Đối với Khách sạn và cơ sở lưu trú

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch hà nội (Trang 101 - 121)

3.3.1 .Các giải pháp vĩ mô

3.3.2.2. Đối với Khách sạn và cơ sở lưu trú

Trong tình hình hiện nay, 3 vấn đề lớn đặt ra cho các khách sạn và cơ sở lưu trú là:

Xác định rõ phương hướng đầu tư

Chúng ta nên phân biệt hai loại khách du lịch quốc tế:

- Loại khách du lịch bình dân: cho đến nay, họ vẫn chưa có khả năng để thưởng thức các khách sạn có tiêu chuẩn tiện nghi hiện đại, cao cấp. Đối với loại khách du lịch này, các khách sạn hiện có, hoặc đang xây dựng của các cơng ty du lịch có chi nhánh ở Vũng Tầu, Đà Nẵng, Bãi Cháy, Đồ Sơn... có thể phù hợp với ý thích và túi tiền của họ. Ý thích lưu lại ở trong một nước có khí hậu nhiệt đới, ý thích tận dụng biển, và khơng có ý niệm so sánh với điều kiện ở các nước du lịch khác, làm cho họ có thể chấp nhận được điều kiện lưu lại nghỉ ở Việt Nam.

- Các khách du lịch cao cấp: Đối với loại khách du lịch này, rất khó làm cho họ chấp nhận lưu lại nghỉ trong các khách sạn kiến trúc ''nặng nề'' (quá nhiều bê tông) đã được xây dựng ở Việt Nam từ 15 năm qua và lại được tiếp tục xây dựng hiện nay theo kiểu đó ở một số tỉnh. Hiện nay hầu hết các khách sạn ở Hà Nội đã xây dựng theo kiến trúc mới tạo được ấn tượng tốt, hơn thế cịn góp phần tạo nên một Hà Nội hiện đại cùng tồn tại với một Hà Nội thâm trầm và cổ kính.

- Như vậy, hiện nay, những người có trách nhiệm đang đứng trước một sự lựa chọn kiểu khách sạn trong việc đầu tư xây mới hay cải tạo. Có thể tóm tắt ở hai điểm sau:

- Hoặc là họ coi rằng điểm chủ yếu của sản phẩm du lịch sau này của Việt Nam gắn liền với lịch sử văn hố... và khách du lịch nước ngồi phải chấp nhận mặt yếu kém trong các buồng ngủ, bởi vì mục tiêu đề ra khơng phải là tiện nghi mà là sự tìm tịi phát hiện.

Về mặt này, phong trào tự phát hiện nay xây dựng các khách sạn chất lượng rất trung bình có thể được chấp nhận: khách du lịch khơng phải đến đây để nghỉ ngơi, giải trí, mà họ đến để tham quan, tìm hiểu. Vấn đề cần thiết là phải có các điều kiện tối thiểu, dịch vụ cơ bản, hạ tầng cơ sở như: điện, nước sinh hoạt, viễn thông...

- Hoặc là họ chú trọng đến tâm lý phương Tây: người ta đi du lịch ra nước ngồi một thời kỳ để tìm hiểu, nghỉ ngơi và phải được sống điều kiện sinh hoạt sang trọng, đầy đủ.

Theo cách nhìn này, hầu hết các cơng trình khách sạn đang xây dựng hoặc đang hoạt động ở các tỉnh sẽ cần phải bổ sung các trang thiết bị hiện đại.

Nâng cao chất lượng dịch vụ

- Luôn bồi dưỡng, nâng cao tay nghề: buồng, bàn, bar, bếp, tiếp tân và ngoại ngữ cho nhân viên phục vụ tại khách sạn; nâng cao trình độ quản lí cho đội ngũ quản lí khách sạn. Khách sạn nên mời những chuyên gia hàng đầu về từng nghiệp vụ ở trong nước và các chuyên gia nước ngoài giảng dạy, bồi dưỡng, báo cáo chuyên đề về tổ chức điều hành và nghiệp vụ trong khách sạn.

- Các khách sạn phải tạo ra uy tín và nét đặc trưng trong phong cách phục vụ của khách sạn Việt Nam, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong phục vụ.

- Đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, đồng thời áp dụng các biện pháp quản lí chất lượng tiên tiến như:

Hệ thống quản lí chất lượng tồn diện: chất lượng dịch vụ được tích hợp từ tất cả các hoạt động của một khách sạn. Quản lí chất lượng cần kết hợp tất cả các yếu tố cần thiết và đặt yêu cầu chất lượng là một nguyên tắc được áp dụng trong toàn khách sạn. Chất lượng là kết quả của sự phù hợp giữa mong đợi của khách hàng với dịch vụ thực tế do khách sạn cung cấp. Các mong đợi của khách hàng nhận được qua bộ phận marketing và thông tin phản hồi của khách hàng. Sau đó, nhà quản trị phải hiểu được các thông tin này để xác định kiểu cách, chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà khách sạn nên sản xuất hoặc những thay đổi nên áp dụng phù hợp với các điều kiện tài chính và điều kiện kinh doanh. Tiếp đó, thiết kế sản phẩm này phải được chuyển thành các tiêu chuẩn vật chất và kĩ thuật khi cung cấp các dịch vụ trong khách sạn. Trách nhiệm của nhà quản trị tác nghiệp là phải đảm bảo rằng các tiêu chuẩn này được duy trì trong các hàng hóa và dịch vụ sẵn sàng cung cấp cho khách hàng. Hoạt động marketing khơng chỉ có vai trị trong việc thu thập các dữ liệu thị trường mà còn trong việc giao tiếp với khách để gây ảnh hưởng hoặc tác động đến các mong đợi của họ về các hàng hóa và dịch vụ của khách sạn.

Hệ thống cung cấp dịch vụ: để đảm bảo chất lượng của tất cả các loại dịch vụ, khách sạn cần phải lựa chọn và hình thành một hệ thống cung cấp dịch vụ. Hệ thống bao gồm các điểm cung cấp dịch vụ nối tiếp nhau tạo thành chuỗi liên hồn và khép

kín từ khi khách đăng kí đặt phịng và nhận phịng cho đến khi trả phịng và rời khỏi khách sạn. Hiện nay đang hình thành các tổ chức đăng ký đặt phòng từ xa, các doanh nghiệp du lịch có thể tham gia và trở thành thành viên của các tổ chức đăng ký đặt phòng hiện đại đang hoạt động trên thế giới. Mặt khác, hình thành trung tâm đăng ký đặt phịng trước ở Hà Nội.

Trong một khách sạn, công việc được phân chia thành nhiều cơng đoạn khác nhau. Do đó, đảm bảo chất lượng dịch vụ của mỗi bộ phận liên hoàn trong hệ thống cung cấp dịch vụ sẽ cải thiện và giúp quản lí một cách có hiệu quả chất lượng dịch vụ khách sạn nói chung và từng loại dịch vụ riêng rẽ của khách sạn.

- Nghiên cứu và phấn đấu đạt chứng chỉ ISO 9000. Đây sẽ là một lợi thế cho các khách sạn trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

KẾT LUẬN

Những năm qua nguồn vốn đầu tư nước ngồi đã thể hiện được vai trị to lớn của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như sự phát triển của ngành du lịch. Thu hút FDI trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu được Đảng và Nhà nước ta xác định trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của Du lịch Hà Nội. Đối chiếu với mục tiêu đã đề ra, các vấn đề mà luận văn đã giải quyết được đó là: nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về FDI, thấy được vai trò to lớn của FDI đối với sự phát triển du lịch.

Hà Nội có nhiều tài nguyên về du lịch đây là lợi thế cần phát huy để thu hút FDI vào lĩnh vực du lịch. Về kết quả: thu hút ngày càng nhiều dự án; bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước; góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triển đầu tư Du lịch Hà Nội, có tác dụng thúc đẩy phát triển nhiều sản phẩm Du lịch mới. Tuy nhiên hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Du lịch Hà Nội trong những năm qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: hình thức thu hút vốn FDI vào Du lịch Thủ đô chưa phong phú, cơ cấu đầu tư có sự mất cân đối, mới chỉ tập trung đầu tư vào các tổ hợp văn phòng căn hộ, khách sạn mà chưa chú ý tập trung thu hút vốn đầu tư vào các khu Du lịch, khu vui chơi giải trí, đây mới là nhân tố chính để thu hút và kéo dài thời gian tham quan lưu trú của du khách. Nguồn vốn đầu tư tập chung chủ yếu từ Châu Á, các dự án phân bố không đồng đều mà chủ yếu tập trung ở các quận nội thành, môi trường pháp lý cịn đang trong q trình hồn thiện nên chưa đồng bộ, thủ tục hành chính cịn phiền hà. Ngồi ra cịn nhiều vấn đề khác gây ra khơng ít khó khăn, tạo ra các rào cản đối với dòng vốn FDI vào Du lịch Hà Nội. Trước thực trạng đó địi hỏi các cấp, các ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước về FDI phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp để tháo gỡ các khó khăn đang cản trở cho các dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Du lịch Hà Nội.

Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào du lịch: Cải thiện chính sách thu hút FDI làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thu hút FDI phù hợp với điều kiện của Hà Nội, xúc

tiến đầu tư, quảng bá, giới thiệu tài nguyên du lịch Hà Nội, tiếp tục hồn thiện mơi trường đầu tư, xác định các dự án trọng điểm đầu tư theo thứ tự ưu tiên củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng

Trong thời gian qua, ngành du lịch thủ đơ tuy cịn những tồn tại và yếu kém cần phải giải quyết nhưng nhìn chung đã đạt được những tín hiệu đáng mừng, cho thấy ngành du lịch đã và đang trên đà phát triển nhanh hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển cao hơn trong những thập kỷ tới. Nguồn vốn FDI là một công cụ quan trọng khơng thể thiếu góp phần thúc đẩy sự phát triển này. Nếu chúng ta vạch ra được những giải pháp thích hợp và có những bước đi chuẩn xác thì việc thực hiện được những mục tiêu đã đặt ra về thu hút FDI để phát triển ngành du lịch chắc chắn sẽ thực hiện được trong tương lai không xa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2006), Về phát triển kinh tế du lịch đến năm 2010 và những năm tiếp theo, Nghị quyết số 06/NQ/TU ngày 05/05/2006.

2. Nguyễn Kim Bảo (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ 1979 đến nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Bằng (1996), Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành du lịch Việt Nam, Luận án PTS KH Kinh tế.

4. Phan Mạnh Chính (1994), Xây dựng kết cấu hạ tầng của thủ đô Hà Nội, định hướng và các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Luận án PTS Kinh tế.

5. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2010), Niên giám thống kê 2009, Nxb. Thống kê Hà nội

6. Nguyễn thị Thanh Hà về "Tăng cường thu hút vốn đầu tư từ người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Hoàng văn Hoàn (2010), Xúc tiến đầu tư phát triển Du Lịch Hà Nội trong bối cảnh hội nhập Quốc tế, LuËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ, trường Đại học thương mại Hà Nội

8. Hoàng văn Huấn (1995), Hồn thiện chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Luận án PTS Kinh tế.

9. Hồng Thị Bích Loan (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Bùi Thị Phương Mai (2005), Tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển một số dịch vụ du lịch ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

11. Ngô Thị Năm (2002), Giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế.

12. Trần Văn Ngợi (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ kinh tế.

13. Kim Ngọc (2004), Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Tài liệu lớp bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, Trường cán bộ thương mại trung ương, Hà Nội

14. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Đầu tư, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Du lịch,

Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội.

17. Phạm Ngọc Quyết (1996), Những giải pháp tài chính huy động vốn trong nước đầu tư phát triển kinh tế ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ kinh tế.

18. Nguyễn Huy Thám (1999), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Thanh (2000), Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đối với sự phát triển của các nước Đơng Á và bài học đối với Việt Nam,

Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

20. Thành uỷ Hà Nội (1998), Đổi mới và phát triển du lịch thủ đô từ nay đến 2010 và những năm sau, Nghị quyết số 1-NQ/TU, ngày 12/8/1998.

21. Thành uỷ Hà Nội (2006), Tình hình du lịch Hà Nội sau hơn 7 năm thực hiện Nghị quyết 11/NQ-TU của Ban Thường vụ Thành uỷ về "Đổi mới và phát triển du lịch Hà Nội từ nay đến năm 2010 và các năm sau", Báo cáo tóm tắt, tháng 07/2006.

22. Thành uỷ Hà Nội (2006), Tình hình phát triển ngành du lịch Hà Nội qua 6 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010,

Báo cáo số 33-BC/TU, ngày 28/09/2006.

23. Thành uỷ Hà Nội (2006), Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế trọng điểm của Thủ đô vào năm 2010, tầm nhìn đến 2020và những năm sau, Nghị quyết.

24. Thủ tướng Chính phủ (2001), Về việc phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010, Quyết định số: 97/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 22/07/2002.

25. Thủ tướng Chính phủ (2006), Về việc phê duyệt đề án đơn giản hố thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010,

Quyết định số: 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 30), ngày 10/01/2007.

26. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010, QĐ số 109/2007/QĐ-TTg.

27. Tổng cục Du lịch (2001), Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2002-2005.

28. Tổng cục Du lịch (2006), Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010.

29. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2003), Kinh tế học phát triển - những vấn đề đương đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội

30. UBND thành phố Hà Nội (2006), Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Thủ đơ Hà Nội vào năm 2010, tầm nhìn 2020 và những năm sau, Dự thảo.

31. UBND thành phố Hà Nội (2006), Thành lập Hội đồng Thành phố lựa chọn chủ đầu tư xây dựng khách sạn 4-5 sao trên địa bàn Hà Nội, Quyết định số 4125/qĐ-UBND, ngày 20/09/2006.

32. UBND thành phố Hà Nội (2006), Phê duyệt tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội, Quyết định số 4303, ngày 28/09/2006. Website: 33. http://www.dulichvn.org.vn 34. http://www.europa.eu.int 35. http://www.fir.vn/index.php 36. http://www.mofa.gov.vn 37. http://www.vietnamnet.com.vn 38. http://www.vietnamtourtism.gov.vn 39. http://www.vndiscovery.com.vn 40. http://www.vneconomy.com 41. http://www.vnmedia.vn 42. http://www.world-tourism.org

PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ HÀ NỘI

- Diện tích: 3.324,92km2 - Dân số: 6.448.837 người

- Các đơn vị hành chính: gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành,

PHỤ LỤC 2: CÁC KHÁCH SẠN CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch hà nội (Trang 101 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w