1.3. Bài học kinh nghiệm tại các Ngân hàng trong và ngoài nước
1.3.5. Bài học rút ra từ các mơ hình chuyển đổi số
Nhìn chung, các ngân hàng hướng tới chuyển đổi số toàn diện cả về hoạt động kinh doanh và quản trị nội bộ. Mỗi ngân hàng sẽ chủ yếu áp dụng một số công nghệ nhất định nhưng khơng nằm ngồi các xu hướng cơng nghệ chính hiện nay như Trí tuệ nhân tạo, Điện tốn đám mây, Internet vạn vật, Cơng nghệ thực tế ảo,… Để chuyển đổi số phát triển và hiệu quả, ngoài sự nỗ lực chuyển đổi của mỗi ngân hàng, sự hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước và Chính phủ cũng góp phần khơng nhỏ.
Cơng cuộc chuyển đổi số tại Ấn Độ được thực hiện bởi một Cơng ty do Chính Phủ lập ra, tổ chức này sẽ đi đầu phát triển và triển khai quá trình chuyển đổi số bên cạnh sự hậu thuẫn rất lớn từ phía Chính Phủ. Khác với Ngân hàng ở Ấn Độ, Ngân hàng ở Việt Nam hiện theo xu hướng phát triển, chuyển đổi riêng lẻ. Nhưng kết quả mà Ngân hàng trong và ngoài nước hướng tới là chuyển dịch thói quen giao dịch bằng tiền mặt của khách hàng sang giao dịch trên kênh số với tiền điện tử, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí, có ý nghĩa lớn với sự phát triển của nền kinh tế.
Để chuyển đổi số thành cơng, ngân hàng cần có định hướng và lộ trình rõ ràng, ln phát triển song hành cả ba yếu tố quy mô, chất lượng và bảo mật CNTT. Các ngân hàng có xu hướng phát triển song song hai giai đoạn Becoming Digital và Being Digital.
Trọng tâm của chuyển đổi số ở bất kỳ quốc gia nào đều lấy con người làm chính. Con người ở đây khơng chỉ khách hàng mà cịn là cán bộ trong tổ chức đó. Trải nghiệm trong giao dịch của khách hàng, trải nghiệm trong q trình sử dụng cơng nghệ tại nơi làm việc đều là mục tiêu mà chuyển đổi số và Ngân hàng hướng tới. Việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ số là rất quan trọng, nó khơng chỉ nâng cao hiểu biết mà cịn tạo ra thói quen cho người sử dụng về mọi mặt.