Quan điểm tăng cường quản lý chất lượng laođộng nước ngoài là

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chất lượng lao động nước ngoài là giáo viên ngoại ngữ của các trung tâm ngoại ngữ tại Hạ Long (Trang 72 - 73)

HẠ LONG

3.1. Quan điểm tăng cường quản lý chất lượng lao động nước ngoài là giáo viên giảng dạyngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ

Tăng cường quản lý chất lượng LĐNN là giáo viên giảng dạy ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ là chủ trương được Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh đưa ra để đảm bảo thực hiện “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025”. Tăng cường quản lý chất lượng cần đảm bảo thực hiện được mục tiêu, đồng thời đảm bảo phương hướng, nguyên tắc chung. Đó là: “bảo đảm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đất nước; tôn trọng các đặc điểm, yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; bảo vệ người lao động nói chung và người LĐNN nói riêng; bảo đảm quyền của NSDLĐ, lợi ích của xã hội; hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng về lao động trong các trung tâm ngoại ngữ có lộ trình, bước đi thích hợp”.

Ba trụ cột trong quan điểm tăng cường quản lý chất lượng LĐNN là giáo viên giảng dạy ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ bao gồm:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế về lao động - xã hội theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, trong đó có các nội dung tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Phấn đấu phát triển lĩnh vực lao động - xã hội đạt trình độ các nước ASEAN-6 vào năm 2020 và kịp các nước ASEAN-4 vào năm 2025 là một trong các mục tiêu của Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 20/01/2016. Theo đó, Chiến lược đặt ra mục tiêu “hồn thiện thể chế về lao động - xã hội theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, trong đó có các tiêu chuẩn lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Đến năm 2020, phê chuẩn các cơng ước cơ bản cịn lại và một số công ước khác của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Đến năm 2030, đảm bảo nội luật hóa tồn bộ các cam kết quốc tế về lao động – xã hội”.Trên cơ sở định hướng chiến lược của Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh tập trung hồn thiện việc ban hành các thể chế, chính sách đảm bảo các tiêu chuẩn lao động trong khu vực và quốc tế. Xây dựng pháp luật quản lý LĐNN nhằm hướng tới các mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng LĐNN hợp lý, gắn việc sử dụng LĐNN của từng NSDLĐ với lợi ích chung của tồn xã hội.

Thứ hai là khắc phục những yếu kém hiện hành, xác lập phạm vi, phương thức quản lý đáp ứng yêu cầu mới của quản lý nhà nước về lao động trong các trung tâm ngoại ngữ tại Hạ Long giai đoạn hiện nay. Để khắc phục những yếu kém hiện hành và các vấn đề đề ra trong

công tác quản lý LĐNN trên địa bàn tỉnh, cần tập trung một số giải pháp sau:

Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho cơ chế thương lượng, thỏa thuận, tự định đoạt giữa các bên trong quan hệ lao động thơng qua đối thoại, hịa giải, nhất là cơ chế đối thoại xã hội trong xây dựng pháp luật lao động; cơ chế đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp – NSDLĐ với người LĐNN. Quy định linh hoạt về các loại giao kết, nội dung, điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động nhưng cũng phải tính đến yếu tố “bất lợi, yếu thế” của người lao động cũng như tôn trọng triệt để nguyên tắc bảo vệ người lao động, thực hiện an sinh xã hội, an tồn xã hội. Quy định tính bắt buộc các bên phải tham gia thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Hoàn thiện các nội dung về bảo hiểm thất nghiệp; thủ tục đóng, hưởng chế độ của bảo hiểm xã hội phải phù hợp với tính linh hoạt của thị trường lao động. Đơn giản hóa trình tự giải quyết tranh chấp lao động; quy định rõ các thủ tục bắt buộc, thủ tục tự nguyện; trách nhiệm cụ thể của bên thứ ba; gắn quá trình giải quyết tranh chấp lao động với q trình thương lượng; hồn thiện các thiết chế hỗ trợ và giải quyết tranh chấp lao động.

Kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ xây dựng Đề án áp dụng công nghệ thông tin để kết nối dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác quản lý người nước ngoài nhập cư, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kết nối hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư với thông tin chuyên ngành; triển khai, ứng dụng, khai thác trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Kiến nghị đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: nghiên cứu tham mưu Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý LĐNN tại Việt Nam kịp thời nhằm tạo thuận lợi trong tuyển dụng giáo viên người nước ngoài giảng dạy trong các trung tâm ngoại ngữ.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, tham gia vào thị trường lao động khu vực và toàn cầu; tăng cơ hội việc làm có chất lượng cho người lao động. Tăng số lượng các nghề đào tạo được các nước công nhận về văn bằng, chứng chỉ. Phát triển hệ thống an sinh xã hội quốc gia hiệu quả, tăng cường bảo vệ các nhóm yếu thế phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chất lượng lao động nước ngoài là giáo viên ngoại ngữ của các trung tâm ngoại ngữ tại Hạ Long (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w