Về Xây dựng chiến lược và các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM. (Trang 54 - 85)

1.2.2 .Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt

2.2.1. Về Xây dựng chiến lược và các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngay từ khi thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam ln xác định nguồn vốn ĐTNN có vai trị quan trọng trong sự phát

triển KT- XH của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư trong nước cịn hạn chế. Chính vì vậy, ngày từ những ngày đầu cho tới nay Việt Nam đã từng bước xây dựng và hồn chỉnh chiến lược và hệ thống chính sách nhằm thu hút ĐTTTNN vào Việt Nam. Hệ thống chiến lược và chính sách này thể hiện ở một số nội dung cơ bản như sau:

Một là, trong thời gian qua Việt Nam đã “không ngừng củng cố và mở rộng quan hệ chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, tạo thế chính trị vững vàng của Việt Nam trên trường quốc tế và sự hội nhập của Việt Nam trong kinh tế thế giới và khu vực” (Ban Châp hành trung ương Đảng, 2019). Kết quả này đã tạo tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư quốc tế và thu hút các nhà ĐTNN đến Việt Nam đầu tư.

Hai là, đã tạo những tiền đề thuận lợi nhằm xây dựng thành cơng mơi trường chính trị – xã hội ổn định, đầy đủ các yếu tố cần thiết cho hoạt động ĐTTTNN. Để có được những điều kiện nay, chính phủ và nhân dân Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực nhằm cải cách thể chế, cải cách nền HCNN, từng bước hiện đại hóa đất nước.

Ba là, từng bước bổ sung và hồn các chính sách, cơ chế quản lý về đầu tư nói chung và ĐTTTNN nói riêng. Trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng hệ thống này theo hướng minh bạch, hoàn thiện, đầy đủ hơn, khoa học hơn; phù hợp hơn với điều kiện của thế giới và khu vực theo hướng các tiêu chuẩn, cơ chế của kinh tế thị trường thế giới và thông lệ, tập quán quốc tế từng bước được nghiên cứu để đưa vào trong q trình hồn thiện hệ quy định đầu tư của Việt Nam.”

Bốn là, xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô với đầy đủ các yêu tố cần thiết của thị trường cho các nhà đầu tư. Đồng thời, cần minh bạch hóa các quan hệ của thị trường từ giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, tỷ giá hối đoái, hoạt động của hệ thống tài chính – ngân hàng, thị trường huy động vốn, nhất là lành mạnh và hiện đại hóa được cơ chế và tổ chức bộ máy QLNN về kinh tế.

Năm là, đảm bảo các quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư. Hệ thống chính sách và pháp luật Việt Nam đã đảm bảo các quyền lợi cơ bản cho các nhà ĐTTTNN bao gồm:

- Đảm bảo không bị cưỡng đoạt, được quy định cụ thể trong các điều khoản của Luật ĐTNN cũng như các quy định tại các hiệp ước song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

- Chuyển (gửi) ngoại hối: Trong mọi trường hợp: “Các nhà ĐTNN phải được chuyển về nước nếu họ muốn: lợi nhuận, các khoản kiếm được khác, lợi tức đầu tư, vốn đầu tư, gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài, lương cho nhân viên nước ngồi, tiền bản quyền, phí kỹ thuật…” (Hà Thị Ngọc Oanh, 2014)

Sáu là, đẩy mạnh cải cách hành chính và và thủ tục cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư theo hướng đơn giản, gọn nhẹ. Đây khơng chỉ là một địi hỏi cho hoạt động ĐTTTNN mà là yêu cầu của sự phát triển KT-XH của cả đất nước, nhằm đáp ứng được các mục tiêu cải cách nền HCNN, hiện đại. Đối với lĩnh vực DDTTTNN thì việc đẩy mạnh cải cách hành chính cần tập trung nhất là việc cải cách đổi với các thủ tục hành chính về cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng cơ bản, các thủ tục về lĩnh vực thuế, hải quản, xuất nhập cảnh…. Để thực hiện được mục tiêu này, thì chính phủ và các địa phương cần tiến hành rà soát và cải cách lại hệ thống các thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn.

Bảy là, thực hiện các chính sách ưu đãi cho các nhà ĐTNN. Đối với các nhà đầu tư nước ngồi, thì khi nghiên cứu dự định đầu tư ở bất kỳ quốc gia nào thì điều họ ln quan tâm đó chính là khi đầu tư vào quốc gia này có nhận được ưu đãi gì khơng? một trong những ưu đãi mà các nhà đầu tư đều quan tâm đó chính là ưu đãi về đất đai vì là một “bất động sản” nên các nhà đầu tư sẽ “cảm thấy” yên tâm hơn khi sở hữu được nó hoặc đượ sử dụng trong một khoảng thời gian ổn định.

Tám là, chính sách miễn giảm thuế. Miễn giảm thuế là một trong những ưu đãi quan trọng nhằm thu hút được nhiều nhà đầu tư tốt nhất, Do vậy, chính sách này ln là một chính sách được ưu tiên hàng đầu trong tổng thể các chính sách thu hút

ĐTTTNN. Các ưu đãi thường thấy ở chính sách này chính là các ưu đãi về thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu hoặc miễn, giảm thuế trong một thời gian cho một số dự án đặc thù. Tại Việt Nam, hiện nay để thu hút đầu tư chính sách giảm thuế thường tập vào việc giảm thuế suất thuế và phí phổ thơng. Cụ thể: “mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật Thuế TNDN theo xu hướng giảm từ 28% trong giai đoạn 2001-2008 xuống còn 25% trong giai đoạn 2009-2013, 22% trong giai đoạn 2014-2015 và 20% từ ngày 01/01/2016” (Cục Đầu tư nước ngoài, 2020).

Hoặc, hiện nay “mức thuế suất ưu đãi cao nhất là 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới trong một số lĩnh vực đặc thù, khuyến khích phát triển như cơng nghệ thông tin, phần mềm, năng lượng tái tạo, lĩnh vực bảo vệ môi trường” (Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019).

Bên cạnh đó là miễn giảm các loại thuế thu nhập khác đối với các ngành định hướng xuất khẩu, hay ngành thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước; giảm thuế đầu vào cho các ngành thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước.

Cụ thể có thể thấy một số ưu đãi thuế xuất khẩu, nhập khẩu đang được áp dụng như (Cục Đầu tư nước ngoài, 2020):

(i) “Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia cơng cho nước ngồi và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngồi thì được miễn thuế xuất khẩu”;

(ii) “Hàng hóa nhập khẩu để gia cơng được miễn thuế, hàng tạm nhập tái xuất và hàng hóa là nguyên liệu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu có thể được kéo dài thời gian nộp thuế tới 275 ngày kể từ ngày mở tờ khai hải quan; hàng hóa tạm nhập tái xuất có thể được kéo dài thời gian nộp thuế tới 15 ngày kể từ ngày hết hạn”.

(iii) “Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT- XH khó khăn”.

Chín là, đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn nhân lực cho các hoạt động phát triển KT-XH nói chung và hoạt động ĐTTTNN nói riêng, Để đảm bảo được các nội dung này, thì Chính phủ cần có những chính sách, chiến lược đầu tư phát triển cũng như đào tạo bài bản nguồn nhân lực xã hội, đặc biệt tập trung vào nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên phục vụ cho các ngành nghề quan trọng và các dự án ĐTTTNN.

2.2.2. Về ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động thu hút và quản lý ĐTTTNN, ngày từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế thì Việt nam đã xây dựng và ban hành Luật ĐTNN lần đầu tiên vào năm 1987, sau đó Luật ĐTTNN đã trải qua hàng loạt các lần sửa đổi và bổ sung vào những năm 1990, 1992, 1996, 2000, 2005 và hiện nay cơ sở pháp lý về thu hút và quản lý về hoạt động ĐTTTNN tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014. Luật này ra đời tạo hành lang thơng thống thu hút đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong hoạt động đầu tư và đem lại lợi ích cao nhất cho sự phát triển KT-XH.

Thay đổi quan trọng nhất từ Luật Đầu tư năm 2005 đến Luật Đầu tư 2014 là: “việc tạo lập cơ sở pháp lý minh bạch để bảo đảm thực hiện nguyên tắc Hiến định về quyền tự do đầu tư kinh doanh của công dân trong các ngành, nghề mà Luật không cấm thông qua các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư và đầu tư kinh doanh có điều kiện. Luật đã đơn giản hố hồ sơ, trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà ĐTNN với thời hạn tối đa 15 ngày thay cho 45 ngày như trước đây” (Điều 37, Luật Đầu tư 2014).

Luật Đầu tư năm 2020 đã siết chặt hoạt động M&A của nhà ĐTNN với các dự án tại Việt Nam theo tỉ lệ phải đăng ký thủ tục chấp thuận giảm từ 51% trở lên xuống còn trên 50%. Bên cạnh đó hoạt động M&A của nhà đầu tư nước ngoài trong trong trường hợp ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng, theo quy định của pháp luật đất đai, bao gồm: Các dự án nằm tại các khu vực có vị trí địa lý trọng yếu, nhạy cảm như ở các xã, phường, thị trấn, thị xã biên giới, ven biển và hải đảo hải đảo... đều

phải xin sự chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc quy định như vậy thể hiện sự kiểm sốt mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam, hạn chế tình trạng thơng qua M&A, DN nước ngồi kiểm sốt khu đất, quyền sử dụng đất ở vị trí mang tính nhạy cảm, trọng yếu (Điều 9;23;26;41 Luật Đầu tư năm 2020).

Cùng với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, Luật đã “bổ sung, hồn thiện một số quy định nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện dự án đầu tư, như: bổ sung quy định về bảo đảm nghĩa vụ thực hiện dự án của nhà đầu tư dưới hình thức ký quỹ; bổ sung quy định về giám định chất lượng máy móc, thiết bị, cơng nghệ nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư; hoàn thiện các quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư, giãn tiến độ đầu tư, tạm ngừng hoạt động đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư… theo hướng xác định cụ thể điều kiện, thủ tục thực hiện các hoạt động này, cũng như trách nhiệm của nhà đầu tư và thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý ở địa phương. Cải cách quy trình thành lập DN của nhà ĐTNN theo hướng bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tách bạch hoạt động đầu tư theo dự án với hoạt động đăng ký kinh doanh” (Cục Đầu tư nước ngoài, 2020).

Ngày 15 tháng 01 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật quản lý Ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà ĐTNN, tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN tại Việt Nam. Nghị định có hiệu lực áp dụng đối với nhà ĐTNN, tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà ĐTNN, tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN tại Việt Nam.

Ngày 22 tháng 05 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2018/NĐ- CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, có hiệu lực từ ngày 10/07/2018. Nghị định này thay thế cho Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Nghị định 164/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị

định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Nghị định 114/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Nghị định này ban hành, bổ sung thêm một số loại hình khu cơng nghiệp và khu kinh tế đặc thù như: khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ; Khu kinh tế gồm: khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu. Ngồi ra, Nghị định này cịn sửa đổi bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế nhằm đảm bảo cho hoạt động QLNN đối với các DN trong khu; tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng quy định pháp luật.

Nghị định Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư cũng có quy định mới về thẩm quyền của Ban quản lý KCN, KCX, khu CNC, KKT trong cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc một số lĩnh vực cụ thể.

Ngồi ra, cịn một số Luật khác có liên quan có những quy định điều chỉnh hoạt động ĐTTTNN như:

Luật Đất đai số 45/2013/QH13. Luật thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong và nước ngoài; quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Luật quy định hoàn thiện hơn quy định về chế độ sử dụng đất đối với sử dụng cho khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế; bổ sung quy định việc sử dụng đất để xây dựng cơng trình ngầm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn phát triển KT- XH của đất nước.

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Đây là Bộ Luật quan trọng về lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng với những đổi mới căn bản, có tính đột phá nhằm phân định quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau thì có phương thức, nội dung và phạm vi quản lý khác nhau.

Luật Bảo vệ mơi trường số 55/2014/QH13. Luật hóa chủ trương của Đảng, các chính sách mới về BVMT, mở rộng và cụ thể hóa một số nội dung về BVMT nhằm đáp ứng yêu cầu BVMT trong giai đoạn mới. Ngoài ra, Luật BVMT 2014 cũng đã xử lý những trùng lặp và mâu thuẫn với các luật khác để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tạo tiền đề pháp lý để xây dựng các nghị định về BVMT trong hoạt động ĐTTTNN ở Việt Nam.

2.2.3. Về thủ tục và cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thủ tục và cấp phép ĐTTTNN là một vấn đề luôn được sự quan tâm của các nhà đầu tư, là bước khỏi đầu, chính thức cho hoạt động đầu tư, nếu hoạt động này khơng được thực hiện tốt nó sẽ gây cản trở rất nhiều đối với công tác QLNN đối với ĐTTTNN. Nhận thức được vấn đề này là vô cùng quan trọng, nên trong quá trình mở của nền kinh tế tiếp nhận đầu tư, Việt Nam đã từ sớm xây dựng và ban hành một đạo luật ĐTTNN vào năm 1987, sau đó từng bước được cập nhật, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước cũng như trên thế giới, đặc biệt là phù hợp với những Hiệp ước song phương, đa phương và các điều khoản khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế, Luật Đầu tư đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 1990, năm 1992, năm 1996, năm 2000, năm 2005, năm 2014 (6 lần). Các lần sửa đổi này đều nhằm hoàn thiện các quy định về thu hút và quản lý đầu tư, phù hợp với

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM. (Trang 54 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w