THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI BIDV

Một phần của tài liệu Chuyển đổi số tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV: Thực trạng và giải pháp. (Trang 36 - 41)

2.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV có tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập vào ngày 26/4/1957, BIDV tự hào là Ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thay đổi tên gọi 4 lần để phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước:

-1957 - 1981: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam: với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

-1981 - 1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam: hoạt động như một Ngân hàng chuyên kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, hoạt động chính là cấp phát, cho vay, thanh toán và dịch vụ.

-1990 - 2012: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: gắn với quá trình chuyển đổi của BIDV từ một ngân hàng chuyên doanh sang hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế.

-2012 - nay: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Giai đoạn chuyển đổi và trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường với định hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Ngày 11-11-2019, dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, BIDV và Hana Bank - Ngân hàng lớn thứ 3 Hàn Quốc chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, Hana Bank là cổ đơng chiến lược nước ngồi, sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV.

Năm 2021, BIDV đạt nhiều giải thưởng danh giá như Top 2.000 công ty đại chúng lớn nhất và quyền lực nhất thế giới (Tạp chí Forbes); Top 25 Thương hiệu tài

chính dẫn đầu và Top 50 Cơng ty niêm yết tốt nhất Việt Nam (Forbes Việt Nam); Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất (Vietnam Report).

2.1.2. Quy mô, cơ cấu tổ chức của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.2.1. Quy mô của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

 Quy mô về tài sản: Theo TTBC số 01/2022 ngày 07/01/2022, đến 31/12/2021, BIDV đạt được quy mô và tải sản cụ thể như sau:

- Tổng tài sản khối Ngân hàng thương mại đạt 1,72 triệu tỷ đồng, tăng 16,3% so với 2020

-Tổng nguồn vốn huy động đạt 1,61 triệu tỷ đồng; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,49 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2020, chiếm hơn 11% thị phần tiền gửi toàn ngành.

-Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,65 triệu tỷ đồng; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020, chiếm hơn 13% dư nợ tín dụng tồn nền kinh tế, dư nợ bán lẻ tăng 25% so với năm 2020, dư nợ SME và FDI tương ứng tăng 15% và 21%.

-Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 0,81%, giảm 0,73% so với năm 2020. Tỷ lệ nợ nhóm 5 ở mức 0,42%, giảm 0,82% so với năm 2020.

-Tỷ lệ trang trải nợ xấu (dư quỹ DPRR tín dụng/dư nợ xấu) đạt 235%

-Vốn điều lệ đạt 50.585 tỷ đồng, tăng 10.365 tỷ đồng so với năm 2020, vốn chủ sở hữu đạt 81.065 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2020.

-Lợi nhuận trước thuế đạt 13.601 tỷ đồng, tăng 50,7% so với năm trước. Thu nhập lãi thuần tăng gần 31% mang về 46.817 tỷ đồng, lãi thuần từ dịch vụ tăng 25,6% mang về 6.614 tỷ đồng, lãi thuần từ kinh doanh chứng khoán tăng 21,7%; từ kinh doanh ngoại hối tăng 9,5%,...

-Lợi nhuận trước thuế của các công ty con, công ty liên doanh, liên kết năm 2021 đạt 1.094 tỷ đồng.

Đến hết năm 2021, BIDV là ngân hàng có khối tài sản, tổng dư nợ tín dụng và vốn điều lệ lớn nhất hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần. Các chỉ tiêu chủ chốt trong ngành BIDV đều đứng đầu cho thấy tiềm năng và thách thức cần đối mặt.

 Quy mô về nhân sự, mạng lưới, các hiện diện thương mại nước ngồi

Tính đến 31/12/2021, mạng lưới BIDV có 190 Chi nhánh với 871 Phòng Giao dịch, 57.825 ATM và POS đặt tại 63 Tỉnh/Thành phố. Số lượng nhân viên BIDV đạt

25.000 cán bộ. BIDV hiện diện thương mại tại 06 Quốc gia trên thế giới gồm Lào, Campuchia, Cộng hòa Séc, Liên bang Nga, Đài Loan và Myanma.

Hiện tại, BIDV có 07 Cơng ty con và 03 Cơng ty liên doanh – liên kết.

Hình 2.1: Cơng ty con và Cơng ty liên doanh – liên kết với BIDV

Nguồn: BIDV, 2021 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Mơ hình hoạt động tổ chức BIDV gồm 4 khối: Khối ngân hàng, khối liên doanh, khối góp vốn, khối cơng ty con với cơ cấu như sau:

Hình 2.2: Mơ hình tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; Sản phẩm, dịch vụ tại BIDV

2.1.3.1. Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh

-Ngân hàng: là ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

-Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

-Chứng khốn: cung cấp đa dạng các dịch vụ mơi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên tồn quốc.

-Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp về đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trị chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước.

Hình 2.3: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV

2.1.3.2. Sản phẩm, dịch vụ tại BIDV

Một phần của tài liệu Chuyển đổi số tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV: Thực trạng và giải pháp. (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w