2.2.1 .Vị trí địa lí
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tổng cục du lịch
- Sớm nghiên cứu ban hành các thơng tư liên bộ khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch leo núi ở các quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các điểm có du lịch tự nhiên điển hình khác. Phân định rõ chức năng quyền hạn của các ban quản lí vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên và theo đó các ban này khơng có chức năng kinh doanh du lịch.
- Chỉ đạo việc triển khai nghiên cứu thị trường du lịch thiên nhiên và xúc tiến quảng bá du lịch thiên nhiên Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Đặc biệt là cần phải đầu tư, chú trọng quan tâm đến du lịch sinh thái. Bởi vì, phát triển du lịch sinh thái là một trong số lĩnh vực mới đối với du lịch Việt Nam.
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và đầu tư
Quan tâm đầu tư vốn cho công tác khảo sát quy hoạch chi tiết một số khu vực du lịch thiên nhiên điển hình phù hợp với định hướng về tổ chức khơng gian du lịch thiên nhiên đã được xác định với ưu tiên trước hết khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nươc Vân Long, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, khu du lịch sinh thái Tràng An.
3.3.3. Kiến nghị với tỉnh Ninh Bình
Cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào hoạt động du lịch thiên nhiên nhất là du lịch sinh thái của tỉnh. Sự tham gia của người dân địa phương sẽ góp phần tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho họ. Nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh du lịch sẽ hỗ trợ dân địa phương trong việc cải thiện , nâng cao đời sống văn hóa và có tác động tích cực đến việc quản lí, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây.
Nên ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm: thiết kế nơi ăn nghỉ cho du khách theo kiểu nhà nghỉ, xây dựng hệ thống đường bộ, đường mòn, biển báo chỉ dẫn… xây dựng trung tâm đón khách để giáo dục mơi trường.
Có chính sách đầu tư cho cơng tác đào tạo nâng cao đội ngũ hướng dẫn viên du lịch vì hiện nay lực lượng lao động thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Tăng cường công tác giáo dục vàn nâng cao nhận thức về du lịch thiên nhiên ( du lịch sinh thái ) cho cộng đồng dân cư địa phương, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công tác bảo tồn tài nguyên môi trường sinh thái một cách bền vững.
Sớm điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cho phù hợp với luật du lịch và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam. Rà soát quy hoạch cụ thể các khu du lịch và các điểm du lịch tại Ninh Bình theo luật du lịch có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Các dự án đã được phê duyệt cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể của vùng của từng điểm và yêu cầu chặt chẽ tuân thủ các quy định bảo vệ mơi trường. Ví dụ như ở nhà máy xi măng cách Vân Long 7 km về phía Đơng Nam, dự án khu du lịch Tràng An đang có dấu hiệu phá vỡ môi trường sinh thái. Khu du lịch Tam Cốc- Bích Động, điểm thăm quan động Người xưa, cây Chị nghìn năm tuổi tại vườn quốc gia Cúc Phương đang có dấu hiệu vượt quá sức chứa, cần có giải pháp khắc phục kịp thời. Nếu khơng có sự điều chỉnh kịp thời mà chỉ quan tâm đến việc thu hút đươc nhiều khách du lịch đến Ninh Bình thì phát triển bền vững ở Ninh Bình sẽ khơng khả thi và khơng có cơ hội để làm lại.
3.3.4. Với các nhà đầu tư kinh doanh du lịch, đặc biệt là các nhà đầu tư kinhdoanh loại hình du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình doanh loại hình du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Cần phải lựa chọn các dự án đầu tư cho phù hợp với loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Với các loại hình du lịch này thì cần tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phải sử dụng tối đa các yếu tố địa phương : lao động địa phương, nguyên nhiên vật liệu địa phương để tạo ra các dịch vụ lưu trữ, ăn uống, vui chơi giải trí hàng hóa phục vụ du khách. Nếu các dự án đầu tư được lựa chọn theo hướng này thì một mặt sẽ mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho nhà đầu tư. Mặt khác sẽ tạo nhiều việc làm cho cư dân ở Ninh Bình và tạo ra các việc dịch vụ phù hợp với đặc điểm chung của khách du lịch.
3.3.5. Với nhân dân tỉnh Ninh Bình
Cần nêu cao tình thần truyền thống mến khách của dân tộc, tôn trọng khách, không nè ép khách, lịch sự văn minh trong giao tiếp và phục vụ khách
Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng biệt của vùng quê Ninh Bình thơng qua việc tổ chức các lễ hội, nghi lễ trong giao tiếp, trong thức ăn đồ uống, trong phục vụ và sinh hoạt thường ngày. Đây là các tài sản vô giá trị tạo ra điểm nhấn của du lịch Ninh Bình để thu hút khách thăm quan.
Tơn trọng pháp luật và chỉ làm những gì mà pháp luật khơng cấm, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp ở quê hương mình.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lí luận chương 1 và kết quả phân tích vai trị của điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển du lịch của tỉnh ở chương 2, thì chương 3 này đã nêu ra một số biện pháp và kiến nghị trong việc định hướng phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian tới.
+ Chương 3 này đã đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu phấn đấu về việc phát triển du lịch của đất nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng.
+ Đã đưa ra những định hướng quy hoạch phát triển du lịch về không gian và thời gian và thời gian trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
+ Trình bày một số giải pháp để phát triển du lịch và các giải pháp phát thị trường cho sản phẩm du lịch Ninh bình
+ Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với các bộ quản lí, địa phương, nhân dân về việc phát triển du lịch trong thời gian tới.