Tăng chế tài xử phạt với vi phạm củangười laođộng đang sinh

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chất lượng lao động nước ngoài là giáo viên ngoại ngữ của các trung tâm ngoại ngữ tại Hạ Long (Trang 80)

3.3. CÁC KIẾN NGHỊ CỤ THỂ

3.3.2. Tăng chế tài xử phạt với vi phạm củangười laođộng đang sinh

làm việc tại Việt Nam

Số lượng người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam trong những năm qua khơng ngừng tăng cao. Tuy nhiên trên thực tế chưa có một khung chính sách riêng biệt dành cho người LĐNN. Hiện nay các chính sách đối với người LĐNN được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật, đòi hỏi NSDLĐ và LĐNN cần nghiên cứu đồng thời nhiều nguồn khác nhau. Nhiều trường hợp sai phạm trong sử dụng người LĐNN có nguyên nhân xuất phát từ việc người tuyển dụng không nắm được tất cả quy định hiện hành.

LĐNN đóng góp một phần khơng nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước cần xây dựng các khung chính sách riêng biệt cho người lao động đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Xây dựng pháp luật quản lý LĐNN nhằm tới các mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng LĐNN một cách hợp lý và gắn việc sử dụng LĐNN của từng NSDLĐ với lợi ích chung của tồn xã hội. Việc thiết kế chính sách về LĐNN trong từng thời kỳ để phát triển kinh tế, xã hội, và đưa ra các giải pháp ràng buộc lợi ích của người sử dụng LĐNN và người LĐNN với lợi ích chung của Việt Nam cần được thực hiện một cách linh hoạt. Khung chính sách về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài cũng cần được thay đổi và hoàn thiện đảm bảo đáp ứng những yêu cầu thực tế.

Việc gắn lợi ích của người sử dụng LĐNN với lợi ích chung của đất nước sẽ góp phần giúp cho chính sách sát với thực tế và bảo đảm cho việc thực thi chính sách đúng đắn và đầy đủ. Hiện nay người sử dụng LĐNN dường như chỉ ý thức rằng họ là một đối tượng bị quản lý và bị tác động bởi chính sách của nhà nước. Cho nên việc thiết lập chính sách quản lý LĐNN xuất phát từ lợi ích của NSDLĐ và bắt đầu từ NSDLĐ là một giải pháp vơ cùng quan trọng khơng những gắn lợi ích của người sử dụng LĐNN với lợi ích của đất nước, mà phát huy dân chủ bởi trongmột xã hội dân chủ thì người dân có quyền tham gia vào việc thiết kế và quyết định chính sách.

Các khung chính sách riêng biệt cho người lao động đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam tập trung vào các vấn đề chính đó là:

3.3.2. Tăng chế tài xử phạt với vi phạm của người lao động đang sinh sống và làm việc tại ViệtNam Nam

Hiện nay Nghị định số 152/NĐ-CP của Chính phủ quy định hai hình thức chế tài chủ yếu đối với LĐNN có hành vi vi phạm. Đó là chế tài thu hồi giấy phép lao động (Điều 17) và chế tài trục xuất người LĐNN (Điều 18). Người LĐNN bị thu hồi giấy phép lao động cụ thể trong nghị định thuộc các trường hợp sau: “nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động là giả mạo; giấy phép lao động hết thời hạn; người LĐNN hoặc NSDLĐ không thực hiện đúng theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp; chấm dứt hợp đồng lao động; nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp; hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt; văn bản của phía nước ngồi thơng báo thơi cử người LĐNN làm việc tại Việt Nam; NSDLĐ chấm dứt hoạt động; người LĐNN bị phạt tù giam, chết hoặc mất tích theo tun bố của Tịa án; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị bằng văn bản về việc thu hồi giấy phép lao động do người LĐNN vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam”. Thẩm quyền thu hồi giấy phép thuộc về cơ quan cấp giấy phép.

Chế tài được áp dụng bởi sự phối hợp giữa Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và cơ quan công an với thủ tục chủ yếu là trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày xác định người LĐNN làm việc tại Việt Nam khơng có giấy phép lao động thì Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan cơng an trục xuất người LĐNN đó.

Việc áp dụng chế tài trục xuất LĐNN trái phép rất hữu ích trong việc quản lý LĐNN làm việc tại Việt Nam. Vì thế pháp luật nên quy định: “Người nước ngoài phải chấm dứt lao động không được phép tại Việt Nam ngay khi có yêucầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người nước ngồi có thể bị trục xuất trong trường hợp khơng thực hiện u cầu nói trên hoặc sau khi thực hiện yêu cầu lại tái vi phạm”. Chế tài này được sử dụng để xử lý các vi phạm cùng với các chế tài được áp dụng cho người sử dụng LĐNN không được phép hoặc được dùng để xử lý đối với NLĐ tự thực hiện các công việc kiếm tiền trên lãnh thổ Việt Nam một cách trái phép.

3.3.3. Tăng cường công tác quản lý lao động nước ngồi thơng qua cơ quan thanh tra lao động

Công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động của NLĐ và người sử dụng LĐNN là đóng vai trị quan trọng trong q trình nhận được các phản hồi về việc thi hành các quy định pháp luật và các chính sách. Phương thức kiểm tra, thanh tra cần tiến hành bằng cách thành lập, phối hợp các tổ công tác liên ngành để thanh tra, kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời những vi phạm trong khi sử dụng LĐNN. Ngoài ra cũng cần cần tăng cường kiểm tra, thanh tra theo chuyên đề, như chuyên chuyên đề về đăng ký, khai báo và xin giấy phép lao động, đề tuyển chọn lao động,

chuyên đề sử dụng lao động... Những trường hợp LĐNN không đủ điều kiện để làm việc tại Việt Nam sẽ buộc phải xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định, kịp thời giải quyết những tranh chấp, tố cáo, khiếu nại liên quan đến hoạt động sử dụng LĐNN tại Việt Nam.

3.3.4. Kiến nghị đối với các địa phương

Đối với các địa phương có nhiều LĐNN làm việc thì bộ lao động - thương binh và xã hội phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, hỗ trợ và hướng dẫn địa phương thực hiện công tác quản lý, cấp giấy phép lao động và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong q trình tổ chức thực hiện.

Cơng tác quản lý LĐNN làm việc trên địa bàn tỉnh nằm trong phạm vi trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc tỉnh. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về LĐNN đến cư trú và làm việc trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quy định về chuyên môn, yêu cầu chất lượng và đề cao trách nhiệm trong quá trình phối hợp. Đồng thờitạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng LĐNN và người LĐNN làm việc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời và trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động tuyển dụng, sử dụng và quản lý người LĐNN để giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Các cơ quan quản lý nhà nước trên địa tỉnh cần thực hiện tốt các nội dung phối hợp sau: -Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến các nội dung pháp luật cơ bản trong công tác quản lý LĐNN cư trú và làm việc tại địa bàn tỉnh: Về trình tự, thủ tục tuyển dụng, cấp, cấp lại GPLĐ, cấp phiếu lý lịch tư pháp, xuất nhập cảnh, cấp và cấp lại, gia hạn thị thực, cấp thẻ tạm trú, đăng ký tạm trú, phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp không thực hiện đúng quy định của pháp luật và các nội dung khác có liên quan.

- Phối hợp thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện các quy định pháp luật về tình hình sử dụng LĐNN làm việc trên địa bàn tỉnh; xử lýmột cách nghiêm khắc các hành vi trái pháp luật.

-Trao đổi thông tin về vi phạm của người sử dụng LĐNN và LĐNN để phục vụ công tác kiểm tra, quản lý, xử lý được kịp thời, nhanh chóng, đúng quy định.

- Tổng hợp tồn bộ báo cáo và cung cấp thông tin giữa các cơ quan, tổ chức về tình hình tuyển dụng, sử dụng và quản lý LĐNN làm việc tại Hạ Long, Quảng Ninh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Những yêu cầu đặt ra và cơ sở của việc hoàn thiện về quản lý chất lượng LĐNN là giáo viên giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ ở Hạ Long, Quảng Ninh; phương hướng hoàn thiện, giải pháp về quản lý lao động ở Quảng Ninh từ đó hồn thiện và tổ chức thực hiện các quy định của luật pháp liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trên cơ sở đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý LĐNN tại tỉnh Quảng Ninh cho những năm tiếp theo. Chương 3 đã đề cập tới những nội dung chính như: Quan điểm tăng cường quản lý chất lượng LĐNN là giáo viên giảng dạy ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ ; trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng cơng tác kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về quản lý LĐNN, đẩy mạnh cơng tác tun truyền, đảm bảo an tồn về an ninh, trật tự xã hội tại địa phương.

KẾT LUẬN

Các trung tâm ngoại ngữ ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong hoạt động dạy và học ngoại ngữ. Nhu cầu học ngoại ngữ với người bản xứ ngày càng tăng cao đòi hỏi các trung tâm cần bổ sung bộ phận giáo viên là người nước ngoài. Việc tuyển dụng đội ngũ các giáo viên người nước ngoài giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ hiện nay đã góp phần khơng nhỏ trong nâng cao năng lực đội ngũ GV. Điều này tạo cơ hội để các GV người có thể tìm hiểu phương pháp dạy học hiện đại của các nước có nềnn giáo dục phát triển trên thế giới. Ngồi ra, GV Việt Nam có cơ hội giao lưu học hỏi giáo viên nước ngoài để thay đổi cách thức giảng dạy, hoàn thiện cách phát âm, ngữ điệu chuẩn bản ngữ... Số lượng giáo viên ngoại ngữ nước ngoài đang tăng lên trong những năm gần đây. Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên, trong đó có giáo viên là người nước ngoài là nhiệm vụ cấp thiết của các trung tâm ngoại ngữ tại thành phố Hạ Long.

Tăng cường quản lý LĐNN là vấn đề cần được các cấp, các ngành chức năng đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế và giữ vững được ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Pháp luật về quản lý LĐNN cũng cần tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, vừa bảo vệ việc làm cho lao động Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng, tuy nhiên phải tạo dựng được môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư, chun gia, những người có trình độ kỹ thuật cao vào làm việc tại Việt Nam, thực hiện đúng các cam kết quốc tế mà Việt Nam gia nhập hoặc tham gia là thành viên.

Dựa trên những nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng người lao động nước ngoài tại các trung tâm ngoại ngữ tại Hạ Long - Quảng Ninh, tác giả đã chỉ ra thành công, hạn chế và đề xuất những giải pháp để khắc phục. Để tăng cường quản lý chất lượng người LĐNN là giáo viên tại các trung tâm ngoại ngữ, cần có sự phối hợp nhịp nhành giữa các trung tâm và nhà nước. Các giải pháp đề xuất bao gồm xóa bỏ các rào cản đối với việc di chuyển lao động, nhất là LĐNN có trình độ chuyên môn cao (cả trong quan điểm, nhận thức và quản lý hành chính) làm cho thị trường lao động nước ta được linh hoạt và thơng thống. Tiếp tục hồn thiện và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến LĐNN làm việc tại Việt Nam.Nhà nước phải tạo mơi trường pháp lý bình đẳng giữa các thành phần kinh tế thơng qua hệ thống pháp luật, các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến sự phát triển của thị trường sức lao động có yếu tố của lao động người nước ngồi”. Thị trường lao động dồi dào, phong phú, có tiềm năng, lợi thế là điều kiện để góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Từ quan điểm này, thiết nghĩ chính sách đối với người LĐNN làm việc tại Quảng Ninh và các quy định pháp luật cần được xem là cơ sở quan trọng để tạo động lực trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu

phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh. Chính sách, pháp luật về quản lý lao động nói chung và quản lý LĐNN nói riêng cần được đặt trong tổng thể chương trình, mục tiêu quốc gia tạo dựng sự bình đẳng trong thị trường lao động, phát huy những tác động tích cực mà người LĐNN mang lại, tăng cường quản lý, không để các trường hợp lao động bất hợp pháp làm việc tại Quảng Ninh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. An, H., 2018. Quảng Ninh: Đẩy mạnh đổi mới dạy và học ngoại ngữ. Báo Giáo dục và Thời đại.

2. Đạo, N. M., 1997. Cơ sở khoa học quản lý. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 3. Dung, T. K., 2018. Quản trị nguồn nhân lực. TP. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp. 4. ghen, C. -. P., 1994. C.Mác - Ph.Ăng ghen toàn tập. In: Tập 23. Hà Nội: NXB CTQG Hà Nội, p. 23.

5. Giang, P. T. H., 2016. Pháp luật về quản lý lai động nước ngồi làm việc tại Việt Nam. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

6. Giới, T. V., 2011. Từ điểm Hán Việt hiện đại. s.l.:NXB Khoa học Xã hội.

7. Hằng, T., 2022. Khoa học kinh tế. Trực tuyến Available at: http://kinhte.saodo.edu.vn/

8. Hội, N. T., 2010. Quản trị học trong xu thế hội nhập thế giới. TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.

9. Hùng, P. M., 2011. LĐNN tại Việt Nam - Góc nhìn khác. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.

10.Hương, T. T., 2009. Dạy học tích cực. TP. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Sư phạm. 11.ILO, 2022. Tổ chức Lao động quốc tế. Trực tuyến Available at:

https://www.ilo.org/ Đã truy cập 2022 .

12.Lê, T., 2019. Năm 2019, ngành du lịch Quảng Ninh thu gần 29.500 tỷ đồng. Báo Đầu tư.

13.Long, C. T. t. đ. t. T. p. H., 2022. Cổng Thông tin điện tử Thành phố Hạ Long. [Online] Available at: https://halongcity.gov.vn/

14.Minh, H. C., 1945. Tuyên ngôn độc lập Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Hà Nội: khơng biết tác giả

15.Nam, Q. h. n. C. h. X. h. C. n. V., 2013. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. s.l., s.n.

16.Nào, D. T., 2013. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ngoại ngữ tại trung tâm ngoại ngữ Bắc Âu Châu, TP. HCM, TP Hồ Chí Minh: ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

17.Oanh, P. K., 2022. luathoangphi.vn. [Online] Available at: https://luathoangphi.vn/ [Accessed 1 2022].

18.Oanh, T. T. T., 2009. Giáo trình Giáo dục học tập 2. s.l.:NXB Đại học Sư phạm. 19.quốc, Đ. h. đ. L. h., 1990. Công ước quốc tế về việc bảo vệ quyền của tất cả người lao động di trú và thành viên gia đình họ. khơng biết chủ biên, không biết tác giả

20.Thân, N. H., 2010. Quản trị nhân sự. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội.

21.Vân, N. T. H., 2020. Quản lý nhà nước đối với LĐNN tại tỉnh Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh: Học viện hành chính Quốc gia.

Tài liệu ngoại ngữ

1. Chikondi Mpokosa, S. N., 2008. Managing Teachers. s.l.:s.n.

2. Network, A. U., 2014. Guidelines for AUN Quality Assessment and Assessors. Bangkok: s.n. Hệ thống văn bản pháp luật 1. Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT 2. Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT 3. Nghị định 43/2013/NĐ-CP. 4. Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT 5. Luật Lao động 2019

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên các Trung tâm ngoại ngữ thành phố Hạ Long, Quảng Ninh)

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chất lượng lao động nước ngoài là giáo viên ngoại ngữ của các trung tâm ngoại ngữ tại Hạ Long (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w