2.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động ODI của Viettel tạ
2.2.3 Những yếu tố thuộc chính sách khuyến khích ODI của Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia ln khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu phát triển từ những năm 90 và gia tăng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Tính
25%
6% 69%
Cơ cấu dân số tại Việt Nam
Dưới độ tuổi lao động Trên độ tuổi lao động Trong độ tuổi lao động
46%
3% 51%
Cơ cấu dân số tại Mozambique
Dưới độ tuổi lao động Trên độ tuổi lao động Trong độ tuổi lao động
đến cuối năm 2019, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư 1.321 dự án ở 78 quốc gia, vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 20,6 tỷ USD (Bảo Ngọc, 2020). Một trong những lý do khiến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài được đẩy mạnh là nhờ những tháo gỡ về mặt chính sách của Nhà nước.
Các quy định liên quan đến việc khuyến khích đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam được quy định trong các điều khoản Luật và Nghị định như: Luật đầu tư năm 2014, tập trung vào Chương V về Hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 18/10/2006 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam; Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy định về Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Quyết định số 236/2009/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; Khoản 21 Điều 7 tại Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 về hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ ở nước ngồi.
Theo đó, nhằm thúc đẩy đầu tư và quản lý có hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích, đưa ra các giải pháp hỗ trợ, định hướng địa bàn, lĩnh vực đầu tư khuyến khích với các nội dung chủ yếu như sau:
Định hướng về địa bàn đầu tư ra nước ngồi
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục khai thác và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế Việt Nam trong việc đầu tư vào các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực, Liên Bang Nga,… từng bước mở rộng đầu tư sang các nước Mỹ La Tinh, Đông Âu, châu Phi dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực các thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều này được coi là định hướng đúng đắn mà Viettel đã áp dụng khi bước đầu phát triển thị trường ở Lào, Campuchia và mở rộng dần sang các nước thuộc châu lục khác, từng bước thâm nhập vào thị trường châu Phi thông qua quốc gia đầu tiên là Mozambique.
Lĩnh vực ưu tiên đầu tư ra nước ngồi
Chính phủ hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực về năng lượng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, thăm dị dầu khí và khống sản khác, điện tử - viễn thông, lĩnh vực trồng cây cơng nghiệp. Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Giải pháp hỗ trợ thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài
Các Bộ, ban, ngành sẽ tiếp tục xây dựng, hồn thiện khung pháp lý, chính sách về đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp doanh nghiệp đầu tư an toàn và hiệu quả. Đồng thời cải tiến thủ tục hành chính theo hướng thuận tiện hơn, mở rộng các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính, ngay cả đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước; tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Chính phủ cũng đưa ra giải pháp yêu cầu đồng bộ các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài một cách cụ thể, trong đó đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin môi trường, cơ hội đầu tư tại các nước sở tại, bảo hộ quyền lợi của doanh nghiệp trong q trình kinh doanh ở nước ngồi.
Hướng dẫn thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp
Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngồi, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp đó sẽ được trừ số thuế đã nộp ở nước ngồi. Theo đó, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mozambique là 32% cao hơn thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (25%) nên Viettel sẽ không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.