Du lịch Hà Nội đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội nói riêng và nghành du lịch Việt Nam nói chung. Hà Nội có những thế mạnh vượt trội đó cũng chính là nhờ vào đặc điểm địa - chính trị và các ưu thế khác mà không phải địa phương nào cũng có. Quyết định số 97/2002/QĐ - TTg ngày 22/07/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 đã nhấn mạnh ưu tiên phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm, trong đó có Hà Nội [24, Tr5]. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, chính quyền thành phố cũng đã xác định đưa du lịch thành nghành kinh tế mũi nhọn, mang lại thu nhập cao cho người dân thủ đô trong tương lai, như đã nêu rõ trong nghị quyết của thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch thành một nghành kinh tế trọng điểm của Thủ đơ vào năm 2010, tầm nhìn đến 2020 và những năm sau [23].
Hoạt động của du lịch Hà Nội phát triển cao hơn sau khi có các “Chương trình hành động Quốc gia về du lịch” giai đoạn 2002 -2005 và 2006 - 2010 [25,26]. Theo đó, Hà Nội đã xác định đưa du lịch trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu trở thành đầu tầu kinh tế trong phạm vi cả nước.
Để đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch Hà Nội thời gian qua, chúng ta căn cứ vào các con số thống kê các chỉ tiêu cơ bản của hoạt động kinh doanh du lịch trong vài năm trở lại đây, từ năm 2000 đến 2010, về số lượt khách du lịch, cơ cấu các chỉ tiêu trong hoạt động nội bộ ngành du lịch Hà Nội, số doanh nghịêp hoạt động trong lĩnh vực lưu trú và ăn uống chiếm tỷ trọng lớn hơn đáng kể so với các doanh nghiệp hoạt động trong các tổ chức du lịch khác (vận chuyển khách và lữ hành, vui chơi - giải trí …). Trong giai đoạn 2000 -
2010, Ngành Du lịch Hà Nội thực hiện nhiệm vụ có nhiều thuận lợi cơ bản như tình hình chính trị và phát triển kinh tế xã hội của đất nước ổn định, môi trường pháp lý được cải thiện đáng kể; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII khẳng định vị trí quan trọng của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân; Chính phủ và Thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển. Cùng với việc mở thêm một số đường bay thẳng từ Thủ đô Hà Nội đến các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đến các thị trường trọng điểm như Côn Minh (Trung Quốc), Nhật Bản…, Nhà nước đã quyết định bỏ visa đối với công dân một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã góp phần thu hút được đơng đảo khách du lịch vào Việt Nam. Chương trình hành động quốc gia về du lịch, do Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch phát động trong những năm qua, đã tạo nên những thời cơ thuận lợi mới cho ngành du lịch. Môi trường đầu tư trong nước được cải thiện, thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại Việt Nam và Hà Nội. Hoạt động tuyên truyền quảng bá cũng được đẩy mạnh, sản phẩm du lịch ngày càng đổi mới, Du lịch Hà Nội đang có những chuyển biến tích cực.
Trong thời gian vừa qua, tuy phải chịu ảnh hưởng của các biến động trên thế giới như chiến tranh, khủng bố, dịch SARS, dịch cúm gia cầm, giá cả trên thế giới cũng như của Việt Nam tăng lên, và gần đây nhất là nạn động đất và sóng thần…, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân Thành phố, cùng với sự nỗ lực cố gắng của CBCNV toàn Ngành, Du lịch Hà Nội đã vượt qua khó khăn, thu được một số kết quả đáng kể, giữ được sự ổn định và tăng trưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch được giao.
- Số lượt khách du lịch đến Hà Nội:
Lượng khách quốc tế đến Hà Nội có tốc độ tăng cao từ năm 2000 đến năm 2002( trên 30%). Tốc độ phát triển bình quân hàng năm giai đoạn 2000-2007 là 18,52%, cao hơn tốc độ phát triển trung bình của cả nước (12,65%), do các tác động khách quan nên lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng như Hà Nội giảm sút vào các năm 2008-2009 (do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới) nhưng năm 2010 đó đã nhanh chóng hồi phục và tăng trưởng trở lại.
Bảng 2.1. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Hà Nội giai đoạn 2000-2010 Đơn vị: Ngàn người Chỉ tiêu NămCả nước Tốc độ phát triển (%) Hà Nội Tốc độ phát triển (%) Tỷ trọng (HN/CN%) 2000 2000 - 500 - 25 2001 2330 16,5 700 40 30,04 2002 2628 12,79 931 33 35,43 2003 2429 -7,57 850 -8,7 34,99 2004 2928 20,54 959 12,82 32,75 2005 3477 18,75 1100 14,7 31,64 2006 3583 3,05 1120 1,82 31,26 2007 4229 18,03 1290 15,18 30,5 2008 4236 0,17 1251 -3,02 29,53 2009 3747 -11,54 1019 -18,55 27,2 2010 5049 34,75 1200 17,76 23,77
Nguồn: Tổng cục Thống kê, báo cáo thống kê 2010.
“Lĩnh vực dịch vụ du lịch có bước tăng trưởng khá so với các ngành kinh tế khác với số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 5,049 triệu lượt, tăng 34,8% so với năm 2009; một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến tăng cao so với năm trước là Campuchia tăng 87,4%, Trung Quốc tăng 74,5%, Hàn Quốc tăng 37,7%, Australia tăng 28,1%, Nhật Bản tăng 24%....; Kim ngạch dịch vụ du lịch xuất khẩu đạt 4,45 tỷ USD, tăng 45,9%; kim ngạch dịch vụ du lịch nhập khẩu đạt 1,47 tỷ USD, tăng 33,6%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, kinh doanh khách sạn, nhà hàng tăng 21,8%, dịch vụ tăng 23,8%, du lịch tăng 28,5%.
Hà Nội kết thúc Năm Du lịch Quốc gia 2010 với việc đón khoảng 1,2 triệu lượt khách quốc tế (tăng 18%)".
Nguồn: Báo Du Lịch (Thứ Sáu, 31/12/2010)
Để có thể đánh giá tương đối chính xác tình hình hoạt động kinh doanh du lịch Hà Nội thời gian qua, chúng ta căn cứ vào các con số thống kê các chỉ tiêu cơ bản của hoạt động kinh doanh du lịch trong bốn năm trở lại đây, từ năm 2006 đến 2009 (Bảng 2.2). Về cơ cấu các chỉ tiêu trong hoạt động nội bộ ngành du lịch Hà Nội, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trú và ăn uống chiếm tỷ trọng lớn hơn đáng kể so với các doanh nghiệp hoạt động trong các tổ chức du lịch khác (vận chuyển khách và lữ hành, vui chơi - giải trí).
Số liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng khá đều đặn trong khoảng thời gian ba năm trở lại đây về số doanh nghiệp, số lao động làm việc ngành và doanh thu hoạt động kinh doanh du lịch.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là các chỉ tiêu tổng hợp, chưa nêu rõ hiệu quả kinh doanh như thế nào, hoặc về nhân sự mới chỉ nêu tổng số lao động trong ngành, chưa có con số cụ thể về cơ cấu, trình độ đào tạo và lứa tuổi. Còn về doanh thu, cũng chưa thấy đề cập tới thu nhập xã hội từ Du lịch.
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu cơ bản của hoạt động Du lịch Hà Nội qua các năm (từ 2006 đến 2009) Năm Số doanh nghiệp (Doanh nghiệp) Tốc độ phát triển (%) Số lao động (Người) Tốc độ phát triển (%) Doanh thu (tỷ đồng) Tốc độ phát triển (%) 2006 1.139 - 25.826 - 10.230 - 2007 1.247 8,66 29.016 12,35 13.443 31,41 2008 1.269 1,73 34.662 19,46 16.272 21,04 2009 1.367 7,17 35.906 3,59 18.595 14,28
Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội - 2009
- Đóng góp vào ngân sách
Chỉ tiêu đóng góp ngân sách là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự đóng góp của ngành du lịch vào Ngân sách Nhà nước, đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành trong cơ cấu nền kinh tế.
Bảng 2.3. Đóng góp ngân sách của ngành du lịch Hà Nội giai đoạn 2000-2010
Đv: tỷ VND
NămĐóng góp ngân sáchTốc độ phát triển (%)
2000 200 - 2001 230 15,00 2002 270 17,39 2003 275 1,85 2004 310 12,73 2005 430 38,71 2006 520 20,93 2007 644 23,85 2008 675 4,81 2009 690 2,22 2010 887 28,55
Nguồn: VNAT, Sở Du lịch Hà Nội 2010.
Tình hình đóng góp ngân sách ngành du lịch Hà Nội phản ánh sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội. Đóng góp ngân sách của du lịch Hà Nội hàng năm luôn tăng, tốc độ tăng trưởng trung bình là 16,60%/năm.