm kinh doanh dịch vụ di động, Metfone đạt 46% thị phần di động, 60% thị phần cố định băng rộng, tốc độ tăng trưởng đạt 300%, mạng lưới di động đã phủ đến vùng sâu, vùng xa với hơn 5.000 trạm BTS và hơn 17.000 km cáp quang (phủ 98% dân số và 100% diện tích). Kể từ khi Metfone cung cấp dịch vụ, giá cước viễn thông đã giảm từ 2-4 lần, mức độ thâm nhập của dịch vụ di động tăng từ 29% lên 80%, Internet băng rộng tăng từ 0,2% đến 2% và băng rộng cố định tăng từ 2% đến 15%. Sau khi thâm nhập thị trường thành công và trở thành một trong những nhà mạng lớn tại Campuchia, Metfone tiếp tục duy trì chiến lược dẫn đầu chi phí và kết hợp với khác

biệt hóa. Metfone khơng ngừng tung ra các sản phẩm mới với thị trường Campuchia, đáng kể nhất là dịch vụ ví điện tử e-Money gặt hái được nhiều thành công giúp củng cố thương hiệu và vị thế của Metfone. Sau một năm khai trương E- money, dịch vụ này đã thu hút được gần 200.000 thuê bao sử dụng thường xuyên, phát triển gần 4.000 đại lý bán hàng và hơn 600.000 giao dịch chuyển tiền.

1.4.1.4 Kết quả đầu tư

Với chiến lược cạnh tranh thâm nhập đúng đắn kể trên, thị trường này đã hoàn vốn sau 4 năm kinh doanh. Cũng chỉ sau 4 năm kinh doanh, thương hiệu Metfone đã xếp vị trí số 1 về thị phần, chiếm gần 50% thị phần viễn thông di động. Sau gần 15 năm kinh doanh, Metfone hiện đang đứng số 1 về hạ tầng tại Campuchia với 10.000 trạm BTS, 24.000 km cáp quang, đảm bảo vùng phủ lên tới 98% dân số, cung cấp dịch vụ cho hơn 9 triệu khách hàng, giữ vững vị trí số 1 về thị phần viễn thơng phần tại thị trường cạnh tranh gay gắt như Campuchia. Đến hết 2018, Metfone đã giúp Viettel hoàn vốn về cổ tức gần 250 triệu USD, gấp gần 6 lần vốn đầu tư. Tính đến năm 2019, doanh thu luỹ kế là 2,245 tỷ USD, lợi nhuận luỹ kế đạt gần 300 triệu USD và ln duy trì tăng trưởng ở mức trên 40%. Đến nay, Metfone đóng góp khoảng 500 triệu USD tiền thuế cho chính phủ Campuchia, tạo cơng ăn việc làm cho 3.000 lao động trực tiếp và khoảng 30.000 gia đình khác có cơng ăn, việc làm ổn định. Hàng nghìn lượt nhân viên Viettel là người Việt Nam trực tiếp làm việc cho Metfone (Hà Thanh, 2019).

Metfone cũng đạt được những giải thưởng đáng tự hào như danh hiệu Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất Campuchia, giải thưởng nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất do Frost&Sullivan và Giải thưởng Truyền thông Thế giới WCA trao tặng vào năm 2015; đạt Top 100 thương hiệu viễn thông giá trị nhất khu vực Đông Nam Á năm 2016; giải thưởng tiên phong trong cơng nghệ với dịch vụ ví điện tử e-Money, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia.

1.4.2 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp nước ngoài của Viettel tại Lào

1.4.2.1 Sơ lược về dự án đầu tư

Lào là thị trường thứ hai mà Viettel tiến hành đầu tư ra nước ngoài sau khi đầu tư vào thị trường Campuchia. Ngày 07/02/2008, Viettel chính thức nhận giấy phép

đầu tư ra nước ngồi của Chính phủ Việt Nam để thực hiện dự án tại Lào. Với sự ủng hộ khuyến khích của Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Lào, Viettel đã đầu tư sang Lào theo phương thức liên doanh với Công ty Viễn thông quân đội Lào (Lao Asia Telecom, viết tắt là LAT), là doanh nghiệp của nước sở tại trực thuộc Bộ Quốc phòng Lào. Ngày 21/02/2008, doanh nghiệp thành lập công ty liên doanh Star Telecom tại thành phố Vientiane. Theo cơ cấu vốn góp, Viettel đóng góp 49% là vốn bằng thiết bị trong thời gian 1 năm kể từ khi thành lập liên doanh, cơng ty LAT góp 51% vốn bằng giá trị tài sản và mạng lưới hiện có (sau khi được định giá lại) ngay sau khi liên doanh được thành lập. Ngày 16/10/2009, Viettel chính thức khai trương dịch vụ viễn thông tại Lào với thương hiệu Unitel.

Về sản phẩm dịch vụ cung ứng, ngồi các dịch vụ thoại thơng thường, Viettel tại Lào còn cung cấp các dịch vụ như mạng 3G/4G, phát triển dịch vụ 5G cũng như dịch vụ ví điện tử e-Money. Về cơng nghệ sử dụng, dự án tiếp tục lựa chọn triển khai công nghệ 2G/GMS tại Lào giống như tại Campuchia. Hệ thống này sử dụng công nghệ truy cập phân chia theo thời gian với băng tần cơ bản là 890 - 960 Mhz gồm 124 sóng mạng, mỗi sóng mạng có độ rộng 200khz và được chia thành 8 khe thời gian, các sóng mạng đường xuống và đường lên cách nhau 45Mhz. Về sau băng tần dùng cho hệ thống này được mở rộng thêm tại băng tần 1800Mhz (GSM 1800), còn hệ thống sử dụng băng tần 900Mhz gọi là GSM 900.

1.4.2.2 Môi trường đầu tư

Tuy dân số chỉ khoảng 7 triệu người (2020), nhưng Lào lại là một thị trường có nhu cầu lớn về các mặt hàng thực phẩm, đồ nhựa, các sản phẩm sứ vệ sinh và đặc biệt là các dịch vụ viễn thông. Lào tham gia vào thị trường viễn thông tương đối muộn so với Việt Nam và Campuchia, sự cạnh tranh mới chỉ bắt đầu có từ năm 2002 với một số lượng nhà khai thác hạn chế. Tuy nhiên, từ đầu năm 2003, tốc độ tăng trưởng trên thị trường viễn thơng Lào rất nhanh chóng, với sự tham gia và nguồn vốn đầu tư của các nhà khai thác nước ngoài, số thuê bao tăng gấp 7 lần chỉ sau 2 năm, giới hạn chủ yếu ở các thành phố lớn, đòi hỏi các nhà cung cấp phải áp dụng công nghệ mới nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân. Viettel tham gia vào

thị trường viễn thông Lào với Unitel là thương hiệu viễn thông nhỏ nhất thời điểm bấy giờ và thách thức rất lớn từ các nhà mạng ETL, LTC và Beeline; hệ thống phân phối viễn thông của các hãng chủ yếu qua kênh cửa hàng, đại lý.

Về quan hệ kinh tế giữa hai nước, Việt Nam và Lào có mối quan hệ mật thiết và lâu dài. Hiện Lào khơng có chính sách ưu đãi thuế riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà thực hiện thống nhất các ưu đãi trên cả nước, không phân biệt nhà đầu tư. Các chính sách ưu đãi mà nhà đầu tư nước ngồi có thể được hưởng bao gồm ưu đãi về thuế, chế độ, chính sách, cung cấp dịch vụ thơng tin, tiện ích,… Lào hiện là quốc gia tiếp nhận nhiều nhất nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong 35 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam trong vòng 10 năm gần đây, Lào đang dẫn đầu với 86 dự án, vốn đăng ký gần 584 triệu USD, chiếm gần 42% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước cũng luôn theo chiều hướng tăng liên tục từ năm 2008, tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu giữa 2 nước tương đối đồng đều và trị giá cao.

Về mơi trường chính trị, pháp lý, Lào là quốc gia có nền chính trị, pháp luật ổn định. Hiện nay, Lào thiết lập quan hệ ngoại giao với 13 nước, đặt đại sứ quán ở 25 nước, 5 tổng lãnh sự quán, hai cơ quan đại diện ở New York, Genève; đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), WTO,… . Lào có mối quan hệ tốt với các nước láng giềng, các nước ASEAN, đặc biệt là mối quan hệ và hợp tác toàn diện với Việt Nam. Những điểm tương đồng về môi trường chính trị, hệ thống pháp lý và cùng nằm trong khu vực Đông Dương là mặt lợi thế để Viettel tiến hành đầu tư và thích ứng với mơi trường kinh doanh tại Lào. Không chỉ vậy, thương hiệu Unitel kết hợp giữa hai doanh nghiệp của Bộ quốc phòng Lào và Việt Nam là một mặt lợi thế rất lớn để Unitel có được những ưu đãi từ Chính phủ và phát triển trên đất nước Lào.

Theo Luật đầu tư tại Lào, nhà đầu tư nước ngoài được tạo thuận lợi, khuyến khích và được phép đầu tư theo hai hình thức: Liên doanh với một hoặc nhiều nhà đầu tư Lào; doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Với hình thức liên doanh, vốn góp tối thiểu là 30% tổng đầu tư liên doanh. Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức: Uỷ ban quản

lý đầu tư nước ngoài (FIMC) là cơ quan của Lào phụ trách đầu tư, có nhiệm vụ khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngồi (Điều 22, Luật đầu tư). Thứ 2, về điều khoản lao động, nhà đầu tư nước ngồi phải ưu tiên cho cơng dân Lào trong việc tuyển dụng lao động và có nghĩa vụ nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động Lào, thông qua việc đào tạo tại Lào hoặc ở nước ngoài (Điều 11, Luật đầu tư). Thuế lợi tức hàng năm có mức thuế tối đa là 20%.

1.4.2.3 Chiến lược đầu tư

Về chiến lược kinh doanh mà công ty LAT áp dụng, Viettel đánh giá sản phẩm ban đầu của LAT tuy có nhiều gói cước phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, mức giá rẻ, nhưng việc định giá còn bị động (nhà mạng LAT lấy mức cước nội mạng của doanh nghiệp đối thủ để định giá cước gọi ngoại mạng), các chính sách kinh doanh và cơng tác chăm sóc khách hàng chưa tốt dẫn đến doanh thu không cao. Từ những phân tích đó, Viettel cho rằng, việc đầu tư bằng phương thức liên doanh với LAT trên cơ sở khắc phục những điểm yếu hiện tại, nâng cao năng lực cơng nghệ, th ngồi cán bộ cơng nghệ cao cùng các chính sách kinh doanh hợp lý sẽ giúp Viettel chiếm được thị phần trong thị trường viễn thông Lào.

Một phần của tài liệu BÙI THỊ KIM DUNG - 1906012007 - KDTM26 (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)