2.2.1 .Vị trí địa lí
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian tới
Để du lịch Ninh Bình tiếp tục phát huy vai trị xung kích của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các công việc. Du lịch Ninh Bình cần tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:
3.2.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước và hồn thiện hệ thống văn bản quản lí khai thác tài nguyên du lịch
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Thành lập các Ban quản lý khu du lịch trực thuộc Sở Du lịch trên cơ sở kinh nghiệm và mơ hình thành cơng của Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc – Bích Động (mới được thành lập và đi vào hoạt động đầu tháng 10/2006) với các chức năng nhiệm vụ chủ yếu như quản lý và bảo vệ tài nguyên du lịch theo quy hoạch, quản lý quy hoạch và các hoạt động đầu tư xây dựng trong khu du lịch, quản lý các hoạt động khai thác thác tài nguyên kinh doanh du lịch, quản lý và điều tiết các nguồn thu từ vé danh lam, phí khai thác tài nguyên nộp vào ngân sách tỉnh, cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đủ điều kiện.
- Đẩy mạnh việc xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách, cụ thể hoá các văn bản luật, các văn bản quản lý khai thác tài nguyên du lịch có sự tham gia của nhiều
ngành, nhiều cấp tạo nên hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động khai thác tài nguyên du lịch. Bảo vệ tài nguyên du lịch, nội quy, quy định về kinh doanh dịch vụ trong khu du lịch làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý khai thác tài nguyên của các ban quản lý khu du lịch trong giai đoạn tới.
3.2.2. Phát triển thị trường, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch
Hiện nay chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam 2015 đã được Tổng cục Du lịch ban hành nhằm chỉ đạo các Sở Du lịch, Sở Thương mại – Du lịch triển khai đồng bộ trên cả nước. Đây là định hướng vô cùng quan trọng cho công tác xúc tiến phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian tới. Chương trình xúc tiến phải được tiến hành đồng bộ trên nhiều hình thức.
- Trước tiên ngành du lịch Ninh Bình phải xây dựng cho mình một “hình ảnh” để phát triển thơng qua biểu tượng và tiêu đề du lịch.
- Xây dựng sản phẩm tuyên truyền và giới thiệu về du lịch Ninh Bình. Nội dung, quy cách trình bày các sản phẩm, ấn phẩm giới thiệu các chương trình du lịch phù hợp với từng thị trường khách quốc tế và nội địa đảm bảo kỹ, mỹ thuật và tính xác thực, hữu dụng của thơng tin cung cấp.
- Xây dựng và phát triển thương mại điện tử cho toàn ngành du lịch. Hoàn thiện và nâng cấp trang thông tin điện tử hiện nay của ngành du lịch. Ngồi các giải pháp cơ bản trên thì giải pháp về việc phối kết hợp với các ngành, các cấp trong quản lý khai thác tài nguyên du lịch cũng cần đặc biệt chú trọng để tạo ra sự phối kết hợp nhịp nhàng và thống nhất trong hoạt động tổ chức quản lý khai thác tài nguyên du lịch một cách hiệu quả và bền vững cho cả hiện tại và tương lai.
3.2.3 . Phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực đến năm 2015.
- Tài nguyên du lich Ninh Bình thường gắn liền với đời sống của cộng đồng dân cư địa phương. Phát triển du lịch phải dựa vào cộng đồng dân cư địa phương do đó cần
người dân có thể nhận thức được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài nhằm tăng cường ý thức giữ gìn bản sắc văn hố, văn minh du lịch và bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch, tài nguyên du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
3.2.4. Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Để phát triển du lịch theo hướng bền vững là trách nhiệm của mỗi người dân, nhận thức được điều đó các cấp, các ngành, các địa phương cần chú trọng phát triển du lịch nhưng phải gắn liền với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ mơi trường. Từ việc xây dựng, xét duyệt các dự án, các chương trình, các kế hoạch phát triển du lịch phải đảm bảo việc khai thác, đi đôi với tôn tạo các nguồn phát triển du lịch có hiệu quả, hợp lý.
* Đối với môi trường tự nhiên:
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường trong công tác quy hoạch phát triển du lịch và thẩm định các dự án đầu tư.
- Khuyến khích phát triển loại hình du lịch thân thiện với môi trường. Tổ chức hướng dẫn, giáo dục, nâng cao nhận thức về mơi trường, có thể đưa nội dung giáo dục môi trường du lịch vào trường phổ thơng.
- Để thực thi có hiệu quả các quy định có tính pháp lý cần xây dựng các quy định cụ thể đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến môi trường đều phải bị xử lý.
3.2.5. Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch: ứng dụng internet, phát triển phần mềm trong quản lý và kinh doanh du lịch, thúc đẩy cung cấp thông tin và bán sản phẩm du lịch qua mạng. Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp phát triển kinh tế. Tăng cường hợp tác với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ
kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về Khoa học- Công nghệ du lịch quốc tế, áp dụng cho du lịch Việt Nam.