Chức năng quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM. (Trang 34 - 35)

1.2.2 .Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.3. Chức năng quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

QLNN về ĐTTTNN có những chức năng chính sau:

Chức năng định hướng: mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐTTTNN có tác dụng thu hút ĐTTTNN và bảo đảm cho hoạt động này diễn ra một cách tự do trong khuôn khổ pháp luật (Trang Thị Tuyết 2012, tr. 23). Tuy nhiên, ĐTTTNN còn được thu hút, định hướng tới mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả và các mục tiêu KT-XH khác của quốc gia. Chức năng định hướng thu hút ĐTTTNN được thực hiện thông qua các chiến lược phát triển KT-XH, kế hoạch đầu tư của quốc gia, thông qua kế hoạch thu hút ĐTTTNN của quốc gia; được thực hiện bằng các chính sách và thực lực kinh tế của quốc gia.

Chức năng khuyến khích, thu hút ĐTTTNN: Chính phủ nước nhận đầu tư thường sử dụng các cơng cụ chính sách kinh tế, địn bẩy kinh tế tác động vào lợi ích kinh tế của các nhà ĐTNN, theo đó thúc đẩy họ đưa vốn đầu tư vào trong nước, chuyển giao công nghệ sản xuất cho nước nhận đầu tư, mang lại lợi nhuận cho họ đồng thời mang lại lợi ích cho nước nhận đầu tư (Trang Thị Tuyết 2012, tr. 25). Các chính sách có tác động trực tiếp khuyến khích, thu hút ĐTTTNN như chính sách thuế thu nhập, quy định về chuyền lợi nhuận ra nước ngồi, chính sách đối với sử dụng lao động, đất dai và các tải nguyên khác.

Chức năng kiểm soát hoạt động ĐTTTNN: Kiểm soát hoạt động ĐTTTNN là việc Nhà nước nhận đầu tư duy trì, tiến độ, quy mô và hướng vận động của luồng vốn và công nghệ ĐTTTNN được đưa vào trong nước (Trang Thị Tuyết 2012, tr. 27). Cơ quan QLNN về ĐTTTNN có thể sử dụng các chính sách, cơng cụ và các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để thu hút ĐTTTNN hoặc hạn chế ĐTTTNN vào trong nước về tiến độ, quy mơ, cơ cấu,... Kiểm sốt hoạt động ĐTTTNN còn thể hiện ở việc Nhà nước nhận đầu tư sử dụng các cơng cụ chính sách, biện pháp để sàng lọc, chọn lọc công nghệ, các dự án ĐTTTNN, thậm chí, sàng lọc cả các nhà ĐTNN để lựa chọn được những nhà đầu tư làm ăn nghiêm túc, có năng lực kinh doanh. Theo đó, các cơng nghệ bẩn, lạc hậu, các dự án ĐTTTNN không phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của quốc gia, các dự án rửa tiền, các nhà đầu tư khơng có tín nhiệm,... bị

chặn lại. Kiểm sốt hoạt động ĐTTTNN cịn thể hiện ở việc ngăn chặn, đình chỉ các dự án ĐTTTNN, các hoạt động ĐTTTNN đã được phê duyệt, cấp phép nhưng vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết, ban đầu. Thực hiện mục tiêu kiểm sốt hoạt động ĐTTTNN có tác động bảo đảm thực hiện các mục tiêu cuối cùng của QLNN về thu hút ĐTTTNN (tăng trưởng và hiệu quả).

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM. (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w