Đánh giá công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực xuất bản tại Megabook và các

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 63 - 67)

doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản

2.4.1. Kết quả đạt được

Trong hai năm vừa qua, dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản đã gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều kênh bán hàng trước đây mang lại hiệu quả lớn như kênh bán hàng nhà sách truyền thống, hay các hội chợ sách bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của đại dịch. Tuy nhiên, bằng các biện pháp quản lý rủi ro tình thế, tuy chỉ ở phần ngọn, nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn có thể duy trì được cơng tác sản xuất và kinh doanh, chờ đợi các cơ hội phục hồi sau khi đại dịch kết thúc. Một số doanh nghiệp đã có những thay đổi hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro, đem lại sự an toàn và ổn định cho sức khỏe doanh nghiệp, đương đầu với những biến động của thị trường bởi đại dịch Covid-19. Phần lớn doanh nghiệp cũng đã có hiểu biết về vấn đề quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, và đánh giá cao tầm quan trọng của các biện pháp quản lý rủi ro.

Ngồi ra, cơng tác quản lý rủi ro về sức khỏe người lao động trước tình hình dịch bệnh cũng được các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản, trong đó có Megabook thực hiện tương đối hiệu quả, bằng việc kết hợp linh hoạt các giải pháp làm việc từ xa và làm việc trực tiếp, tận dụng khoa học công nghệ, các công cụ giải pháp phần mềm hiện đại. Kế đến phải nhắc tới văn hóa an tồn trong doanh nghiệp đã được nâng cao, người lao động đều có ý thích tự quản lý rủi ro về sức khỏe cho bản thân và đồng nghiệp. Để đạt được điều này, ngồi cơng tác tun truyền của cá nhân mỗi doanh nghiệp, thì vai trị đi đầu của Nhà nước cũng được phát huy hiệu quả

và tồn diện, các hướng dẫn, chỉ đạo phịng dịch đã được tuyên truyền, lan toa sâu rộng đến đời sống nhân dân và người lao động.

2.4.2. Hạn chế cịn tồn tại

Tuy cơng tác quản lý rủi ro trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất bản đã có nhiều cải thiện, thay đổi hiệu quả, nhưng vẫn cịn đó những điểm yếu cố hữu vẫn còn tồn tại, đe dọa đến sự phát triển bên vững của doanh nghiệp. Các hạn chế đó, có thể kế đến là:

Hoạt động quản lý rủi ro ở nhiều doanh nghiệp đã có, các doanh nghiệp đã có ý thức về rủi ro trong môi trường kinh doanh, tuy nhiên, các công tác quản lý rủi ro tại doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang thiếu tính hệ thống, chuyên nghiệp, mức độ phân cấp phân quyền chưa cao, chưa có các bộ phận chuyên biệt để dự báo, dự phòng, và xử lý một cách nhanh chóng, có hệ thống khi có rủi ro phát sinh. Các quyết định để kiểm soát và xử lý rủi ro vẫn phụ thuộc nhiều vào quyết định chủ quan của người lãnh đạo, chính vì vậy khiến cho các phương án xử lý rủi ro trong các doanh nghiệp vẫn trong thế bị động. Tuy chưa có nhiều thiệt hại đáng kể cho các doanh nghiệp nhưng trước tình hình kinh tế vẫn cịn nhiều phức tạp, biến động như hiện nay, việc thiếu các giải pháp quản lý rủi ro có hệ thống và chuyên nghiệp, chưa áp dụng khung quản lý rủi ro hiện đại rất dễ khiến cho các doanh nghiệp lâm vào tính huống khó khăn trong tương lai, đe dọa đến sự tồn vong của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp dù quan ngại rủi ro (tỷ lệ khảo sát 80%), quan tâm đến về vấn đề quản lý rủi ro, và đánh giá cao lợi ích mà quản lý rủi ro mang lại (tỷ lệ khảo sát 60%). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn e dè trong việc có quyết định đầu tư nguồn lực tài chính để tài trợ cho các hoạt động quản lý rủi ro hay khơng, rào cản ở đây đầu tiên vẫn là chi phí, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp theo là mức độ am hiểu về quản lý rủi ro trong doanh nghiệp còn thấp (tỷ lệ 30% đánh giá là am hiểu).

Tư duy lạc hậu tại một số doanh nghiệp, thích ứng chậm với những cái mới, những tiến bộ về khoa học công nghệ trên thế giới, điều này làm doanh nghiệp thích ứng chậm hơn đối với những thay đổi không ngừng trong thời đại số.

Cuối cùng, là vấn đề chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề chuyển đổi số, những doanh nghiệp đã chuyển đổi số thì đa phần chưa sâu. Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều cơng cụ phần mềm giúp công tác quản lý rủi ro được hiệu quả và tiết kiệm, tuy nhiên chính vì việc thích ứng chậm, thiếu các kỹ năng ngoại ngữ, mà chuyển đổi số vẫn chưa tới, khiến cho doanh nghiệp chưa thể áp dụng các công cụ tiên tiến trên thế giới vào công tác quản lý rủi ro.

2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Môi trường kinh doanh đang ngày càng rộng mở, nhiều cơ hội và cũng nhiều cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn tuy duy tương đối lạc hậu, chưa thực sự chú trọng vào cơng tác quản lý, cịn thiếu quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro trong doanh nghiệp mà trở nên bị động trước các tình huống bất ngờ.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực xuất bản hiện nay, hoạt động quản lý vẫn phụ thuộc, ảnh hưởng phần nhiều vào quyết định của người lãnh đạo, hay chủ doanh nghiệp, chưa có sự phân cấp phân quyền cụ thể, các chức năng nhiệm vụ quản lý, và quy trình quản lý của mỗi đơn vị còn chưa cụ thể, hiệu quả. Tuy nhiên, khi mà các doanh nghiệp chưa thực sự bị ảnh hưởng nặng nề từ rủi ro, vẫn có thể tiếp tục duy trì hoạt động dựa trên những quyết định thụ động, thì hoạt động quản lý rủi ro vẫn bị xem nhẹ. Nhưng cho đến thời gian gần đây, khi mà thị trường xảy ra rất nhiều biến động, nguyên nhân là từ đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp mới thực sự nhìn lại quy trình, quan tâm nhiều hơn tới cơng tác quản lý.

Tiếp theo đó là yếu tố con người, nhân sự cho hoạt động quản lý rủi ro. Sự thiếu kinh nghiệm và kiến thức về quản lý rủi ro, ngay cả của chủ doanh nghiệp và các lãnh đạo, đã khiến cho quản lý rủi ro là một yếu tố không nhận được nhiều ưu tiên, khi mà rủi ro vẫn là một khái niệm mơ hồ đối với doanh nghiệp. Thêm vào đó là tư tưởng làm đến đâu hay đến đó vẫn cố hữu trong các doanh nghiệp, khiến cho các lãnh đạo khơng thực sự có niềm tin vào các cơng tác quản lý, các cơng cụ dự báo rủi ro, vì thế mà hoạt động quản lý rủi ro khơng có chi phí để hoạt động.

Kế đến là việc chuyển đổi số chưa sâu, áp dụng khoa học cơng nghệ chưa tối ưu, vì vậy các doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian lãng phí vào các thao tác thủ

công. Việt chuyển đổi số chưa triệt để cũng dẫn đến việc nguồn dữ liệu chưa đồng bộ, gây khó quản lý và nắm bắt khi có bất cứ thay đổi nào của thị trường, gây khó khăn trong việc đưa ra các dự báo rủi ro, hay đưa ra những giải pháp kịp thời khi rủi ro xảy ra. Điều này là do nhiều doanh nghiệp vẫn mơ hồ trong khái niệm chuyển đổi số, chưa thực sự quyết tâm trong việc số hóa, khiến cho việc chuyển đổi vẫn cịn chậm hơn so với mặt bằng chung của xã hội.

Tiếp theo, đó là việc các công cụ quản lý rủi ro, các công cụ này hiện tại đa phần là của nước ngồi, dù có nhiều cơng cụ tiên tiến và hiệu quả, tuy nhiên vẫn khó tiếp cận đối với doanh nghiệp Việt, nếu có nhiều những phần mềm thuần Việt, thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận hơn. Các phần mềm quản lý kinh doanh cho doanh nghiệp vẫn đang thiếu các module về quản lý rủi ro, hoặc có thì cũng chưa thực sự chuyên nghiệp và hiệu quả, điều này phần nào cũng bởi nhu cầu của thị trường chưa có khi mà các doanh nghiệp vẫn còn thiếu kinh nghiệm về quản lý rủi ro, chưa nhận biết được nguy cơ tiềm tàng của nó tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cuối cùng, đó là việc thiếu các định hướng từ Nhà nước, chưa thực sự có những hướng dẫn cụ thể, những chế tài, hành lang pháp lý, khung pháp luật để định hướng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ chủ động hơn trong công tác quản lý, và tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đương đầu với những bất ổn trên thị trường.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ GIÁO DỤC

TRỰC TUYẾN MEGABOOK

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lĩnh vực xuất bản trong bối cảnh đại dịch đại dịch Covid-19: Phân tích dưới góc nhìn của công ty CP sách và giáo dục trực tuyến Megabook. (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w