Quan điểm, mục tiêu phát triển Du Lịch của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch hà nội (Trang 78 - 80)

Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước theo đường lối của Đảng xóa bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kể từ đó nền kinh tế của chúng ta mở cửa với bên ngoài, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Ngành du lịch Việt Nam cũng phát triển và hội nhập với các quốc gia khác. Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí khám phá và các hoạt động kinh tế thương mại tăng đột biến ngay sau khi gia nhập WTO, đã gia tăng áp lực trong việc xây dựng và phát triển các cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngành Du lịch Việt Nam đã xác định cho mình các mục tiêu cơ bản để có thể sánh ngang các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới trong tương lai thông qua các kế hoạch chiến lược cụ thể từng thời kỳ, dựa vào chính sách phát triển chung của Đảng và Chính phủ.

Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, Tổng cục đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030 được tập trung vào các vấn đề: Xây dựng sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác và hội nhập quốc tế, phát triển tổ chức lãnh thổ về du lịch. Tổng cục Du lịch đã đưa ra 7 nội dung và là mục tiêu hướng đến cần giải quyết. Trong đó, chủ động sử dụng kinh phí đã được phân bổ, tăng cường xúc tiến tại thị trường lớn Trung Quốc, lập đề án thành lập kênh truyền hình cáp chuyên về Du lịch, thi sáng tác biểu tượng và khẩu hiệu cho ngành Du lịch giai đoạn 2011 - 2015, tăng cường bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Mỗi địa phương sẽ tạo sản phẩm du lịch độc đáo riêng chứ không lặp lại sản phẩm của nơi khác. Các sản phẩm du lịch được hình thành dựa trên 3 yếu tố: Du lịch biển với những tiềm năng mà nước khác khơng có; những cơng trình kiến trúc, di sản văn hóa được thế giới cơng nhận; dựa vào văn hóa bản địa… Bên cạnh đó, ngành Du lịch sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch trong và ngồi nước. Ơng Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, ngành Du lịch từng nhắm đến mục tiêu phát triển Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn của thế giới với khoảng 6 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2011. Tuy nhiên, với lượng khách đến như hiện nay thì mục tiêu này xem ra khó đạt được.

Việc xây dựng chiến lược mới, ngành du lịch Việt Nam hy vọng tạo nên một bước đột phá trong thời gian tới.

Phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.

3.2. Chiến lược phát triển Du Lịch Hà Nội thời gian tới

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch hà nội (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w