Xuất giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 75)

3.2. Đề xuất các giải pháp cho phía doanh nghiệp

3.2.3. xuất giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Đầu tiên là cần tuyên truyền văn hóa quản lý rủi ro đến tồn bộ nhân viên, để từng cá nhân đều hiểu mức thiệt hại có thể gây ra cho cơng ty, cho khách hàng nếu ở bộ phận mình xảy ra sai sót. Đặc biệt là tại cơng ty sản xuất sách giáo dục như Megabook, những sai sót từ bộ phận biên tập sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học tập của các học sinh, sinh viên sử dụng sản phẩm sách. Công ty cần phải kết hợp giữa truyền thông, mở các buổi chia sẻ kinh nghiệm, phát hành các văn bản về các trường hợp rủi ro đã xảy ra trong quá khứ,… để qua đó từng cá nhân trong cơng ty sẽ được giao lưu, học hỏi lẫn nhau trong việc hạn chế và xử lý trong các trường hợp rủi

ro xảy ra. Văn hóa báo cáo cũng là một trong những yếu tố quan trọng, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm trong việc báo cáo khi có rủi ro xảy ra, để doanh nghiệp có thể nắm bắt được thông tin nhanh và xử lý kịp thời các rủi ro, qua đó giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.

Về cơng tác quản lý rủi ro, cần phải có cá nhân hay bộ phận chuyên trách để đảm nhiệm công tác này. Người đứng đầu bộ phận này phải là người có góc nhìn tổng quan, tồn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có thể đưa ra những quyết định nhạy bén, kịp thời để ngăn chặn, cũng như xử lý khi có rủi ro xảy ra. Đào tạo các bộ phận và cá nhân này nên là một trong những ưu tiên hàng đầu của cơng ty, khơng chỉ về lý thuyết mà cịn cần khả năng thực hành, sử dụng thành thạo được các công cụ quản lý rủi ro, đặc biệt là các phần mềm hỗ trợ, việc áp dụng những phần mềm hiện đại sẽ giúp cho công tác quản lý rủi ro hiệu quả hơn rất nhiều.

3.2.4. Đề xuất giải pháp nâng chi phí cho quỹ dự phòng rủi ro

Hiện nay, quỹ dự phịng tại cơng ty vẫn đang ở mức thấp, khi có rủi ro lớn xảy ra, khoản quỹ này sẽ khó đáp ứng được nhu cầu của công ty để xử lý và tài trợ rủi ro. Vì vậy, tác giả đề xuất cơng ty nên tăng mức trích lập quỹ dự phịng để đảm bảo an tồn tài chính khi rủi ro xảy ra.

Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý cho việc trích lập quỹ dự phịng, để quỹ này thực sự có tính thanh khoản cao, có thể giải ngân nhanh trong những trường hợp cần thiết phải sử dụng quỹ để kiểm soát và tài trợ rủi ro. Dù tăng tỷ lệ trích lập, những vẫn cần có một giới hạn trên dành cho khoản quỹ này, khi tỷ lệ bao phủ của nợ khó địi cao, doanh nghiệp có thể dừng trích lập quỹ dự phịng chung hoặc hồn các khoản quỹ dự phịng rủi ro vượt quá định mức để có lượng tài chính dùng cho những thời điểm thích hợp và mục đích cấp thiết cho doanh nghiệp.

3.2.5. Đề xuất giải pháp đa dạng hóa sản phẩm

Cơng tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới luôn là việc mà các doanh nghiệp trong thị trường hiện nay cần quan tâm hàng đầu. Các dự án phát triển sản phẩm mới luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro gây chậm tiến độ và thiệt hại chi phí đầu tư. Vì thế, các doanh nghiệp cần có một quy trình có hệ thống và hiệu quả để quản lý

rủi ro của các dự án này, để đem lại hiệu quả đầu tư tốn nhất, tránh thất thốt lãng phí dịng tiền vào những dự án kém hiệu quả, không phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Việc nghiên cứu và dự báo xu hướng, nhu cầu của khách hàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng để kịp thời tung ra các sản phẩm xuất bản cho thị trường, lí do là bởi q trình nghiên cứu và hồn thiện ra một sản phẩm xuất bản thường mất tương đối nhiều thời gian, có những ấn bản phẩm mất từ 3 đến 5 năm để nghiên cứu và hồn thiện, vì vậy việc dự báo để đưa ra xuất bản phẩm đúng thời điểm mà thị trường cần là rất quan trọng, nhằm tối ưu hiệu quả đầu tư, giúp doanh nghiệp xoay vòng vốn nhanh để thực hiện chế bản, xuất bản những ấn bản phẩm khác.

Việc nghiên cứu và dự báo xu hướng, nhu cầu khách hàng có thể được thực hiện bằng phương pháp định tính bằng một số phương pháp như sau:

a. Lấy ý kiến của ban lãnh đạo doanh nghiệp

Ban giám đốc sử dụng các báo cáo, số liệu tổng hợp phối hợp với kết quả đánh giá của các trưởng bộ phận để đưa ra sự báo nhu cầu sản phẩm trong thời gian tới.

b. Lấy ý kiến từ lực lượng bán hàng

Phương pháp này có thể được thực hiện một cách linh hoạt, trên nhiều kênh bán hàng, bởi các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản hiện nay đều có nhiều kênh phân phối tương đối đa dạng.

Mỗi quản lý bộ phận bán hàng sẽ dự đoán số lượng hàng bán được trong tương lai ở kênh mình phụ trách. Sau đó kết hợp với dự báo của các kênh khác để hình thành nên dự báo tổng thể.

c. Nghiên cứu thị trường người dùng

Theo phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm này, ý kiến của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng được thu thập và tổng hợp lại để làm cơ sở dự báo. Việc khảo sát, nghiên cứu này có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, trên nhiều kênh khác nhau, có thể là trực tiếp, có thể là trực tuyến, có thể gián tiếp qua mã QR trên mỗi phiếu đính kèm trên sản phẩm, ấn bản,…

d. Phân tích Delphi

Là phương pháp lấy ý kiến của các chuyên gia để dự báo nhu cầu trong tương lai. Thơng thường, có 3 nhóm chuyên gia tham gia dự báo, đó là:

+ Nhóm những người ra quyết định

+ Các nhân viên, chuyên viên, điều phối viên + Nhóm các chuyên gia chuyên sâu

3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước

3.3.1. Kiến nghị về đào tạo pháp chế doanh nghiệp

Hiện tại, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất bản, thường chưa có đội ngũ pháp lý, hay nhận được tư vấn pháp lý từ đội ngũ chuyên nghiệp, nên rất dễ gặp vướng mắc, rủi ro ở những thủ tục pháp lý như: Đăng ký kinh doanh, đăng ký kê khai thuế, giấy đăng ký văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, kho hàng, các văn bản sở hữu trí tuệ, bản quyền sách trong nước và quốc tế,… Hoặc các quy định khác của Nhà nước, như: Quy định về bản quyền, nhãn mác bao bì, an tồn lao động, an tồn cháy nổ, bảo vệ mơi trường, bảo hiểm cho người lao động,…

Vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay rất cần sự trợ giúp từ phía Nhà nước trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, nhận thức tốt về các vấn đề pháp lý. Và thường thì các thủ tục pháp lý, quy định pháp luật này cần được cập nhật định kỳ theo các thay đổi mới nhất từ Nhà nước, vì thế các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản chắc chắn sẽ cần có một kênh thơng tin chính thống, cập nhật kịp thời các thay đổi trong chính sách pháp luật. Nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề này bằng cách tăng cường hướng dẫn, chỉ dẫn doanh nghiệp đến các đầu mối (có thể là cổng thơng tin điện tử) để có thể tra cứu về các vấn đề pháp lý một cách kịp thời nhất. Bởi đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản, thì việc hồn thành nghĩa vụ pháp lý, đặc biệt là nghĩa vụ về bản quyền chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, hình ảnh uy tín hơn trong mắt đối tác và bạn hàng. Không những thế, việc tuân thủ đúng theo khung pháp lý của Nhà nước ban hành, các quy định pháp luật, cũng giúp doanh nghiệp tránh những phiền hà khơng đáng có trong tương lai,

giúp công ty phát triển ổn định và bền vững, người lao động yên tâm công tác trong một mơi trường an tồn về lao động và pháp luật.

3.3.2. Kiến nghị về hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư

Một vấn đề khác, đó là hệ thống pháp luật đầu tư hiện nay vẫn còn nhiều quy định chồng chéo, không phù hợp với thực tế, thực tiễn, vẫn còn phức tạp, cồng kềnh bởi rất nhiều văn bản dưới luật của các bộ và cơ quan ngang bộ. Một lĩnh vực lại dưới sự quản lý của quá nhiều Bộ, Ban ngành, khơng chỉ gây khó khăn trong việc quản lý, mà khi có khiếu nại phát sinh, cũng gây khó khăn cho việc xử lý, phân quyền trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý, từ đó càng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần tiếp tục kiện tồn bộ máy, rà sốt, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật để tinh giản hệ thống pháp luật, vừa giúp Nhà nước hiệu quả hơn trong công tác quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.

3.3.3. Kiến nghị về ổn định kinh tế vĩ mô

Trong thời kỳ hiện nay, suy thoái kinh tế, lạm pháp cao, tăng trưởng kinh tế không ổn định, nhu cầu tiêu dùng giảm,… là những rủi ro tiềm tàng, dưới tác động của đại dịch Covid-19. Những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới tồn nền kinh tế chứ khơng riêng gì cá nhân doanh nghiệp. Vì vậy, trong giai đoạn tình hình kinh tế với nhiều bất ổn như hiện nay, tầm quan trọng của Nhà nước trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo sự cân bằng của các cán cân thương mại, càng cần được nâng cao. Nhà nước cần duy trì mức lạm phát thấp để duy trì tốc độ phát triển, cũng như hỗ trợ, tạo đà cho nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

3.3.4. Kiến nghị về chính sách thuế

Về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam đang là 20%, được quy định tại Điều 11 Thông tư 78 / 2014 / TT-BTC. Trong năm vừa qua, dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Nhà nước cũng đã có những chính sách giảm thuế, hỗ trợ doanh nghiệp như giảm 30% thuế thu nhập cho DN có doanh thu khơng q 200 tỷ đồng theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15, hay giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022 theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022, quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15.

Đây đều là những biện pháp rất nhanh và kịp thời của Đảng và Nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, tuy nhiên về lâu dài, Nhà nước vẫn nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức khoảng 17%, tương đương với Singapore, để tạo điều kiện kinh doanh tốt hơn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

3.3.5. Kiến nghị về chuyển đổi số trong hành chính cơng

Nhà nước cần tiếp tục có các biện pháp như chuyển đổi số toàn diện hơn, để giảm tải các thủ tục hành chính rườm ra, khơng cịn cần thiết, cũng như minh bạch hóa các thơng tin về hệ thống hành chính cơng, thuế và tài chính. Thực hiện tốt được việc này giúp giảm thiểu thời gian lãng phí của cả cơ quan hành chính lẫn doanh nghiệp. Chuyển đổi số chính là nền tảng cho một nền kinh tế hiện đại. Không những thế việc chuyển đổi số trong hành chính cơng, minh bạch hóa các thơng tin cũng giúp tạo ra một mơi trường kinh doanh bình bẳng, là sân chơi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản cả trong nước và ngoài nước.

Những yêu cầu của việc chuyển đổi số tồn diện đó là chuyển đổi số phải gắn với đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị, công nghệ. Các cổng thông tin cần phải được đồng bộ khơng chỉ về dữ liệu, mà cịn cả giao diện, phát triển theo hướng ngày càng trở nên thân thiện đối với các doanh nghiệp và người sử dụng. Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản, liên kết xuất bản, các cơng tác, quy trình kiểm duyệt, đọc duyệt hiện nay vẫn chưa được số hóa, khiến việc vận chuyển, trao đổi tài liệu, văn thư bản cứng mất nhiều thời gian và cơng sức của các bên. Vì thế, việc nâng cấp đồng bộ cả về công nghệ, cơ sở hạ tầng chắc chắn sẽ tạo thuận lợi cho không chỉ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản mà còn trong tất cả các lĩnh vực khác và là bước đệm vững chắc để tạo thuận lợi cho việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.

3.3.6. Kiến nghị về thành lập các hội nhóm doanh nghiệp xuất bản

Cuối cùng, điều còn thiếu hiện tại trong ngành phát hành, xuất bản đó là các hội ngành doanh nghiệp. Các hội này nếu hoạt động hiệu quả, sẽ trở thành cầu nối cho các doanh nghiệp trong ngành, giúp các đơn vị có mối liên kết, liên hệ, trao đổi

về thơng tin, qua đó hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Hiện nay đã có một số hội, câu lạc bộ nhưng đa phần mang tính hình thức, chưa chú trọng lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn, chỉ đạo từ phía Nhà nước trong việc thành lập các hội ngành doanh nghiệp, những hội này vừa là cầu nối giữa các doanh nghiệp, vừa là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý, để có thể kịp thời nắm bắt các thay đổi trong chính sách, pháp luật, qua đó hoạt động hiệu quả hơn dưới khuôn khổ pháp luật của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Luận văn đã làm rõ được một số vấn đề, nêu ra những rủi ro thường gặp đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất bản, đặc biệt là trong thời kỳ Covid-19, cũng như đề xuất một số phương án để giảm thiểu thiệt hại gây ra bởi các rủi ro này. Ngoài ra, trong nội dung luận văn cũng đã có một phần khảo sát, dù chỉ là những vấn đề khái quát, chưa quá sâu về vấn đề quản lý rủi ro trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất bản, bởi những doanh nghiệp này dù là bạn hàng, bạn cùng ngành, có mối liên kết với phía Megabook nhưng vẫn là đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ những nghiên cứu trong luận văn, ta có thể rút ra một số điểm như sau:

− Công tác quản lý rủi ro, nhất là trong thời kỳ với nhiều thay đổi và biến động như hiện nay nên là bài toán được đặt ra hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất bản. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp cần có sự quan tâm đúng mực, có được cái nhìn rõ nét, khơng mơ hồ về cơng tác quản lý rủi ro, cần đầu tư một khoản tài chính hợp lý để tài trợ cho công tác này.

− Công tác quản lý rủi ro yêu cầu doanh nghiệp phải có đội ngũ, nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chun mơn, từ đó mới có thể xây dựng được bộ máy quản lý rủi ro hiệu quả.

− Các doanh nghiệp cũng cần phải tăng cường chuyển đổi số một cách tồn diện hơn, tự thu thập cho mình nguồn dữ liệu để từ đó đưa ra các báo cáo, dự báo để không bị đưa vào thế bị động khi có những biến động và rủi ro trên thị trường. Thực hiện cơng tác R&D một cách có hiệu quả, để đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng cũng là bài toán đặt ra cho doanh nghiệp, vấn đề quản lý rủi ro trong các dự án đầu tư phát triển cũng là yếu tố cần được các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất bản quan tâm.

− Cuối cùng, không thể không nhắc đến tầm quan trọng của các cơ quan Quản lý Nhà nước trong việc định hướng, hướng dẫn chỉ đạo, tạo dựng sân chơi minh bạch và công bằng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản, để các đơn vị

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w