Bối cảnh thị trường xuất bản sách trong thời kỳ Covid-19

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 39 - 41)

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Megabook

2.1.4.1. Bối cảnh thị trường xuất bản sách trong thời kỳ Covid-19

Bảng 2.1: Tổng số sách phát hành, doanh thu xuất bản các năm từ 2017 đến 2021

Năm20172018201920202021

Tổng số sách phát hành (đơn vị: Triệu bản)313,9372,0426,9410,0 400,0

Doanh thu (tỷ đồng)28922892277527002996

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục xuất bản, In và Phát hành)

Qua bảng số liệu trên, ta dễ dàng nhận thấy năm 2019 là một năm bùng nổ của thị trường sách, với số lượng sách phát hành đạt kỷ lục trong một chu kỳ nhiều năm,

tăng đến gần 15% so với năm 2018. Năm 2019 là một năm mà các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sách và xuất bản đang có trong mình rất nhiều kỳ vọng, với lượng sách được in và phát hành đạt kỷ lục. Đại dịch Covid-19 đã có tác động đến nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực xuất bản và sách in, minh chứng là sự sụt giảm trong số lượng sách xuất bản cũng như doanh thu trong năm 2020 so với 2019. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn và thách thức từ đại dịch, doanh thu trong năm 2021 của ngành xuất bản đã tăng 12.4% so với năm 2020, đạt con số 2996 tỷ đồng, còn cao hơn thời điểm trước đại dịch là năm 2019 (Zingnews.vn, 2022).

Điểm sáng trong năm 2020 và 2021 là sự phát triển như vũ bão của các càng sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki,… bởi đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy người tiêu dùng Việt thay đổi thói quen nhanh hơn, có cái nhìn tích cực hơn về thương mại điện tử. Việc hợp tác cùng các sàn thương mại điện tử đã mang lại nguồn thu đáng kể cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất bản và sách in, giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thêm thuồn thu để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Sàn thương mại điện tử có những ưu việt khá đáng kể nếu so sách với hoạt động kinh doanh sách truyền thống, điển hình là việc cắt giảm được chi phí về nhân cơng, mặt bằng, và khách hàng lúc này sẽ được hưởng lợi khi mua được sản phẩm với mức giá ưu đãi hơn. Thứ hai là, so với các cửa hàng sách truyền thống, hệ thống của các sàn, các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử đương nhiên có hệ thống linh động và hiệu quả hơn, vì vậy các chương trình, ưu đãi để thúc đẩy doanh số của các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sách cũng dễ dàng triển khai hơn, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cũng có những điểm cần quan ngại trong việc phát triển, thâu tóm thị trường của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, đó là việc mất cân bằng thị trường, khi mà các doanh nghiệp, càng sàn thương mại điện tử với thế mạnh từ những ưu đãi, giảm giá, chịu lỗ để giảm giá khi mà chiết khấu trên sàn còn cao hơn cả chiết khấu của các nhà phân phối, lúc này liên tục mở rộng, thâu tóm thị trường, khiến cho các đơn vị bán lẻ truyền thống, phải gánh trên mình chi phí mặt bằng đắt đỏ, chi phí nhân viên, cũng như việc chịu ảnh hưởng nặng nề từ các đợt cách ly do Covid-19 trở nên kiệt quệ về nguồn lực, có thể dẫn đến đóng cửa và phá sản. Lúc này, với việc các sàn thương mại đang chiếm phần lớn thị phần, cùng với thói quen chỉ quan tâm đến chiết khấu của

khách hàng sẽ khiến các doanh nghiệp buộc phải thích ứng bằng việc tăng giá thành gốc của sản phẩm để tăng con số chiết khấu, dẫn đến việc khách hàng phải mua những sản phẩm với giá thành cao hơn so với giá trị thực tế.

Tổng kết lại, sau năm 2019 với tình hình kinh doanh bùng nổ của ngành sách, đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã khiến lĩnh vực xuất bản có những sụt giảm nhẹ. Tuy nhiên năm 2021, đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng các đơn vị xuất bản và phát hành đã tìm ra hướng đi mới, thúc đẩy hình thức phát hành trực tuyến, và việc này đã đem lại hiệu quả khi năm 2021 ngành xuất bản đã đạt được mức tăng trưởng tốt so với năm 2020, dù sụt giảm nhẹ về số lượng sách phát hành, nhưng doanh thu lại tăng đáng kể. Covid-19 đã khiến thị trường xuất bản và sách in có nhiều biến động lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến các doanh nghiệp, lúc này, các doanh nghiệp muốn tiếp tục tồn tại và phát triển, thì cần phải có những điều chỉnh, thay đổi phù hợp để ứng phó với những bất ổn trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w