Hang động ở khu bảo tồn đất ngập nướcVân Long

Một phần của tài liệu Bài khóa luận chuẩn vai trò của điều kiện tự nhiên trong việc định hướng phát triển du lịch ở tỉnh ninh bình (Trang 36)

Trong số các hang động ở Vân Long, Thung Dơi có độ cao lớn nhất so với mặt đất (210m); hang có chiều rộng lớn nhất là hang Bóng (16m). Rồi các dãy núi với những cái tên nghe thật thú vị như: núi Nghiên, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Mèo Cào; hay núi Cô Tiên, núi Voi Dựng, núi Cánh Cổng, núi Mồ Côi...

a. Núi Mồ Côi b. Núi Mèo Cào Hình 2.3.10. Một số dãy núi ở khu Vân Long

Non nước Vân Long , một cảnh núi ẩn mây trời, mây che ấp núi. Nước ở đây mênh mơng phẳng lặng, khơng có sóng to gió lớn, mang phong cảnh một miền quê êm ả- một Vịnh Hạ Long khơng có sóng. Đây chính là nơi du lịch sinh thái rất tốt, cũng sẽ là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, các sinh viên, học sinh trong và ngoài nước muốn đến nghiên cứu và học tập về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.

2.3.3. Khu du lịch Tam Cốc- Bích động

Khu du lịch Tam Cốc- Bích Động là một quần thể du lịch, một địa danh nổi tiếng từ xa xưa, nằm cách thành phố Ninh Bình khoảng 7 km. Tổng diện tích của tồn khu du lịch rộng khoảng 350 ha. Bao gồm đồng bằng và ngọn núi đá vơi, có sơng Ngơ Đồng chảy qua khu vực. Được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam Thiên Đệ Nhị Động" là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Nằm tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình nơi đây có một hệ thống hang động tự nhiên và cácdi tích lịch sửcổ kính từ đời nhà Trần. Vẻ đẹp của nó được so sánh với Vịnh Hạ Long nơi vừa được UNESCO công nhận là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới.

Với hệ thống núi đá vôi được tạo ra cách đây hàng triệu năm do những biến đổi về địa chất, đã tạo nên những hang động thiên nhiên đặc sắc , tạo ấn tượng khó phai trong mỗi du khách đến thăm quan.Rất nhiều nhà văn, nhà thơ đến thăm thú và đều ngợi khen vẻ đẹp đó . Chính vì vậy Tam Cốc Bích Động được xếp vào danh sách 21 khu du lịch được yêu thích nhất tại Việt Nam. Nơi đây vẫn giữ được nét hoang sơ, thiên tạo, với nhiều hang động, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng trong và ngồi nước như: đền Thái Vi, Tam Cốc, chùa Bích Động, động tiên, chùa Linh Cốc, vườn chim...

Bích Động cịn có những hang động đẹp, như hang Tiên, động Thiên Hương rộng 800 m2 với nhiều nét độc đáo. Động có lối lên thẳng đứng đến tận đỉnh núi, nhưng có lẽ thú vị hơn cả là đứng trong lịng động mà du khách có thể ngắm trời xanh cao vời vợi, gió thổi mát lạnh mỗi buổi sáng.

Hình 2.3.12. Động Thiên Hương

Từ Bích Động, du khách tiếp tục ngồi thuyền đi thăm Tam Cốc. Tam Cốc nghĩa là ba hang: Hang Cả, hang Hai và hang Ba. Bến đò Tam Cốc ngày nay vẫn giữ được nét nguyên sơ, đặc trưng của làng quê Việt Nam. Thú vị nhất là khi ngồi trên thuyền, ngắm dịng sơng Ngơ Đồng nước trong xanh chảy nép mình vào những dãy núi trùng điệp.

Ngồi thuyền lướt nhẹ trên mặt nước, du khách được tận hưởng khơng khí mát, trong lành, với cảnh đẹp trời mây.

Hình 2.3.13. Tam Cốc- Ba hang xuyên thủy

Tiếp tục cuộc hành trình xuyên thủy, du khách vào hang Hai và hang Ba. Cũng gần giống như hang Cả, nhưng hai hang này ngắn và thấp hơn… Những du khách ưa thích mạo hiểm có thể tiếp tục xi thuyền theo dịng Ngơ Đồng khoảng 2 km nữa tới thăm suối Tiên và tham gia chuyến du lịch mạo hiểm leo núi vào đền Nội Lâm.

Tam Cốc – Bích Động là một quần thể danh lam thắng cảnh đẹp, hoang sơ, hội tụ nhiều yếu tố tài nguyên du lịch như: Tâm linh, sinh thái, leo núi, chắc chắn sẽ cho bạn những phút giây trải nghiệm thật tuyệt vời.

2.3.4. Quần thể khu du lịch Tràng An

Khu du lịch hang động Tràng An nằm ở phía Đơng bắc của tỉnh Ninh Bình thuộc địa phận các xã: Ninh Xuân, Ninh Hải (Huyện Hoa Lư} xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn) phường Tân Thành ( thành phố Ninh Bình) tổng diện tích tích là 15.000 ha. Trong đó, diện tích núi và rừng đặc dụng giao để quản lí là 980 ha. Khu du lịch Tràng An đã và đang được thừa nhận là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất của nước ta hiện nay.

Đến nơi đấy du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, một quần thể hang động kì thú giống như “Hạ Long trên cạn” với những dải đá vôi thung lũng sơng ngịi hịa quyện vào nhau tạo nên một khơng gian huyền ảo kì bí mà cịn được về lại với những dấu ấn lịch sử của đất và người nơi đây được tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.

Tràng An là khu du lịch có địa hình chủ yếu là núi rừng, thung lũng và hang động. Địa hình được chia làm hai vùng rõ rệt: vùng đồi núi và vùng đồng bằng.

+ Vùng đồng bằng: có diện tích khơng nhiều, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ nhưng lại xen kẽ nhiều đồi núi thấp trũng do đó chỉ có thể canh tác một vụ lúa một năm.

+ Vùng núi: bao gồm những dải núi đá vơi chủ yếu nằm ở phía Tây Nam huyện Hoa Lư và Đông Bắc huyện Gia Viễn. Địa hình phức tạp có nhiều hang động, núi xen kẽ đầm lầy, ruộng trũng ven núi.

Hình 2.3.16. Rừng đặc dụng trên núi đá vôi ngập nước

Hang động được coi là tài nguyên thiên nhiên vô giá của khu du lịch Tràng An. Hệ thống hang động trong khu vực này khá đa dạng, tạo nên cảnh đẹp đặc sắc. Hang động nơi đây khơng chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên kì thú mà mỗi hang động lại gắn với những giá trị lịch sử văn hóa, tín ngưỡng riêng. Một bộ phận hang động nơi đây được coi là cửa phật, tiêu biểu là động Bái Đính. Động gồm hai hang nằm ở hai bên là hang Sáng và Hang Tối.

Nằm trên độ cao 40-60 m có một hang được gọi là động Người Xưa. Đây là một hang Karst khá đặc biệt của khối núi đá vơi này. Cửa hang nằm ở phần cao, song phía

trong hang lại phát triển theo chiều sâu, lòng hang sâu gần 100 m so với cửa. hệ thống nhũ đá ở đây cịn khá ngun vẹn với nhiều hình thù độc đáo khác nhau, có những chuỗi nhũ đá dài hàng chục mét chạy từ đỉnh tới sát đáy động. Động Người Xưa cịn có nhiều ngăn thơng với nhau qua một máng sỏi cuộn lớn có thể là dấu tích của một con suối ngầm. Đặc biệt ở ngay mái đá trước cửa động là một đống vỏ ốc cao hàng mét đã hóa thạch- di tích về sự sống của người tiền sử.

Hình 2.3.17. Động người xưa- Tràng An

Như vậy địa hình của khu du lịch Tràng An rất thích hợp để phát triển du lịch. Tại đây có tới hơn 100 hang động với tổng chiều dài gần 20 km xen kẽ là những dãy núi đá vôi và thung lũng. Không giống như ở Tam Cốc là hình thức du thuyền trên sông và Vân Long là du ngoạn đầm sinh thái rộng lớn, Tràng An có thể tạo thành nhiều hành trình xun thủy khép kín mà khơng phải quay ngược lại. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái.

Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Ðiều diệu kỳ ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác

nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Tràng An một cảnh quan đẹp, bao quanh những hang động, núi đá là những hồ nước vơ cùng nên thơ.

Hình 2.3.18. Cảnh trong các hang khơ - Tràng An

Với đặc trưng khí hậu điển hình của tiểu đồng bằng sơng Hồng, chịu ảnh hưởng sâu săc của gió mùa Đơng Bắc, Đơng Nam và có một mùa đơng lạnh nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu ven biển và miền núi. Nên thời tiết ở đây chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình 23°C, tổng số nhiệt trung bình năm 8500°, có tới 8 - 9 tháng trong năm có nhiệt độ trung bình trên 20°. Độ ẩm khơng khí trung bình hàng năm là 85% có sự chênh lệch khơng nhiều về các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 1781mm . Do nằm trong khu vực có bão và áp thấp nhiệt đới trực tiếp đổ bộ vào. Bão thường gây mưa lớn cho khu vực thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10 ,chủ yếu tập trung vào tháng 7,8,9 . Vào mùa mưa ( tháng 7) nước dâng cao gây cản trở hoạt động tham quan hang động. Vào mùa hạ thì going thường xuất hiện, đơi khi kèm theo lốc nên gây ảnh hưởng

a. Lối vào hang Quy Hậu - Tràng An b. Lối vào hang Ba Giọt - Tràng An Hình 2.3.19. Lối vào các hang ở Tràng An

Khu du lịch Tràng an nằm trong hệ thống các sông dày đặc như: sông Đáy, sông Hồng Long, sơng Bơi, sơng Sào Khê…..hều hết đều đổ ra sơng Hồng Long và sơng Đáy rồi chảy ra cửa Đáy, cửa Vạc. Trong đó sơng Hồng Long là tiêu biểu nhất. Trong khu hang động Tràng An khơng có sơng chỉ có một số thung có lạch nhỏ dân có thể đi thuyền vào trồng lúa cịn lại đều đã hoang hóa và mọc cỏ lau. Sơng Hồng Long khơng chỉ gắn liền với truyền thuyết rồng vàng cứu vua Đinh từ thời hàn vi mà còn là bức tường thiên nhiên bảo vệ kinh đô Hoa Lư xưa vừa la đầu mối giao thông đường thủy quan trọng.

Trong khu hang động Tràng An thì khơng có sơng chỉ có các thung, lạch nhỏ. Tại đây có tới 30 thung trong đó thung rộng nhất là thung Đền Trần. Nhiều thung trước kia là vùng trồng lúa của cư dân nay đã được nạo vét bùn trở thành vùng sinh thái ngập nước thuận lợi cho việc chèo thuyền đưa du khách tham quan quần thể hang động Tràng An.

Khu vực Tràng An có 2 dạng hệ sinh thái chính là hệ sinh thái trên núi đá vôi và hệ sinh thái thuỷ vực. Sự đa dạng sinh vật của các quần xã là một yếu tố chủ yếu cấu thành 2 hệ sinh thái này. Môi trường thiên nhiên đa dạng và hài hoà giữa sinh vật, núi rừng, hang động, thuỷ vực tốt lên cảnh sắc non xanh nước biếc hồ quyện với nhau thành một vùng kỳ vĩ hiếm có trên thế giới. Các dãy núi đá vôi được tạo thành qua nhiều thế

kỉ. Trên thung có các hốc đá và khe đá tạo thành nơi chứa nhiều bùn để cho các loại thực vật bám rễ và phát triển.

a. Hệ sinh thái thủy vực - Tràng An b. Hệ sinh thái trên núi đá vôi - Tràng An Hình 2.3.20. Hệ sinh thái Tràng An

Điều kiện của Khu du lịch Tràng An rất thuận lợi cho các lồi thực vật sống trên núi đá vơi do khí hậu nằm trong vùng nóng ẩm nhiệt đới gió mùa nên kéo theo động vật và thực vật sống trên núi đá.Hệ sinh thái trên cạn Tràng An với hơn 600 loài thực vật, 200 lồi động vật mà trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Hệ sinh thái dưới nước bao gồm khoảng 30 loài động vật nổi, 40 lồi động vật đáy, trong đó có nhiều lồi q hiếm, đặc biệt là Rùa cổ sọc cần được bảo vệ. Tràng An có chừng hơn 310 loại thực vật bậc cao quý hiếm như Tuế đá vơi, sưa, lát, nghiến, phong lan, hồi sơn, kim ngân, bách bộ, rau sắng, v.v. Tràng An có nhiều lồi chim thú quý hiếm như sơn dương, báo gấm, chim phượng hoàng.

2.4. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình

2.4.1. Lượng khách du lịch đến tới Ninh Bình

Đến năm 2011 tổng số lượt khách đến các điểm, khu du lịch Ninh Bình là 3.252.234 người, trong đó khách Việt Nam là 2.584.793 người, chiếm 81,5%, khách Quốc tế là 667.441 người chiếm 18,5%. So với năm 2007 tổng số lượng khách đến Ninh Bình là 1.021.236 thì năm 2001 gấp 2,1 lần, trong đó khách nội địa gấp 2,7 lần và khách

lần và khách Quốc tế gấp 5.297 lần (Năm 1992 tổng số khách là 6.380 người, trong đó khách nội địa 6.254 người, khách quốc tế 126 người). Bình quân thời kì 1992-2011 số lượt khách đến các điểm tham quan du lịch tăng 39,6%, trong đó khách nội địa tăng 38,2%, khách quốc tế tăng 57%; Riêng thời kì 2006-2011, số lượt khách du lịch đến Ninh Bình tăng 23,6%, trong đó khách nội địa tăng 30,6%, khách Quốc tế tăng 8%.

Số ngày khách lưu trú năm 2011 đạt 376,2 nghìn ngày khách gấp gần 4 lần năm 1996, gấp 6,1 lần năm 2000, gấp hơn 1,4 lần năm 2005. Bình quân thời kì 1996-2011 tăng 9%, trong đó thời kì 2001-2011 tăng 17,9%.

2.4.2. Doanh thu từ du lịch

Năm 2009 là 2,4 triệu lượt, năm 2010 là 3,3 triệu lượt, năm 2011 là 3,247 triệu lượt (tăng 35,2% so với năm 2009); Doanh thu du lịch năm 2009 đạt 251 tỷ đồng, năm 2010 đạt 550 tỷ đồng, năm 2011 đạt 655 tỷ đồng (tăng 161% so với năm 2009). Việc doanh thu du lịch tăng cao hơn so với số lượt khách nhiều lần (doanh thu tăng 161%, trong khi số lượt khách tăng 35,2%) thể hiện du lịch Ninh Bình đã phát triển rõ rệt về chất lượng và hiệu quả. Tháng 01/2012, tồn Tỉnh đón được 292.600 lượt khách, tăng 76,5% so với cùng kỳ năm 2011; doanh thu đạt 62,3 tỷ đồng tăng 82% so với cùng kỳ năm 2011.

2.4.3. Nguồn nhân lực ngành du lịch

Tỉnh có 1 trường Đại học đa ngành, trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật và Tại chức, 4 trường Cao đẳng dạy nghề, 4 trường trung cấp nghề, 5 trung tâm đào tạo nghề của địa phương và nhiều cơ sở đào tạo nghề của các tổ chức, cá nhân. Do vậy, chất lượng chất lượng lao động ngành du lịch đã được nâng lên đáng kể. Theo số liệu năm 2000 lượng lao động hoạt động trong ngành du lịch là 5500 lao động thì năm 2011 là 7.951 lao động, tăng 44, 56%, trong đó lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng tăng từ 23 lao động lên 345 lao động, tăng gấp 15 lần, trung cấp từ 121 lao động lên 583 lao động, tăng 4,82 lần điều đó chứng tỏ trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ lao động được đào tạo bước đầu đã được nâng cao.

2.4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của tỉnh

2.4.4.1. Cơ sở lưu trú du lịch

Năm 1992, tồn tỉnh chỉ có duy nhất 1 khách sạn Hoa Lư với 33 phịng nghỉ. Đến năm 2000, tồn tỉnh có 35 cơ sở lưu trú với 500 phịng. Tính đến 30/6/2014, Ninh Bình có 283 cơ sở lưu trú với 4.302 phịng gấp gần 8,1 lần; trong đó có 2 khách sạn 4 sao, 1 khách sạn 3 sao, 35 khách sạn từ 1-2 sao, 2 khu resort cùng với 3 khách sạn tiêu chuẩn từ 3-5 sao đang trong q trình xếp hạng. Giá phịng lưu trú khơng cao lắm nên tương đối cạnh tranh so với hầu hết các địa phương trong vùng.

2.4.4.2. Cơ sở hạ tầng

Các dự án trọng điểm như khu du lịch Tràng An, Bái Đính, Tam Cốc - Bích Động, khu di tích lịch sử-văn hố Cố đơ Hoa Lư, n Thắng, ... được tập trung đầu tư xây dựng. Số cơ sở lưu trú trên địa bàn tăng nhanh từ 35 cơ sở năm 2000 lên 283 cơ sở lưu

Một phần của tài liệu Bài khóa luận chuẩn vai trò của điều kiện tự nhiên trong việc định hướng phát triển du lịch ở tỉnh ninh bình (Trang 36)