1.3. Khái quát chung về quản lý chất lượng lao động nước ngoài là giáo
1.3.2. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý đốivới người LĐNN
Mục tiêu quản lý người LĐNN
Một là, đáp ứng nhu cầu sử dụng LĐNN một cách hợp lý. Theo Th.S Khúc Thị Trang Nhung thì “Phát triển kinh tế có thể dẫn tới sự thiếu hụt lao động trong một số lĩnh vực có thể do sự mở rộng sản xuất, kinh doanh đòi hỏi thêm lao động. Sự thu hút lao động vào một số lĩnh vực nhất định mà bỏ trống những lĩnh vực khác, hoặc do lực lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn Việt Nam vào thời kỳ đầu đổi mới với mong muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thu hút cơng nghệ tiến tiến của nước ngồi, nhưng lực lượng lao động trong các lĩnh vực công nghệ cao rất mỏng, nhu cầu sử dụng LĐNN phát sinh dẫn đến nhu cầu nguồn LĐNN có chun mơn tăng lên. Kể từ đó bắt đầu xuất hiện người nước ngồi làm việc tại Việt Nam với tư cách là cách chuyên gia”. (Nhung, 2020)
Hiện nay nhu cầu về lao động là giáo viên người nước ngoài tăng cao do các trung tâm ngoại ngữ tăng lên về cả số lượng và quy mơ. Bên cạnh đó nhiều trường học cũng liên kết với các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn để phối hợp giảng dạy bộ môn ngoại ngữ cho học sinh. Yêu cầu đối với giáo viên nước ngồi là phải có trình độ chuẩn, đầy đủ các thủ tục pháp lý. Mặc dù đội ngũ giáo viên người Việt đơng đảo và có trình độ chuẩn nhưng việc học – thực hành ngơn ngữ với người bản xứ là nhu cầu của phần động người học hiện nay. Các tiết học với giáo viên là người nước ngồi giúp khả năng nghe nói của học sinh được nâng lên, tự tin hơn trong giao tiếp. Những thiếu hụt về mặt nhân sự sẽ kéo theo nhiều vấn đề với trung tâm ngoại ngữ như phải cắt giảm số lớp học, số học viên hoặc ghép nhiều học viên trong cùng một lớp, tăng sức ép đối với giáo viên, giảm chất lượng giảng dạy. Do vậy quản lý đốivới người nước ngoài về mặt số lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục.
Hai là, gắn việc sử dụng LĐNN của từng NSDLĐ với lợi ích chung của tồn xã hội. “Khi người LĐNN vào làm việc tại nước sở tại không đơn giản là họ chỉ có mối quan hệ hợp đồng với
NSDLĐ cụ thể mà họ và gia đình của họ sinh sống tại nước sở tại. Có nhiều mối quan hệ khác phát sinh từ đó có liên quan tới lợi ích của tồn xã hội. Tuy nhiên mục tiêu chủ yếu của họ là việc làm tại một nơi cụ thể của một NSDLĐ cụ thể. Do đó việc gắn kết giữa việc sử dụng LĐNN của từng NSDLĐ với lợi ích chung của toàn xã hội là một mục tiêu phải được đặt ra cho hoạt động quản lý LĐNN” (Giang, 2016). Mục tiêu này góp phần tạo ra các chính sách và thiết kế các quy tắc pháp luật phù hợp. Đồng thời nó cũng bảo đảm các chính sách và pháp luật liên quan được thi hành bởi hơn ai hết NSDLĐ gần gũi nhất với người LĐNN
Ba là, quản lý đối với LĐNN để bảo vệ các bên tham gia quan hệ lao động, bảo đảm quyền tự do của các bên; phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật các bên tham gia quan hệ lao động.
Nguyên tắc quản lý đối với người nước ngoài
Nguyên tắc quản lý đối với người nước ngoài bao gồm các nguyên tắc dưới đây:
Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Mở đầu Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai đoạn văn bất hủ trong Tun ngơn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789 để khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Quyền con người đã được thể hiện rõ trong nhiều văn bản như Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789, trong Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966. Quyền con người được hiểu là những quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận đối với tất cả mọi người. Đó là quyền tối thiểu mà các cá nhân phải có, những quyền mà nhà lập pháp không được xâm phạm.
Tại Điều 1 của Công ước 1990 đã xác định phạm vi điều chỉnh như sau: “Công ước này được áp dụng, trừ khi được quy định khác sau đó, đối với mọi người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, khơng có bất kỳ sự phân biệt nào như giới tính, chủng tộc, màu da, ngơn ngữ, tơn giáo hoặc tín ngưỡng, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc xã hội hoặc dân tộc, quốc tịch, độ tuổi, địa vị kinh tế, tài sản, tình trạng hơn nhân, thành phần xuất thân và các địa vị khác”. Đồng thời, tại Điều 7 Công ước này đã quy định: “Theo các văn kiện quốc tế về quyền con người, các quốc gia thành viên Công ước này cam kết tôn trọng và bảo đảm cho người lao động di trú và các thành viên gia đình họ trong lãnh thổ hoặc thuộc quyền tài phán của mình được hưởng các quyền theo Cơng ước mà khơng có bất kỳ sự phân biệt nào về giới tính, chủng tộc, màu da, ngơn ngữ, tơn giáo hoặc tín ngưỡng, quan điểm chính trị hoặc quan điểm
khác, nguồn gốc xã hội hoặc dân tộc, quốc tịch, độ tuổi, thành phần kinh tế, tài sản, tình trạng hơn nhân, thành phần xuất thân và địa vị khác” (quốc, 1990)
Việt Nam qua nhiều lần sửa đổi Hiến pháp (Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013) luôn giữ một vấn đề căn cốt là hiến định các quyền con người và quyền công dân. Cụ thể tại Điều 50 Hiến pháp của Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “Ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền về con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tơn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của chính thể mới, ngun tắc tơn trọng quyền con người được trang trọng ghi nhận trong đạo luật cơ bản. Với việc ghi nhận nguyên tắc này, quốc gia Việt Nam đã thực hiện cam kết quốc tế về tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người trước cộng đồng thế giới, trước các công dân của mình. Hiến pháp 2013 khẳng định nguyên tắc chung về quyền con người, quyền cơng dân như sau: Ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong các trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ cơng dân;Mọi người có nghĩa vụ tơn trọng quyền của người khác; Cơng dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Nam, 2013). Vì vậy “tơn trọng quyền con người” được xem là nguyên tắc số một của hoạt động quản lý LĐNN.
Nguyên tắc thứ hai là bảo đảm an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội. LĐNN bên cạnh những tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH thì cũng có thể gây ra những vấn đề an ninh chính trị và xã hội của các quốc gia sở tại. Do đó hoạt động quản lý LĐNN khơng thể bỏ qua vấn đề bảo đảm an ninh chính trị. Sự khác biệt trong văn hóa, ngơn ngữ, lối sống, văn hóa giao tiếp, tâm lý, … có thể khiến người LĐNN hành xử khơng phù hợp với các quy tắc về an toàn và trật tự xã hội tại nước đang làm việc
Hiện nay trên thế giới người di cư ồ ạt từ các quốc gia của Băc Phi và Trung Đông sang châu Âu cho thấy nguyên tắc quản lý này có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi lẽ các phần tử cực đoan như nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có thể trà trộn vào các dòng người di cư gây ra nguy cơ cao mất an ninh chính trị tại các nước đến. Tình trạng mất trật tự xã hội trong các nước rất khó kiểm sốt. Đồng thời các vấn đề như dịch bệnh và các tệ nạn xã hội khác cũng có thể tăng
lên một cách nhanh chóng. Do đó việc cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này khi quản lý LĐNN.
Nguyên tắc thứ ba là bảo đảm việc làm cho người lao động bản xứ và hiệu quả kinh tế. “Số lượng LĐNN gia tăng khiến việc làm cho lao động trong nước có thể sụt giảm. Như vậy đất nước có thể vướng phải những vấn đề xã hội. Không thể phủ nhận được rằng sự gia tăng số lượng LĐNN làm cho NSDLĐ có cơ hội lựa chọn người lao động phù hợp và thúc đẩy cạnh tranh. Nhu cầu sử dụng lao động có trình độ chun mơn bậc cao có thể được đáp ứng và hiệu quả kinh tế có thể được cải thiện. Ở một số nước LĐNN bù đắp cho những thiếu hụt về lao động do dân số già hoặc do lao động trong nước khơng đủ cho một lĩnh vực cụ thể nào đó. Tuy nhiên áp lực của các vấn đề xã hội cũng cần phải được giải quyết. Vì vậy nguyên tắc nàylà một nguyên tắc khơng thể bỏ qua trong quản lý LĐNN. Nó giúp cho người quản lý ln ln chủ động trong việc bảo đảm hiệu quả kinh tế, đồng thời bảo vệ việc làm cho người lao động bản xứ.” (Nhung, 2020)
Nguyên tắc thứ tư là tơn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người LĐNN. Nguyên tắc thứ tư là hệ quả của nguyên tắc “tôn trọng quyền con người”. Người lao động và nước sở tại khơng thể vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nhập cư. Trong đó khơng phân biệt đối xử giữa người LĐNN và NLĐ trong nước là vấn đề mà đã được Công ước số 97 và số 143 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quy định. Điều khẳng định quyền và lợi ích hợp pháp của người LĐNN phải được tơn trọng như quyền và lợi ích hợp pháp của lao động trong nước.
1.3.3. Quản lý pháp lý của người nước ngoài dạy học ở trung tâm ngoại ngữ
Pháp luật quản lý LĐNN bao gồm nhiều nội dung khác nhau và được phân loại căn cứ vào phân loại đối tượng trực tiếp bị quản lý, các phương thức sử dụng quản lý, quyền lợi và bảo đảm quyền lợi cho người LĐNN và tổ chức các cơ quan quản lý. Người lao động là giáo viên giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ chịu sự quản lý trực tiếp từ NSDLĐ và pháp luật Việt Nam. Pháp luật quản lý LĐNN chủ yếu được phân nhóm nội dung như sau:
Thứ nhất, nhóm các nguyên tắc quản lý LĐNN. Theo Phạm Thị Hương Giang thì “các nguyên tắc này được chia thành hai loại xuất phát từ các nhu cầu khác nhau. Loại thứ nhất là các nguyên tắc hình thành một cách khách quan do nhu cầu chung của đời sống quốc tế mà thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế khơng thể bỏ qua. Đó là các ngun tắc như tơn trọng quyền con người, và tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người LĐNN. Loại thứ hai là các nguyên tắc xuất phát từ nhu cầu bảo đảm sự tồn vong và phát triển của nước sở tại. Các nguyên tắc này gồm có ngun tắc bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, và
nguyên tắc bảo đảm hiệu quả kinh tế và bảo vệ việc làm cho người lao động bản xứ” (Giang, 2016). Các nguyên tắc cụ thể này có hoặc khơng thể hiện trong các văn bản pháp luật. Nhưng các quy định cụ thể liên quan tới quản lý LĐNN đều bao chứa các nguyên tắc đó.
Thứ hai, nhóm các quy tắc xác định, phân loại LĐNN. Có thể thấy việc xác định LĐNN có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định đối tượng của quản lý và quy định mơ hình quản lý, góp phần “quyết định việc xây dựng quy chế tương ứng và phương thức quản lý đối với từng loại đối tượng”. Có thể xem các quy tắc xác định và phân loại LĐNN là “các quy tắc của luật vật chất, nên chúng quy định hay quyết định các quy tắc của luật tố tụng, trong trường hợp này là thẩm quyền quản lý (nằm trong mơ hình quản lý) và thủ tục thực hiện quyền lợi (có nghĩa là cách thức mà người nước ngồi có được quyền lợi lao động)” (Giang, 2016). Vì vậy các quy tắc của luật vật chất luôn được chú trọng nghiên cứu trước các quy tắc trong luật tố tụng.
Thứ ba, nhóm các quy tắc thiết lập mơ hình tổ chức quản lý. Cụ thể nhóm quy tắc này bao gồm các quy tắc thiết lập các cơ quan quản lý chuyên trách LĐNN, xác định thẩm quyền quản lý LĐNN. Các nước có mơ hình tổ chức quản lý LĐNN khơng hồn tồn giống nhau phụ thuộc vào mơ hình tổ chức của bộ máy nhà nước. Ví dụ thẩm quyền cấp giấy phép lao động có thể thuộc thẩm quyền của các bộ phận phụ trách lao động hoặc bộ phận phụ trách vân đề nhập cư cấp tùy theo từng quốc gia. Một số quốc gia có xu hướng chuyển giao một phần trách nhiệm trong quản lý LĐNN cho các tổ chức bán nhà nước hoặc các tổ chức dân sự. Dù theo bất kỳ mơ hình nào thì vấn đề thẩm quyền quản lý LĐNN ln được định rõ ràng. Bởi thực tế nguyên tắc chung là người lao động, NSDLĐ chỉ được phép làm những gì luật cho phép. Hiệu quả quản lý là kết quả của sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền. Sự thiếu gắn kết chặt chẽ hay thiếu sự phối hợp không thể dẫn đạt được những mục tiêu của quản lý.
Thứ tư là nhóm các quy tắc quy định trực tiếp phương thức quản lý NLĐ. Nhóm quy tắc này chủ yếu liên quan tới các quy tắc trong việc xác định và phân loại đối tượng quản lý. Các quy tắc này thiết kế cách thức, thủ tục để người quản lý tiến hành việc quản lý dựa trên các tiêu chuẩn ứng xử với từng loại đối tượng cụ thể.
Thứ năm, nhóm quy tắc liên quan tới quan hệ hợp đồng giữa NSDLĐ và người LĐNN. Các quy tắc này là yếu tố nòng cốt để cấu thành một hợp đồng giữaNSDLĐ và người LĐNN. Cụ thể được thể hiện trong các điều khoản ràng buộc khi các bên xác lập được mối quan hệ lao động, quyền lợi hợp đồng, trách nhiệm giữa các bên, chấm dứt hợp đồng.... “Nhiều quan niệm cho rằng quan hệ lao động trong trường hợp này là quan hệ lao động có yếu tố nước ngồi được điều chỉnh bởi các quy tắc của tư pháp quốc tế. Tuy nhiên các quan hệ này không thuộc phạm vi của tư pháp quốc tế bởi hợp đồng chỉ được điều tiết bởi pháp luật nước sở tại
(khơng có xung đột pháp luật) và tranh chấp chỉ giải quyết tại tòa án nước sở tại.” (Hùng, 2011) Thứ sáu là nhóm quy tắc liên quan tới việc giải quyết tranh chấp xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lai động. Nhóm quy tắc này bao hàm quy tắc về phương thức quản lý, gồm “các quy tắc về hình thức, thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp và các chế tài liên quan”. Nhà nước đã và đang can thiệp, tác động ngày một sâu hơn bởi xã hội ngày càng thay đổi và các quan hệ lao động cũng biến đổi không ngừng. Những tranh chấp được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả việc áp đặt chế tài cho cả hai bên quản lý và bị quản lý. Xét vị thế của hai bên, có thể thấy các quy tắc này có tính chất của các quy tắc thuộc luật hành chính.