Kết quả hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch hà nội (Trang 65)

Năm 1987, Việt Nam ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo hành lang pháp lý cho đầu tư trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, cùng với chính sách mở cửa, hội nhập, ngành du lịch Việt Nam cựa mình phát triển, nhanh chóng đạt được những thành tựu đáng khâm phục. Do đặc điểm ngành du lịch là thường xuyên và dễ dàng được tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, nên ngay những năm đầu sau khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành, du lịch đã là một trong số ít ngành thu hút được những dự án đầu tư trực tiếp đầu tiên.

Những năm qua, Luật đầu tư nước ngoài liên tục được sửa đổi bổ sung theo chiều hướng thơng thống hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút ngày càng nhiều lượng vốn FDI vào Hà Nội nói chung, ngành du lịch Hà Nội nói riêng. góp phần vào việc đưa Du lịch trở thành "Ngành kinh tế mũi nhọn" của Thủ đô, nâng cao chất lượng sản phẩm Du lịch của Hà Nội trên trường quốc tế. Đầu tư trực tiếp là một trong những nguồn vốn quan trọng cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ Du lịch. Điều này được thể hiện qua số dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tổ hợp văn phòng căn hộ (54 dự án), khách sạn dịch vụ (48 dự án), các khu vui chơi giải trí - thể thao (9 dự án)... các dự án này đã góp phần làm phong phú cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch. Nhờ có nguồn vốn Đầu tư nước ngoài mà hệ thống khách sạn được trang bị các tiện nghi hiện đại, được Tổng cục Du lịch xếp hạng sao. Do vậy chất lượng của các cơ sở lưu trú ngày càng được nâng cao cả về trang trí nội thất lẫn chất lượng của đội

ngũ nhân viên, các cơ sở vui chơi giải trí cũng được nâng cấp và xây dựng mới. Số lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Bảng 2.9. Tổng hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch Hà Nội

(theo số dự án, vốn đầu tư, người lao động từ năm 2005 -2010)

Chỉ tiêu NămSố dự ánVốn đầu tư(triệuUSD)Vốn thựchiện (triệuUSD) Số lao động (người) 2005 48 992 974 5285 2006 57 975 1156 5876 2007 70 1068 1294 7491 2008 90 2067 1645 8474 2009 105 1833 1855 8490 2010117195319879217

Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội – 2009, báo cáo thống kê 2010.

Hiện nay, nhờ có vốn FDI vào du lịch Hà nội mà nó đã góp phần để du lịch Việt Nam có những thành cơng nhất định.

2.3. Đánh giá thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Du Lịch tại Hà Nội những năm qua

Việc nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư phát triển du lịch Hà Nội những năm qua, cho thấy chính quyền thành phố Hà Nội đã cố gắng trong việc đưa du lịch thành nghành kinh tế mũi nhọn của Thủ đơ. Quan điểm này được thể hiện qua sự tích cực thúc đẩy các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch đặc biệt là việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi và bước đầu đã có những thành cơng nhất định.

2.3.1. Thành công

Thành công lớn nhất đạt được trong tiến độ đầu tư phát triển du lịch Hà Nội thời gian qua chính là đã thực hiện được nhiều dự án đầu tư về cơ sở - tiện nghi và dịch vụ ngành Du lịch kịp thời đáp ứng các nhu cầu xã hội. Những thành công này thể hiện thông qua việc thu hút một số lượng lớn các đối tác nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư và tiền đề quan trọng để phát triển du lịch.

2.3.1.1. Thu hút ngày càng nhiều các đối tác nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư

Thơng qua các chính sách hợp lí, việc thực hiện các dự án đầu tư vào Hà Nội thời gian qua đã có nhiều biến đổi theo hướng có lợi. Đảm bảo đạt yêu cầu cả về số lượng, chất lượng và tiến độ.

Kể từ khi có chính sách mở cửa về kinh tế, dịng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp (FDI). Những dự án có vốn đầu tư lớn lại thường đổ vào các lĩnh vực du lịch, chẳng hạn vào các Tổ hợp khách sạn, căn hộ và văn phòng cao cấp cho thuê các dự án đầu tư vào sân golf hoặc các tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, giải trí, đến từ các quốc gia có nền du lịch phát triển như Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan... Bên cạnh đó, cịn có một số dự án đầu tư vào xây dựng hạ tầng và các phương tiện kỹ thuật phục vụ các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động du lịch như giao thông - vận tải, vệ sinh mơi trường, dịch vụ bưu chính viễn thơng và cơng nghệ thơng tin,...

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhờ có cơ chế thơng thống hơn kết hợp với chính sách tuyên truyền - quảng bá các hoạt động đầu tư phát triển du lịch thành phố, mà sức hút đầu tư đối với các đối tác nước ngoài càng trở nên mạnh mẽ hơn, trong đó các chính sách chuyển nguồn lợi nhuận hợp pháp của các đối tác nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đã thuận lợi hơn nhiều. Thêm vào đó, việc miễn giảm một số loại thuế, trong đó có thuế thu nhập ở một vài dự án, đã khiến các đối tác tìm thấy quyền lợi cao hơn, nên họ tham gia tích cực hơn.

Để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngồi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, Hà Nội đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, như thực hiện chế độ một cửa trong thủ tục cấp phép đầu tư, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ, cung cấp thông tin về quy hoạch, giá cả, chi phí thị trường, địa điểm đầu tư… nhằm cung cấp thông tin rộng rãi hơn cho các nhà đầu tư. Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Nội đang hoàn thành Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2050 và các quy hoạch chi tiết những khu, điểm du lịch. Hiện có 48 dự án đầu tư xây dựng khách sạn 3 - 5 sao trên địa bàn Hà Nội.

2.3.1.2. Tạo tiền đề để phát triển sản phẩm du lịch

Có được sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú với chất lượng ngày một nâng cao là nhờ vào việc thực hiện chính sách đầu tư nâng cấp và xây mới các cơ sở, tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch như hệ thống các cơ sở lưu trú, các khu du lịch, các cơ sở mua sắm và vui chơi giải trí. Đồng thời, việc không ngừng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tiến chương trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Một số chương trình du lịch mới xây dựng được du khách đánh giá cao, được nhiều báo chí, truyền hình trong nước và quốc tế đưa tin như: Du lịch sinh thái, văn hoá; Du lịch làng nghề phố nghề, lễ hội, ẩm thực; Du lịch MICE; du lịch tàu biển, du lịch mạo hiểm.

- Nâng cấp và cải tạo nhiều cơ sở tiện nghi phục vụ du lịch

Ngoài việc đầu tư mới các cơ sở tiện nghi và dịch vụ du lịch và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan, chính quyền thành phố Hà Nội đã chú trọng việc triển khai kế hoạch cải tạo, nâng cấp các cơ sở hiện có nhằm tăng cường chất lượng phục vụ khách du lịch trên cơ sở khai thác các điều kiện hiện có.

Đối với các cơ sở thuộc sở hữu nhà nước hoặc các cơ sở liên doanh giữa nhà nước và các đối tác nước ngồi, các cơng ty nhà nước cổ phần hố một phần như khách sạn, các cơng viên, các khu vui chơi giải trí... Thành phố chủ động trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư, trong khi đối với các doanh nghiệp lớn ngồi quốc doanh thì chính quyền và ngành du lịch thành phố khuyến khích các thành phần này tự đầu tư mở rộng và nâng cấp các cơ sở tiện nghi của mình. Chính vì thế, mà một số các cơ sở lớn được tái đầu tư và trang bị lại các tiện nghi phục vụ hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt hơn so với trước đó và so với các cơ sở khơng có hoạt động này.

Đối với các cơ sở lưu trú, việc cải tạo nâng cấp chủ yếu là sửa sang, làm mới và trang bị lại các trang thiết bị phục vụ khách, trong khi đó, các cơ sở kinh doanh và vận chuyển khách du lịch thì việc đầu tư ở đây sẽ là sắm mới lại phương tiện vận chuyển khách. Đối với các cơ sở đào tạo thì việc đầu tư được thể hiện theo hai nội dung chính là trình độ đội ngũ giảng dạy và hệ thống phòng học, các trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy...

Tất cả các hoạt động trên đây đều được thực hiện tương đối tốt trong những năm vừa qua, mặc dù chưa được như mong muốn. Do vậy, căn cứ vào những thành tựu đã đạt được thời gian qua, có thể nói, Hà Nội đã làm được rất nhiều để đẩy mạnh hoạt động đầu tư cải tạo, nâng cấp các cơ sở du lịch hiện có, góp phần tăng cường phục vụ khách du lịch. Với những địa bàn mới xác nhập về Hà Nội, thì các hoạt động này chưa thấy có biểu hiện biến động nhiều, song hy vọng sẽ hồ nhịp với cơng cuộc phát triển chung của Thủ đơ, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển ngành Du lịch Thành phố. Trong số những cơ sở tiện nghi phục vụ du lịch của Thành phố, một số loạt các cơ sở lưu trú vốn có tên tuổi trước kia của ngành du lịch Hà Nội sau khi được cổ phần hoá từng phần đã tiến hành nâng cấp chất lượng, cụ thể là khách sạn Đồng Lợi (99 Lý Thường Kiệt) đã được nâng cấp xong; khách sạn 30-4 (115 Trần Hưng Đạo) cũng đang trong thời kỳ nâng cấp. Ngoài ra, các điểm vui chơi trong Thành phố công viên, rạp chiếu phim... cũng đã và đang được cải tạo, nâng cấp phục vụ các nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch và mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô.

Từ những kết quả đã đạt được trong Năm Du lịch Quốc gia 2010, bước sang năm 2011, Hà Nội sẽ xây dựng khẩu hiệu “Năm Du lịch xanh”. Cùng với việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, du lịch Thủ đô sẽ tập trung xây dựng những sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường và khai thác tối ưu các giá trị tài nguyên tự nhiên và các giá trị di sản văn hóa - lịch sử của thành phố 1000 năm tuổi.

- Hiện thực hoá được nhiều dự án, phục vụ kịp thời ngành Du lịch

Nhìn vào bộ mặt của Hà Nội ngày nay, ta thấy tốc độ phát triển là đáng ghi nhận, nếu ai chưa từng chứng kiến các điều kiện về cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật nói chung cũng như các cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ ngành Du lịch nói riêng của Hà Nội cách đây hai thập kỷ, chắc sẽ khó có thể hình dung được Hà Nội lại thay đổi nhiều đến thế, đặc biệt trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến nay, các dự án đầu tư được thực hiện ngày một nhiều. Nếu trước đây, việc thực hiện một dự án xây dựng một toà nhà cao chừng 6-7 tầng thường kéo dài từ 3 - 5 năm, thậm chí lâu hơn, thì ngày nay khi xây một tồ nhà 10-12 tầng, chỉ cần sau hai năm đã đưa vào khai thác, giảm được khoảng thời gian chết, đồng

nghĩa với việc tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, tăng nhanh vòng quay vốn như vậy sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Tiếp thu công nghệ mới

Trước khi được tiếp nhận luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Du lịch Việt Nam cũng như nhiều ngành khác phải sử dụng cơng nghệ lạc hậu, mang tính chất truyền thống, thủ công, nghèo nàn, không đủ tiêu chuẩn của khu vực cũng như thế giới. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng phục vụ du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Ngày nay, cùng với việc tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi chúng ta được tiếp cận với cơng nghệ hiện đại thông qua việc chuyển giao công nghệ từ nước đầu tư. Có thể nói, du lịch hầu như hội tụ đầy đủ các công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất phục vụ cho nhu cầu khách trong và ngoài nước. Nhiều phần mềm chuyên dụng được thiết lập có chất lượng khơng hề thua kém các phần mềm của nước ngồi. Việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của ngành qua mạng internet ngày càng được chú trọng và thu được hiệu quả cao.

- Tiếp thu kinh nghiệm quản lí, điều hành

Trước đây, việc điều hành và quản lý doanh nghiệp, khách sạn của chúng ta cịn mang nặng tính bao cấp, kế hoạch, chỉ tiêu tạo nên sự gị bó, thiếu linh hoạt trong kinh doanh. Các khách sạn chủ yếu chỉ đón khách do Nhà nước chỉ định là chính. Nghệ thuật quản lý khách sạn lớn hầu như chưa được biết đến do hầu hết các khách sạn đều là các khách sạn nhỏ.

Sau khi có đầu tư trực tiếp nước ngồi, các khách sạn lớn mọc lên, người Việt Nam trong liên doanh qua thời gian tiếp xúc, học hỏi đã từng bước tích lũy kinh nghiêm, nắm được nghệ thuật quản lý, điều hành của đối tác. Trong những năm gần đây, nhiều người Việt Nam được giữ cương vị quản lý chủ chốt của doanh nghiệp liên doanh.

- Hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch được cải thiện

Bên cạnh cơ sở đào tạo đầu ngành Du lịch là trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội và một số khoa du lịch thuộc các trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội, trường Đại học Hà Nội (tiền thân là Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội) đã phát triển khoa học du lịch thành khoa lớn, với kỳ vọng cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng nhu cầu

về nhân sự cao cấp cho ngành. Ngồi ra, thành phố cịn chủ trương nâng cấp trường trung học Thương mại và du lịch thành trường Cao đẳng Thương mại và du lịch với mục đích đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ nhân viên lành nghề ở trình độ trung bình, có tay nghề cao. Đó là chưa kể tới hàng loạt các cơ sở đào tạo ở nhiều loại hình khác nhau được khuyến khích và tạo điều kiện nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch.

Với những cố gắng như vậy, trong trương lai khơng xa, Hà Nội có thể đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn nhân lực ở mọi trình độ và mọi chuyên ngành khác nhau, khơng những thế, cịn có thể cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các địa phương khác trong cả nước.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Kể từ khi Mỹ chính thức bãi bỏ cấm vận, đồng thời thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam sau sự kiện hội nhập khu vực bằng việc trở thành viên ASEAN, tiếp đó là gia nhập WTO, rồi việc tổ chức thành công APEC, Việt Nam đã tạo ra được sự ngưỡng mộ trong lịng người dân và cả của chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, với nền chính trị ổn định, an ninh vững vàng, nên Việt Nam được đánh giá cao về mức độ an toàn.

Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu cơ bản về du lịch Hà Nội Chỉ tiêu Năm Khách nội địa (Ngàn người) Khách nước ngoài (Ngàn người) Khách du lịch (Ngàn người) Doanh thu từ khách (tỷ đồng) Tăng trưởng (%) 2005 4.230 1.100 5.330 4.031 - 2006 4.900 1.120 6.020 5.291 31,26 2007 5.400 1.290 6.690 6.596 24,66 2008 7.683 1.251 8.934 8.161 23,73 2009 9.170 1.019 10.189 7.619 -6,64 2010 10.600 1.200 11.800 9.863 29,45

Nắm lấy cơ hội vàng, ngành du lịch Hà Nội đã tiến hành các hoạt động xúc

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch hà nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w