Kinh nghiệm quản lý nhà nước cấp tỉnh đối vớicác khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. (Trang 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước cấp tỉnh đối vớicác khu công nghiệp

địa phương trong nước

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các khu công nghiệp tại thànhphố Đồng Nai phố Đồng Nai

Đồng Nai là một trong những địa phương quy hoạch phát triển các KCN sớm nhất cả nước. Theo BQL các KCN Đồng Nai, tính đến năm 2015, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh là hơn 15.400 tỷ đồng (chưa tính đến nguồn vốn đầu tư nhà xưởng xây sẵn); trong đó, đầu tư hạ tầng có số vốn lớn nhất là KCN Nhơn Trạch 3 (huyện Nhơn Trạch) gần 5.000 tỷ đồng, tiếp đến là KCN Long Đức (huyện Long Thành) gần 1.300 tỷ đồng, KCN Amata (TP.Biên Hòa) 980 tỷ đồng, KCN Giang Điền (huyện Trảng Bom) 930 tỷ đồng…Trong gần 10 tháng đầu năm 2017, các DN đã đầu tư hơn 1.450 tỷ đồng vào các KCN trên địa bàn tỉnh để xây dựng các hạng mục hạ tầng, nhà xưởng làm sẵn cho thuê. Bên cạnh đó, các KCN Đồng Nai cũng cho thấy sự hiệu quả trong việc khai thác và sử dụng đất tại các KCN với tỷ lệ sử dụng đất tự nhiên đạt gần 2% diện tích đất tồn tỉnh cho

hơn 30 KCN đóng góp vào GDP tồn tỉnh với tỷ lên trên 45%. Ngoài ra, hiệu quả trong việc sử dụng đất tại các KCN cũng cao hơn so với các ngành khác được địa phương triển khai. Ở phương diện khác, nguồn đất sử dụng chủ yếu tại các KCN tại Đồng Nai chủ yếu là đất tại đồi núi bạc màu và những diện tích đất khơng phục vụ chủ yếu cho việc trồng lúa nước hay có trữ lượng khống sản để khai thác với mật độ dân cư rải rác chủ yếu là các cơng trình thiếu tính kiên cố hoặc nhà tạm được đặt tại đây. Trong thời gian gần đây, việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong các KCN đã đạt được kết quả cao. Với nguồn vốn dồi dào tạo thế mạnh về tài chính cũng như cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh phát triển các ngành mới nhằm tạo những thay đổi tích cực trong cơng nghệ cũng như trình độquản lý. Hiện nay, có trên 45 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào các doanh nghiệp tại các KCN ở Đồng Nai, ngồi ra có sự góp mặt của một số tập đoàn đa quốc gia lớn đầu tư vào KCN tại đây có thể kể đến như: Nestle, Formosa, Pouchen,… Các dự án đầu tư vào các KCN Đồng Nai có ngành nghề đa dạng, với qui mơ và trình độ cơng nghệ khác nhau, theo đúng định hướng như ngành dịch vụ, công nghiệp phụ trợ, sản xuất chi tiết máy móc thiết bị. Các dự án đầu tư vào các KCN có tính chất gia cơng sử dụng nhiều lao động giảm dần, thay vào đó là những dự án cơng nghệ cao, sử dụng ít lao động, ít tác động đến mơi trường. Về cơng tác bảo vệ mơi trường, với q trình hơn 20 năm thành lập và đi vào hoạt động, đến năm 2016, trong 32 KCN có tổng lượng nước thải thực tế là 57.636 m3/ngày đêm; trong đó có 30 KCN đã hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung. Mặt khác, Đồng Nai đã vướng phải những trở ngại trong việc xây dựng và phát triển các KCN như: Khó khăn trong cơng tác giải phóng mặt bằng để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiếp đó là việc cơ sở hạ tầng và hệ thống kỹ thuật chưa bắt kịp tốc độ phát triển của các KCN trong vùng và trên cả nước cũng như chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu, cụ thể là hệ thống giao thơng, hệ thống cung cấp điện, nước. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Đồng Nai cũng chú trọng triển khai các phương án để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực đến mơi trường trong q trình thu hút các nhà đầu tư. Cụ thể có thể kể đến như việc lựa chọn các dự án đầu tư với công nghệ cao, ít thâm dụng nguồn lực tự nhiên và lao động được ưu tiên; Cùng với đó là việc chú trọng vào công tác quản lý môi trường tại các KCN như vấn đề xử lý nước thải, chính quyền ln đặt yếu tố môi trường lên hàng đầu khi lựa chọn các dự án đầu tư góp phần thực hiện mục tiêu về công tác bảo vệ mơi trường. Ngồi ra, vẫn cịn tồn tại sự thiếu nhất quán trong quá trình quản lý về môi trường tại các KCN. Trong thời gian gần đây, tỉnh Đồng Nai đã đưa ra lộ trình cụ thể cũng như những quan điểm về xây dựng các KCN định hướng nâng cao chất lượng cũng như đạt được mục tiêu phát triển bền vững nhằm phát huy thế mạnh cũng như khắc phục những hạn chế. Một số biện pháp cụ thể có thể kể đến như: Hồn thiện hành lang

pháp lý trong quản lý và phát triển KCN; Việc hoàn chỉnh hệ thống luật pháp cần đảm bảo song song với sự ổn định với tiến trình phù hợp để các nhà đầu tư có thể thích nghi; Đầu tư cơ sở hạ tầng để kết nối KCN với khu vực bên ngoài cũngnhư khu vực lân cận; Chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng bên ngoài KCN từ ngân sách thu được tại các doanh nghiệp tại KCN.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các khu cơng nghiệp tại tỉnh Bình Dương

Được thành lập từ năm 1995 với tổng diện tích là 180 ha, KCN Sóng Thần 1 trở thành KCN đầu tiên của Bình Dương. Với quá trình xây dựng và phát triển hơn 20 năm, đến thời điểm hiện tại, số KCN tại tỉnh Bình Dương đã đạt xấp xỉ 28 KCN với gần 9.500 ha tổng diện tích quy hoạch, đã có khoảng 26 KCN trong trạng thái hoạt động với tổng diện tích xấp xỉ 8.800 ha. Hiện tại, các KCN trên địa bàn tỉnh đã tập trung được trên 2.000 dự án của các doanh nghiệp đầu tư, khoảng 464 dự án trong đó có nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong nước cùng với tổng vốn đầu tư là trên 40 nghìn tỷ đồng; bên cạnh đó, hơn 1.500 dự án có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài với tổng số vốn xấp xỉ 16 tỷ USD, chiếm trên 65% trên tổng nguồn vốn gần 24,2 tỷ USD được đầu tư vào tỉnh. Trong việc phát triển KCN, trở ngại lớn nhất đến từ cơng tác đền bù và giải phóng mặt bằng cho cư dân trong khu vực xây dựng KCN. Từ thực tiễn kinh nghiệm của lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho thấy điểm then chốt trong cơng tác chính là tạo sự đồng thuận, bảo đảm cân đối về lợi ích. Để xây dựng KCN, cơng tác quy hoạch đã được Bình Dương xem xét một cách cẩn trọng trên tất cả các khía cạnh và phương diện hiệu quả kinh tế, đồng thời đánh giá tỷ mỉ với rất nhiều các yếu tố xã hội, bảo đảm được đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân trong vùng bị giải tỏa để chắc chắn rằng cuộc sống của cư dân phải tốt hơn so với trước khi tiến hành làm KCN. Việc khai thác hiệu quả những lợi thế về vị trí địa lý, sự năng động, sáng tạo của đa số các chủ đầu tư, DN trên toàn bộ hệ thống KCN của tỉnh, sự chỉ đạo, quản lý điều hành của tỉnh cũng góp phần vào việc thúc đẩy các KCN Bình Dương tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh song vẫn đảm bảo tính bền vững. Trong tương lai, Ban Quản lý tỉnh Bình Dương cũng đã cùng nhau thống nhất để đề ra một số phương hướng, hoạch định cho sự phát triển của các KCN như sau:

Thực hiện đồng thời hai mục tiêu phát triển KCN tỉnh Bình Dương với tốc độ nhanh nhưng vẫn đảm bảo phát triển bền vững; thu hút thêm nhiều dự án đầu tư ứngdụng cả công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm, đẩy mạnh cơng tác tuyển dụng nhân sự với trình độ chun mơn và tay nghề cao một cách thường xuyên, tỷ lệ nhân sự nội địa cao, tỷ lệ thâm dụng lao động giảm. Ưu tiên tới các

ngành cơng nghiệp có vai trị hỗ trợ có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất các sản phẩm xuất khẩu; các ngành CN đầu ngành mũi nhọn: viễn thông, điện, điện tử, tin học, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp cơ khí… Ưu tiên hàng đầu đối với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu có tỷ lệ nội địa chiếm phần lớn. Quản lý chặt chẽ nhằm củng cố hoạt động để nâng cao năng suất tại các KCN; đồng thời định hướng hoàn thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng tốt và kết nối hệ thống hạ tầng trong các KCN với các tỉnh lân cận và các Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam một cách đồng bộ và có hiệu quả. Sắp xếp, bố trí và phân chia các khu chức năng trong từng KCN, đầu tư tập trung và đồng bộ về các ngành sản xuất, dịch vụ, chỗ ở trong và ngoài các KCN. Tích cực thực hiện lấp đầy các KCN phía Nam của tỉnh Bình Dương và phát triển một cách hợp lý các KCN ở các huyện và thị xã phía Bắc như: Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Bến Cát và cả Phú Giáo; mở rộng diện tích 3 KCN tăng thêm khoảng 2.000 ha; quy hoạch bổ sung và xây dựng mới khoảng 12 KCN. Đến năm 2023, dự kiến tồn tỉnh sẽ có khoảng 40 KCN với tổng diện tích gần 14.000 ha. Định hướng chuyển đổi vai trò của KCN tại các thị xã phía Nam theo xu hướng phát triển cơng nghiệp đầu tư công nghệ cao, đô thị và dịch vụ cùng công nghiệp phụ trợ. Phát triển KCN song song với phát triển kinh tế xã hội và việc bảo vệ môi trường, đảm bảo ổn định việc làm cho dân cư gắn liền với đảm bảo quốc phòng an ninh.

1.3.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các KCN tại Thành phố HàNội Nội

Tính đến năm 2019, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có trên 20 KCN đi vào hoạt động. Với lịch sử hơn 20 năm thành lập và phát triển, các KCN trên địa bàn Thành phố đã có những ảnh hưởng cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của Thành phố cũng như của cả nước. Với trên 95% tỷ lệ lấp đầy các KCN, hơn 700 dự án đã được đầu tư với 303 dự án với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (nguồn với đầu tư đạt xấp xỉ 6,1 tỷ USD) và gần 400 dự án có nguồn vốn trong nước lên đến gần 18 nghìn tỷ đồng tính đến hết năm 2021, các KCN tại thành phố Hà Nội đã thuhút được gần 161 nghìn người lao động trong đó tỷ lệ lao động Việt Nam được tạo việc làm tại các KCN này là gần 98%. Điều này là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tại Thành phố trọng điểm của cả nước góp phần đẩy nhanh tốc độ hướng tới mục tiêu cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta.

Trong quá trình đi tới những thành tựu này, Ban Quản lý các KCN tại thành phố Hà Nội luôn chú trọng đến việc giải quyết các vướng mắc và khó khăn của các KCN trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Từ đó, cải thiện mơi trường cũng như xã hội trong và ngoài KCN giúp thu hút nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư nhằm nâng cao năng suất tại các nhà

máy góp phần nâng cao sản lượng của tồn bộ các KCN từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho toàn Thành phố.

1.3.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các KCN tại tỉnh Bắc Ninh

Để phục vụ mục tiêu cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, năm 1998 Đảng và nhà nước ta đã triển khai thành lập các KCN tại tỉnh Bắc Ninh bắt đầu tư KCN Tiên Sơn với diện tích 449 ha. Cho đến thời điểm hiện tại, tổng số KCN tại tỉnh Bắc Ninh là 15 KCN tạo ra việc làm cho hơn 300 nghìn người lao động. Với tổng vốn đầu tư vào các KCN trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt trên 750 triệu USD với 101 dự án đầu tư trong đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đạt hơn 517 triệu USD (với 72 dự án) và nguồn vốn đầu tư trong nước đạt hơn 233 triệu USD xấp xỉ

5.360 tỷ đồng cho 29 dự án. Tổng số dự án lũy kế đến hết năm 2021 của tỉnh Bắc Ninh đã đạt 1.716 dự án

Để đạt được những thành tựu này, Ban Quản lý các KCN tại địa bàn tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách về hành chính cũng như tạo thuận lợi cho mơi trường đầu tư kinh doanh tại địa phương. Ngồi ra, cơng tác vận động nhằm xúc tiến đầu tư vào các KCN cũng được Ban quản lý tăng cường nhằm phối hợp một cách đồng bộ cũng như chủ động. Với chủ trương sử dụng tối ưu nguồn lực lao động và đất đai thay vào đó chú trọng thu hút lượng vốn dồi dào đi kèm với thâm dụng công nghệ để đạt hiệu quả kinh tế. Các KCN tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh sản lượng cũng như đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, việc phát triển theo chiều sâu cũng được ban quản lý tỉnh Bắc Ninh chú trọng. Chính vì thế, BắcNinh trong thời gian gần đây đã trở thành điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài dù chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid đối với nền kinh tế.

1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các KCN tại thànhphố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh là một trong các địa phương được chú trọng đầu tư phát triển các KCN so với 4 ví dụ đã được tác giả đề cập ở trên: tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương ở khu vực phía Nam nước ta bên cạnh Thành phố Hà Nội, và tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Bắc. Với tổng số lượng KCN tính đến năm 2020 là 13 tương đương xấp xỉ đối với các tỉnh và thành phố kể trên, ta có thể nhận thấy sự tương đồng trong quy mô và điều kiện phát triển các KCN tại tỉnh Quảng Ninh để từ đó rút ra một số kinh nghiệm thông qua so sánh với các địa phương điển hình về phát triển KCN trên cả nước. Một số bài học có thể kể đến như:

các KCN đối với việc phát triển tổng thể kinh tế xã hội tại địa phương. Như đã đề cập về nội dung của Quản lý nhà nước đối với các KCN cũng như những thành tựu mà các tỉnh khác đạt được trong quản lý nhà nước. Ta có thể thấy tầm quan trọng của việc nhận thức ảnh hưởng của phát triển KCN đối với phát triển chung của địa phương để từ đó đề ra các phương hướng rõ ràng và chiến lược cụ thể.

Hai là, đối với tỉnh Quảng Ninh cần đưa ra những giải pháp bắt kịp xu hướng phát

triển công nghiệp trên thế giới để áp dụng đối với quản lý các KCN tại tỉnh điển hình như việc áp dụng những tiến bộ về khoa học công nghệ cũng nhưng những đổi mới sáng tạo trong quy trình quản lý và sản xuất để từ đó tối ưu hóa nguồn lực tự nhiên và nguồn nhân lực thay vào đó là tối ưu hóa nguồn lực khoa học để đẩy mạnh năng suất hướng đến phát triển nền kinh tế địa phướng hướng đến phát triển chung của cả nước.

Ba là, đi song song với việc phát triển các KCN theo chiều sâu để tối ưu hóa nguồn

lực là việc cần phải thắt chặt các quy định nhằm kiểm soát một cách chặt chẽ các hoạt động diễn ra trong các KCN tránh tạo ra các kẽ hở nhằm thất thoát nguồn lực cũng như gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến trong và ngồi KCN. Ví dụ cụ thể có thể kể đến đó là đẩy mạnh tiến độ hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ môi trườngtại các KCN để Ban Quản lý có thể thực hiện rà sốt, thanh tra, kiểm tra và xử lý một cách hiệu quả thay vì lỏng lẻo như trước kia.

Bốn là, nội tại Ban Quản lý các KCN tại tỉnh cần phân chia quyền hạn trách nhiệm

một cách rõ ràng trong việc hoạch định, tổ chức, triển khai và giám sát các KCN tại tỉnh nhằm tối ưu hóa cơng tác quản lý tránh chồng chéo và lỏng lẻo gây ảnh hưởng tiêu cực đến Ban Quản lý và gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các KCN.

Một phần của tài liệu Quản lý khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w