1.2. Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
QLNN về ĐTTTNN là bộ phận của QLNN về kinh tế. Do đó, trước khi đi sâu vào tìm hiểu khái niệm này, ta cần hiểu rõ về khái niệm QLNN về kinh tế.
QLNN về kinh tế là là một chức năng cơ bản của Nhà nước. Đây là “sự tác động có tổ chức, bằng pháp luật và thơng qua hệ thống các chính sách với các cơng cụ quản lý kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngồi nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập KTQT” (Học viện hành chính quốc gia 2012, tr. 12).
Hoạt động QLNN về kinh tế đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển KT- XH của đất nước nói chung và các địa phương nói riêng. Do vậy, với chức năng của mình Nhà nước sẽ phải áp dụng các phương tiện, công cụ cần thiết và phù hợp để thực hiện chức năng QLKT. Để thực hiện chức năng này, Nhà nước có thể áp dụng
đồng loạt nhiều công cụ quản lý từ công cụ quản lý mang tính kinh tế, tài chính tạo địn bẩy đến cơng cụ pháp lý mang tính bắt buộc thực hiện hoặc cơng cụ giáo dục tuyên truyền để nâng cao ý thức thực hiện. Các công cụ này sẽ sự tác động và chi phối của cơ chế quản lý và phương pháp quản lý.
Trên góc độ lập pháp, QLNN đối với ĐTTTNN là việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật ĐTNN, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động này (Trang Thị Tuyết 2012, tr. 15). Trên góc độ hành biện pháp QLNN thể hiện qua cơ cấu bộ máy tổ chức và sự phân công trách nhiệm thực hiện cũng như phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình hoạt động bằng các cơng cụ như xây dựng các chương trình mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch về ĐTNN theo từng thời kỳ khác nhau. Trên góc độ tư pháp QLNN đối với ĐTTTNN là việc Nhà nước sử dụng các phương pháp để thể hiện sự QLNN nhằm bảo đảm cho pháp luật ĐTNN được thực hiện nghiêm, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thơng qua các cơ quan chức năng như Tịa án kinh tế; Viện kiểm sát, Thanh tra kinh tế… “Hoạt động QLNN đối với ĐTTTNN được hình thành và từng bước hồn thiện gắn liền với phương hướng đổi mới vai trò kinh tế của nhà nước gắn liền với việc thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức và hoạt động của QLNN” (Trang Thị Tuyết 2012, tr. 16).
Từ những quan điểm, khái niệm và phân tích ở trên, tác giả luận văn thống nhất tiếp cận khái niệm về QLNN đối ĐTTTNN trong luận văn như sau: “QLNN đối với ĐTTTNN là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng vào hoạt động ĐTTTNN bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp KT - XH trong những điều kiện cụ thể, xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói chung và quy luật vận động đặc thù của ĐTTTNN nói riêng” (Trang Thị Tuyết 2012, tr. 16).