Khu bảo tồn đất ngập nướcVân Long

Một phần của tài liệu Bài khóa luận chuẩn vai trò của điều kiện tự nhiên trong việc định hướng phát triển du lịch ở tỉnh ninh bình (Trang 33 - 37)

2.2.1 .Vị trí địa lí

2.3. Tài nguyên du lịch thiên nhiên tác động đến sự phát triển du lịch Ninh Bình

2.3.2. Khu bảo tồn đất ngập nướcVân Long

Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước có diện tích lớn ở vùng Đồng bằng sông hồng ( khoảng 2.643 ha). Khu bảo tồn này nằm ở phía đơng bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Vân Long được đưa vào khai thác du lịch từ năm 1998 và hiện là một trọng điểm du lịch của Quốc gia Việt Nam, là nơi sở hữu 2 kỷ lục của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam năm 2010 đó là: "Nơi có số lượng cá thể voọc mơng trắng nhiều nhất" và "Nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất".Vân Long là một vùng đất cịn ít được khám phá với cảnh quan đặc biệt hấp

đường 12B tới vườn quốc gia Cúc phương, đến 6 km rẽ phải vào đường thống nhất của xã Gia Vân, đi thêm 1 km nữa tới đê đầm cút là tới khu bảo tồn Vân Long.

Địa hình Vân Long bằng phẳng, độ chênh lệch khơng q cao 0,5 m nhưng có kiểu hình ơ trũng giữa các dịng sơng lớn nhất của Ninh Bình, nằm ở phía nam của châu thổ Bắc Bộ. Đất ngập nước với mức sâu khoảng vài mét đan xen là các dãy núi đá vôi nổi lên cao sàn sàn dưới 300m, đỉnh núi Ba Chon cao nhất tới 428m . Ranh giới giữa chân các dãy núi và vùng đất trũng ngập nước còn xen kẽ một số đá vơi thấp có độ cao khơng q 50m. Núi đá vơi và đồi cát chiếm ít diện tích. Là khu vực có đa dạng sinh học, có hệ sinh thái núi đá vơi, là nơi sinh sống của quần thể Vooc quần đùi” lớn nhất Việt nam với khoảng trên 100 các thể.

Hình 2.3.6. Phong cảnh non nước hùng vĩ ở Vân Long

Trong rừng Vân Long có hệ sinh thái rất phong phú, đa dạng. Hệ sinh thái thực vật có 722 lồi, trong đó 687 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 451 chi, 144 họ và 35 loài thực vật thủy sinh. Đặc biệt, có 8 lồi được ghi trong sách đỏ Việt Nam (1996) là kiêng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổ, sắng bách bộ, mã tiền, hoa tán, Sưa Bắc bộ. Hệ sinh thái động vật khu Vân Long cũng rất phong phú, trong đó có 39 lồi, 19 họ, 8 bộ thú, trong đó 12 lồi động vật q hiếm như voọc quần đùi, gấu ngựa, sơn dương, khỉ

mặt đỏ,báo hoa mai, báo gấm. Ếch nhái bị sát có 38 lồi thuộc 16 họ, 3 bộ, 2 lớp. Trong đó có 9 lồi bị sát được ghi trong sách đỏ Việt Nam vẫn có ở Vân Long như rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, rắn sọc đầu đỏ…Vân Long cũng có khả năng hình thành được một vườn chim vì có 100 lồi, 39 họ, 13 bộ chim và hiện nay có hàng vạn con cị bợ, cị ruồi, cị trắng thường xun kiếm ăn ở bãi sình lầy và ruộng lúa.

Hình 2.3.7. Cây Cốt Toái Bổ

a. Rắn sọc đốm đỏ b. Khỉ mặt đỏ Hình 2.3.8. Động vật ở khu bảo tồn đất ngập nướcVân Long

Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, Vân Long cịn là nơi có cảnh quan và di tích lịch sử văn hóa có giá trị lớn. Với diện tích gần 3000 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long có 32 hang động đẹp như: hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh, mỗi hang mang một vẻ đẹp độc đáo riêng nhưng đẹp nhất vẫn là

chìm nửa nổi, trần hang là những vịm đá cao rủ xuống nhiều thạch nhũ lấp lánh, dáng hình kỳ lạ giống như các con vật ở dưới nước và trên rừng, trong hang có rất nhiều cá trê, cá rô, cá chuối to…

a. Hang Cá b. Hang Bóng

Hình 2.3.9. Hang động ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long

Trong số các hang động ở Vân Long, Thung Dơi có độ cao lớn nhất so với mặt đất (210m); hang có chiều rộng lớn nhất là hang Bóng (16m). Rồi các dãy núi với những cái tên nghe thật thú vị như: núi Nghiên, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Mèo Cào; hay núi Cô Tiên, núi Voi Dựng, núi Cánh Cổng, núi Mồ Côi...

a. Núi Mồ Côi b. Núi Mèo Cào Hình 2.3.10. Một số dãy núi ở khu Vân Long

Non nước Vân Long , một cảnh núi ẩn mây trời, mây che ấp núi. Nước ở đây mênh mơng phẳng lặng, khơng có sóng to gió lớn, mang phong cảnh một miền quê êm ả- một Vịnh Hạ Long khơng có sóng. Đây chính là nơi du lịch sinh thái rất tốt, cũng sẽ là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, các sinh viên, học sinh trong và ngoài nước muốn đến nghiên cứu và học tập về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bài khóa luận chuẩn vai trò của điều kiện tự nhiên trong việc định hướng phát triển du lịch ở tỉnh ninh bình (Trang 33 - 37)