6. Kết cấu của luận văn
1.2. Khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước cấp tỉnh đố
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu công nghiệp
1.2.2.1. Phát triển kinh tế qua các KCN
Để có thể phát triển kinh tế của các KCN đầu tiên các địa phương cần có một quy hoạch cụ thể để phát triển hợp lý. Do đó, cần nghiên cứu để đưa ra quy mô, số lượng cũng như địa điểm đặt KCN phù hợp với quy hoạch phát triển chung của khuvực và cả nước sao cho phát huy được tối đa lợi thế so sánh từ đó thu hút được nhiều vốn đầu tư. Bên cạnh đó, Ban Quản lý cần có những hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư các dự án đạt hiệu quả khả quan vào KCN bởi tiêu chí đánh giá sự phát triển của KCN phụ thuộc vào kết quả của các dự án đầu tư thu hút vào KCN. Thu hút được càng nhiều dự án hiệu quả sẽ kéo theo đó là số lượng việc làm ở KCN tăng, thu nhập của dân cư trong vùng tăng đóng góp vào sự tăng trưởng của GDP. Ngồi ra, ban QLNN đối với KCN cũng cần có những hoạt động khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động đổi mới cũng như chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp thuộc KCN. Trước thực trạng hiện nay công nghệ luôn là yếu tố then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách nhằm khuyến khích đổi mới sáng tạo và áp dụng công nghệ tại các KCN bằng cách: hướng dẫn, giúp đỡ, vận động và tuyên truyền để doanh nghiệp tại KCN chú trọng và thực hiện các đổi mới sáng tạo cũng như công nghệ. Cuối cùng, Ban Quản lý cũng cần thúc đẩy các nhà đầu tư phát triển sản xuất có ảnh hưởng tích cực lan tỏa đến các doanh nghiệp tại KCN thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng bằng các đôn đốc phối hợp với các chủ đầu tư hạ tầng một cách thường xuyên để đưa ra các đánh giá, nhận định trong việc cung cấp dịch vụ về hạ tầng để từ đó đưa các các giải pháp phát huy những mặt tích cực cũng như hạn chế những mặt chưa tốt. Ngồi ra các có thể đẩy mạnh được sản lượng hàng hóa xuất khẩu bằng việc thu hút các doanh nghiệp có tiềm năng và thị trường lớn trong xuất khẩu hàng hóa. Ban Quản lý có thể đưa ra các chính sách ưu đãi để tạo điều kiện về thuế và thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp trong khu
chế xuất đồng thời liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước có thế mạnh trong việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
1.2.2.2. Phát triển xã hội qua các KCN
Để đạt được mục đích phát triển xã hội trong các KCN, Ban Quản lý đầu tiên cần khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động tại địa phương. Điều nay giúp tạo nhiều công việc và thu nhập cho dân cư tại bản địa nhất là những người dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN. Tuy nhiên, giữa nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KCN và khả năng đáp ứng chất lượng lao động của địa bàn khơng phảidễ dàng trùng khớp do đó cần có sự vào cuộc của Ban Quản lý KCN cấp tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên.
Ngoài ra, Ban Quản lý cũng cần đảm bảo lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động một các hài hòa. Các KCN là nơi tập trung số lượng lớn người lao động nên địi hỏi khơng chỉ là kỹ năng trình độ mà cịn là cả ý thức kỷ luật, do đó gây ra tình trạng người lao động địa phương thích nghi khó khăn với yêu cầu của người sử dụng lao động. Trái lại, về phía các doanh nghiệp, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp đơi khi sẽ tìm cách giảm giá thành xuống thông qua việc giảm chi phí lao động đồng nghĩa với việc giảm tiền lương của người lao động trong khi vẫn muốn đạt được năng suất và sản lượng cao. Do đó có thể dẫn đến xung đột về lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động. Chính vì vậy, tổ chức cơng đồn cũng như Ban Quản lý các KCN cần có sự tuyên truyền, nhắc nhở, thanh tra và giám sát để mỗi bên phải thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm của mình theo hợp đồng lao động cũng như bộ luật có liên quan. Đồng thời tích cực xử lý những tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp nhằm giảm thiểu hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.
Mặt khác, Ban Quản lý các KCN cũng cần khuyến khích các cơng ty khơng ngừng đào tạo người lao động để nâng cao tay nghề đồng thời áp dụng các công nghệ mới một các dễ dàng vào sản xuất. Việc này cũng đồng thời giảm giúp giảm thiểu các tệ nạn xã hội trong khu công nghiệp nơi tập trung số lượng lớn người lao động.
Cuối cùng để phát triển về mặt xã hội tại các KCN, Ban Quản lý phải khuyến khích nhà đầu tư cung cấp dịch vụ xã hội cho người lao động. Các dịch vụ có thể kể đến như nơi ở, nhà trẻ, trường học và các cơ sở y tế. Một sống hoạt động mà doanh nghiệp có thể tự chủ thực hiện dưới sự cho phép của pháp luật như xây dựng những cơ sở y tế tại cho doanh nghiệp, nhà ăn và nơi ở cho chuyên gia. Bên cạnh đó, một số dịch vụ xã hội khác lại cần sự chung tay hỗ trợ từ phía Ban Quản lý KCN có thể kể đến như: các khu vực nhà ở cho công nhân ở khu dân cư lân cận, khu vui chơi giải trí cũng như nhà trẻ, trường học,…
1.2.2.3. Bảo vệ môi trường trong việc phát triển các KCN
Việc cần thiết đầu tiên để quản lý các vấn đề mơi trường tại các KCN đó chính là hồn thiện khn khổ pháp ký về bảo vệ môi trường. Vấn đề xử lý chất thải tại các KCN luôn là vấn đề đáng lo ngại của các Ban Quản lý bởi nếu việc xử lý chất thải không được kiểm tra nghiêm ngặt sẽ ảnh hưởng đến môi trường tại KCN đồng thời ảnh hưởng đến cả đời sống dân cư xung quanh KCN. Bên cạnh đó, các hậu quả về mơi trường thường là những hậu quả lâu dài, nghiêm trọng và gặp nhiều khó khăn trong việc khắc phục. Chính vì thế, Nhà nước cần xây dựng một cách đầy đủ một hành lang pháp lý để có thể điều chỉnh, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm tới các vấn đề về môi trường trong KCN nhằm xây dựng một KCN đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững giúp thu hút được nhiều vốn đầu tư. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các KCN xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung và tích cực kiểm tra, giám sát hoạt động xử lý chất thải ở KCN.